YOMEDIA
NONE

Vật tự truyền nhiệt từ vật có nhiệt độ ... hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn

Điền từ vào chỗ trống để hoàn thành kết luận:

a) Vật tự truyền nhiệt từ vật có nhiệt độ ... hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

b) Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của 2 vật ... thì ngừng lại.

c) nhiệt lương do vật này tỏa ra ... nhiệt lượng do vật kia thu vào.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (39)

  • Điền từ vào chỗ trống để hoàn thành kết luận:

    a) Vật tự truyền nhiệt từ vật có nhiệt độ .....cao.. hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

    b) Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của 2 vật ...có cùng nhiệt độ.... thì ngừng lại.

    c) Nhiệt lương do vật này tỏa ra ....... bằng...... nhiệt lượng do vật kia thu vào.

      bởi Nguyễn Ngọc Công 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • có cách nào không dùng đèn cồn mà cũng làm cho nước trong cốc nóng lên được? Mô tả cách làm ? tại sao lại làm được như vậy?

      bởi Spider man 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vut that nhieu NATRI vao :) :v

      bởi Nguyễn Đình Toản 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì sao khi cbn, trong bình còn 100g nước đá thì nhiệt độ cuối trong hỗn hợp là 0 độ

      bởi Nguyễn Phương Khanh 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • cbn là con bồ nứn

      bởi Đàm Thùy Chi Chi 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tính nhiệt lượng cần thiết để đun 5 đến 100 độ c sa đó hóa hơi hoàn toàn

      bởi Nguyễn Thủy 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đổi 5g nước = 5.10-3 kg nước

    nhiệt lượng để nước tăng từ 0oC đến 100oC là :

    Q1 = m.c.\(\Delta t\) = 5.10-3 . 4200 . (100-0) = 2100 (J)

    nhiệt lượng để nước hóa hơi hoàn toàn là :

    Q2 = m . L = 5.10-3 . 2,3.106 = 11500 (J)

    vậy nhiệt lượng cần để đun sôi 5g nước đến 100oC là :

    Q = Q1 + Q2 = 2100 + 11500 = 136000(J)

    đáp số : 136000 (J)

      bởi Huệ Nguyễn 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một quả cầu đặc làm bằng hợp kim đồng và sắt .Khối lượng đồng trong quả cầu gấp 3 lần sắt .Biết nhiệt dung riêng của đồng và sắt lần lượt là c1 = 380 J/kg.K ; c2 = 460 J/kg.K

    Tìm nhiệt dung riêng của quả cầu

    giúp e vs m.n ơi !!! cần gấp !!

      bởi Mai Rừng 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • gọi c là nhiệt dung riêng của quả cầu

    gọi m1 là khối lượng của đồng

    m2 là khối lượng của sắt

    m là khối lượng của cả quả cầu ( m=m1+m2)

    Theo đề Ta có \(\left\{{}\begin{matrix}m1=3.m2\\m1+m2=m\end{matrix}\right.\rightarrow m=3.m2+m2=4.m2\)

    Ptcbn ta có

    Q1+Q2=Q3

    => m1.c1.\(\Delta t\)+m2.c2.\(\Delta t\)=m.c.\(\Delta t\)

    => \(\Delta t.\left(m1.c1+m2.c2\right)=m.c.\Delta t\)

    => (m1.c1 + m2.c2)=m.c

    => (3m2.c1+m2.c2)=4m2.c

    => 3m2.380+m2.460=4.m2.c

    => 1140m2+460m2=4m2.c

    => 1600m2=4m2.c

    => 1600=4.c ( Bỏ m2 đi nhé )

    => c=400J/kg.K

    Mình làm thử thôi... có gì sai bạn thông cảm nhé !

      bởi Lê huỳnh anh Thư 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 phích nước nóng có nhiệt độ không đổi một cái cốc và một nhiệt kế .Ban đầu cốc và nhiệt kế có nhiệt độ t= 25oC .Người ta rót nước từ phích vào đầy cốc và thả nhiệt kế vào cốc ,nhiệt kế chỉ t1=60oC .Đổ nước cũ đi thì nhiệt độ của cốc và nhiệt kế là t,=55oC ,lại rót từ phích vào đầy cốc ,nhiệt kế chỉ t2=75oC . Cho rằng thời gian từ lúc rót nước vào cốc đến lúc đọc nhiệt độ là rất nhỏ. Cho nhiệt dung riêng của nước là C của cốc là C1 . Hỏi nhiệt độ của nước trong phích là bao nhiêu

      bởi nguyen bao anh 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi qn , qc lần lượt là nhiệt lượng của nước trong phích và cốc với 1*C

    Goi t0 là nhiệt độ của phích

    *Lần rót đầu tiên , ta có pt :

    QTV = QTR

    <=> qn . (t0 - t1 ) = qc ( t1 - t)

    <=> qn . (t0 - 60 ) = qc (60 - 25 )

    <=> qn = \(\dfrac{35q_c}{t_0-60}\) (1)

    *Lần rớt thứ hai , ta có pt :

    QTV = QTR

    <=> qn (t0 - t2 ) = qc ( t2 - t')

    <=> qn ( t0 - 75) = qc (75-55)

    <=> \(q_n=\dfrac{20q_c}{t_0-75}\) (2)

    Từ (1) vả (2) , ta có :

    \(\dfrac{35q_c}{t_0-60}=\dfrac{20q_c}{t_0-75}\)

    <=> \(\dfrac{35}{t_0-60}=\dfrac{20}{t_0-75}\)

    Giai pt , ta dc : t0 = 255 *C

    Vậy nhiệt độ .....................

      bởi nguyen hang 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả 5Kg thép đc nung nóng đến 500°C vào 2,3 Kg nước ở nhiệt độ 20°C. Có hiện tượng gì xảy ra?Giải thích. Cho nhiệt dung riêng của thép là 460J/Kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K, nhiệt hóa hơi của nước là 2,3.10^6 Kg

      bởi Anh Nguyễn 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m1 = 5kg

    t11 = 500oC

    m2 = 2,3kg

    t21 = 20oC

    c1 = 460J/kg.K

    c2 =4200J/kg.K

    L1 = 2,3.106J/kg

    chuyện gì xảy ra ?

    -----------------------------------

    Bài làm:

    Nhiệt lượng để thép từ 500oC xuống 100oC là:

    Q1 = m.c.Δt = 5.460.(500 - 100) = 920000(J)

    Nhiệt lượng để nước tăng từ 20oC lên 100oC là:

    Q2 = m.c.Δt = 2,3.4200.(100 - 20) = 772800(J)

    Nhiệt lượng để toàn bộ thép và nước hóa hơi hoàn toàn ở 100oC là:

    Q3 = m.L = 2,3.2,3.106 = 5290000(J)

    Nhiệt lượng mà nước nhận từ thép để hóa hơi là:

    Q4 = Q1 - Q2 = 920000 - 772800 = 147200(J)

    Ta có: Q4 < Q3 ⇒ chỉ có một phần khối lượng nước bị hóa hơi ở 100oC

    Gọi khối lượng đó là mx, ta có:

    Q4 = mx.L ⇒ mx = \(\dfrac{Q_4}{L}\) = \(\dfrac{147200}{2,3.10^6}\) = 0,064(kg)

    Vậy sẽ có 0,064 kg nước bị bay(hóa) hơi.

      bởi Nguyen Khang 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 ấm nước bằng nhôm nặng 70kg chưa 2l nước ở 22 độ c tính nhiệt lượng đun sôi ?cần sử dụng bao nhiêu củi khô để đun sối ấn nước biết hiệu suất đạt 30%

    Cảm ơn các b nhiều lắm lắm luôn

    Làm giúp mình với

    mai mình thi r

      bởi sap sua 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hôm nay làm ko kịp rùi thôi thì khỏi làm vì pn thi mất rùi

      bởi Nguyễn Mạnh Thảo 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong một bình bằng đồng có khối lượng 600g có chứa 4kg nước đá (cả bình và nước đá đều ở nhiệt độ -150C ). Người ta cho dẫn vào bình có chứa nước trên 1kg nước ở nhiệt độ 1000C.

    a) Hỏi bình bằng đồng và nước ở -150C có tăng được đến 00C không ? Tại sao?

    b) Lượng nước đá có nóng chảy hoàn toàn không ? Tại sao ? Tính khối lượng nước đá bị nóng chảy?

      bởi thu hằng 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    mđồng = 600g = 0,6kg

    mnước đá = 4kg

    t1đồng = t1nước đá = -15oC

    mnước = 1kg

    t1nước = 100oC

    cđồng = 380J/kg.K

    cnước đá = 1800J/kg.K

    cnước = 4200J/kg.K

    a)t2đồng và t2nước đá ở -15oC có tăng lên 0oC được không?

    b)λnước đá = 3,4.105J/kg

    nước đá có chảy hoàn toàn không, tại sao, tính m nước đá bị nóng chảy

    ---------------------------------------------------------------------------------------------

    Bài làm:

    a)Ta có: Qthu = Qtỏa

    ⇔ mđồng.cđồng.Δt + mnước đá.cnước đá.Δt = mnước.cnước.Δt

    ⇔ 0,6.380.(x - -15) + 4.1800.(x - -15) = 1.4200.(100 - x)

    ⇔ 228.(x + 15) + 7200.(x + 15) = 4200.(100 - x)

    ⇔ 228.x - 3420 + 7200.x + 108000 = 420000 - 4200.x

    ⇔ 228.x + 7200.x + 4200.x = 420000 + 3420 - 108000

    ⇔ 11628.x = 315420

    ⇒ x = \(\dfrac{26285}{969}\)

    \(\dfrac{26285}{969}\) ≠ 0

    Vậy bình bằng đồng và nước ở -15oC không tăng lên được 0oC.

    b)Ta có:

    Q1 = mnước đá,cnước đá.Δt = 4.1800.(\(\dfrac{26285}{969}\) + 15) = 303306,5(J)

    Q2 = mnướcnước đá = 1.3,4.105 = 340000(J)

    Vì Q2 > Q1 nên lượng nước đá không nóng chảy hoàn toàn. Khối lượng nước đá bị nóng chảy là:

    m = \(\dfrac{Q_2-Q_1}{\lambda}\) = \(\dfrac{340000-303306,5}{3,4.10^5}\) = 0,108(kg)

    Vậy lượng nước đá không nóng chảy hoàn toàn và khối lượng nước đá bị nóng chảy là 0,108 kg.

      bởi Nguyên Ngoc Giau 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trình bày hiểu biết của em và giải thích về loại tôn chống nóng.

      bởi Spider man 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • (Ý kiến riêng)

    Tôn chống nóng này là tôn không hấp thụ nhiệt nhiều như những loại tôn bình thường, nó được làm từ một chất ít hấp thụ nhiệt. Khi Mặt Trời chiếu vào mái tôn hấp thụ nhiệt ít nên nóng và dãn nở ít, chính vì điểm tôn ít hấp thụ nhiệt sẽ không tỏa nhiệt trong nhà, gây nóng nực và hầm cho người trong nhà, làm cho căn nhà thông thoáng và mát. Vì vậy người ta thường dùng loại tôn chống nóng cho nhiều nhà, đặc biệt là những nơi đông người hoặc nhà đông người để tránh gây hầm và nóng cho người trong nhà

      bởi Nguyễn Thị Mai Linh 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Làm thí nghiệm đưa quả bóng bay bơm căng lại gần một ngọn nến, sau đó cho một chút nước vào quả bóng và bơm căng rồi đưa lại gần ngọn lửa. Hiện tượng gì xảy ra trong hai trường hợp? Vì sao? Có những hiện tượng truyền nhiệt nào xảy ra với hai thí nghiệm trên?

      bởi Trịnh Lan Trinh 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • TH1: đưa quả bóng bay bơm căng lại gần ngọn nến thì quả bóng sẽ nổ ngay. vì ngọn lửa sẽ truyền nhiệt vào quả bóng và làm nóng vỏ bóng và ko khí bên trog nó. nhưng ko khi giãn nở nhanh hơn vỏ bóng nên bóng bị nổ

    TH2: cho nc vào quả bóng thì quả bóng sẽ ko nổ ngay. vì ngọn lửa sẽ truyền nhiệt vào quả bóng và làm nóng vỏ bóng, ko khí và nc ở bên trog nó thì nc sẽ hấp thụ gần như là hết lượng nhiệt đó để nóng lên nên bóng ko nổ nagy

      bởi Lê Hải Anh 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1: Một hs thả 600g chì ở 1000C1000C vào nước ở 58,50C0C. Sau khi cân bằng nhiệt nước nóng lên 600C0C. Cho biết chỉ có chì và nước trao đổi nhiệt với nhau.

    a) Tính khối lượng do chì tỏa ra?

    b) Tính khối lượng nước?

    Bài 2: Một hợp kim chì và nhôm có khối lượng 0,2kg ở nhiệt đô 120 độC. Cung cấp nhiệt lượng 6,5kJ cho hợp kim này thì nhiệt độ cuối cùng của hợp kim là 360 độC. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hợp kim, bỏ qua sự mất nhiệt ra môi trường.

      bởi can chu 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1 :

    Tóm tắt :

    \(m_1=600g=0,6kg\)

    \(c_1=130J/kg.K\)

    \(\Delta t=60^oC-58,5^oC=1,5^oC\)

    \(c_2=4200J/kg.K\)

    \(Q_{tỏa}=?\)

    \(m_2=?\)

    GIẢI :

    a) Nhiệt lượng do chì tỏa ra là :

    \(Q_{tỏa}=m_1.c_1.\Delta t=0,6.130.1,5=117\left(J\right)\)

    b) Nhiệt lượng thu vào của nước là :

    \(Q_{thu}=m_2.c_2.\Delta t=m_2.4200.1,5\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow m_1.c_1.\Delta t=m_2.c_2.\Delta t\)

    \(\Rightarrow0,6.130.1,5=m_2.4200.1,5\)

    \(\Rightarrow117=6300m_2\)

    \(\Rightarrow m_2\approx0,019kg\)

      bởi Nguyễn Hưng 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào nước lạnh. Nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi thế nào? Đây là sụe thực hiện công hay truyền nhiệt ?

      bởi Hoai Hoai 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi thả 1 miếng đồng rồi thả vào nước lạnh, nhiệt năng của miếng đồng giảm dần xuống, nhiệt năng của nước tăng dần. Quá trình dừng lại cho đến khi nhiệt năng của miếng đồng và nước bằng nhau.

    ⇒Đây là sự truyền nhiệt.

      bởi Le Cam Ly 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: Công xuất là gì ? Viết công thức tính công

    Câu 2: Công suất là gì? Viết công thức tính công suất

    Câu 3: Có mấy loại cơ năng?

    Câu 4: Các chất được cấu tạo như thế nào?

    Câu 5: Giữa các nguyên tử có khoảng cách không?

    Câu 6: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng im?

    Câu 7: Nhiệt năng là gì? Có mấy cách thay đổi nhiệt năng ?

    P/s: Vài ngày nữa kiểm tra rồi, mau giúp em đi :((

      bởi minh dương 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: Công xuất là gì ? Viết công thức tính công

    - Công suất được xác định được bằng công thực hiện được trong 1 giây.

    => Công thức : \(P=\dfrac{A}{t}\)

    Trong đó :

    + P: công suất (1000W = 1kW)

    + A: công thực hiện (J)

    t : thời gian (s)

    Câu 2: Công suất là gì? Viết công thức tính công suất

    - Công suất được xác định được bằng công thực hiện được trong 1 giây.

    => Công thức : \(P=\dfrac{A}{t}\)

    Trong đó :

    + P: công suất (1000W = 1kW)

    + A: công thực hiện (J)

    t : thời gian (s)

    Câu 3: Có mấy loại cơ năng?

    - Cơ năng được chia ra làm 2 loại : \(\left\{{}\begin{matrix}\text{Thế năng hấp dẫn}\\\text{Thế năng đàn hồi}\end{matrix}\right.\)

    Câu 4: Các chất được cấu tạo như thế nào?

    - Các chất được cấu tạo từ các hạt rất bé riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử.

    Câu 5: Giữa các nguyên tử có khoảng cách không?

    - Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

    Câu 6: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng im?

    - Các nguyên tử và phân tử cấu tạo nên vật chất chuyển động không ngừng.

    Câu 7: Nhiệt năng là gì?

    - Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng.

    Có mấy cách thay đổi nhiệt năng ?

    - Có thể làm thay đổi nhiệt năng của 1 vật bằng 2 cách :\(\left\{{}\begin{matrix}\text{ thực hiện công. }\\\text{truyền nhiệt}\end{matrix}\right.\)

      bởi đám hà hưng 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao nước trong ao hồ sông suối lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước?

      bởi Lê Văn Duyệt 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vì các nguyên tử không khí luôn chuyển động ko ngừng về mọi phía và đan xen vào khoảng cách của các nguyên tử nước => trong nước có không khí

      bởi Nguyễn Ngọc Mai 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao quả bóng cao su hoặc quả bóng bay, dù có buộc thật chặt vẫn cứ ngày càng xẹp dần?

      bởi Nguyễn Thị Thúy 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì các phân tử khí trong quả bóng luôn luôn chuyển động không ngừng về mọi phía rồi xen qua các khoảng cách giữa các phân tử cấu tạo nên thành bóng ra bên ngoài thành quả bóng nên dù có buộc thật chặt thì quả bóng vẫn cứ xẹp dần.

      bởi Nguyễn Thị Thuý Quyên 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao máy lạnh trong phòng thường được gắn ở vị trí cao, lò sưởi thì đặt ở dưới thấp?

      bởi thu trang 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vì máy lạnh dùng để làm mát và nó phả ra hơi lạnh, hơi làm không khí xung quanh nó lạnh theo => ko khí sẽ co lại => trọng lượng của ko khí sẽ cao nên khí lạnh sẽ tràn xuống dưới => đặt ở trên cao để khí lạnh có thể lan tỏa xuống lm mát căn phòng

    Còn lò sưởi thì tỏa ra hơi nóng => ko khí giãn nở => trọng lượng của ko khí giảm => hơi nóng sẽ bay lên cao làm ấm toàn căn phòng

      bởi Nguyễn Nhàn 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Dùng bếp dầu để đun sôi 2 lít nước ở 200C đừng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. Tính lượng dầu cần dùng. Biết chỉ có 30% nhiệt lượng dó dầu bị đốt cháy tỏa ra làm nóng ấm và nước đựng trong ấm.(có tóm tắt nhé!)

      bởi Lan Ha 03/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(V_1=2lít\rightarrow m_1=2kg\)

    \(t_1=20^oC\)

    \(c_1=4200J/kg.K\)

    \(m_2=0,5kg\)

    \(t_2=100^oC\)

    \(c_2=880J/kg.K\)

    \(m_2=?\)

    GIẢI :

    Nhiệt lượng cung cấp cho nước là :

    \(Q_1=m_1.c_1.\left(t_2-t_1\right)=2.4200.\left(100-20\right)=672000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng cung cấp cho ấm đun là :

    \(Q_2=m_2.c_2.\left(t_2-t_1\right)=0,5.880.\left(100-20\right)=35200\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng cần thiết để nước sôi là :

    \(Q=Q_1+Q_2=672000+35200=707200\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy tỏa ra :

    \(Q'=Q.\dfrac{100}{30}=707200.\dfrac{100}{30}\approx2357333,33\left(J\right)\)

    Lượng dầu cần dùng là :

    \(m_{dầu}=\dfrac{Q}{q}=\dfrac{2357333,33}{44.10^6}=0,05\left(kg\right)\)

    Vậy lượng dầu cần dùng là : 0,05kg.

      bởi Marcus Aurelien 03/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 người kéo 1 vật có khối lượng 50kg lên cao 6m bằng 1 mặt phẳng nghiêng 12m thì mất 30s. Tính công sauats của người đó biết lực cản 30N

      bởi Hoa Hong 12/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    m = 50kg

    h = 6m

    l = 12m

    t = 30s

    \(F_{cản}=30\left(N\right)\)

    Tính P = ?

    Giải:

    Trọng lượng của vật là :

    P = 10m = 10.50 = 500 N

    Công có ích : \(A_i=P.h=500.6=3000\left(J\right)\)

    Công vô ích : \(A_{vi}=F_{cản}.l=30.12=360\left(J\right)\)

    Công toàn phần : \(A_{tp}=A_i+A_{vi}=3000+360=3360\left(J\right)\)

    Công suất của người đó là :

    \(P=\dfrac{A_{tp}}{t}=\dfrac{3360}{30}=112\left(W\right)\)

    Vậy ...

      bởi Mỹ Tâm Trần 12/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun thường đặt ở dưới gần sát đáy ấm, không được đặt ở trên?

      bởi Nguyễn Lê Thảo Trang 22/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trả lời:

    Ta có thể giải thích như sau:Dây đốt điện thường đặt ở gần sát đáy ấm là để truyền nhiệt cho phần nước bên dưới nóng lên trước khiến nước ở phía dưới nở ra làm KLR phần nước ở phía dưới nhẹ đi.Vì:D=\(\dfrac{m}{V}\)V tăng lên thì suy ra Khối lượng riêng sẽ giảm xuống hay là nhẹ đi. Vì KLR của nó nhẹ đi => nước nóng (phần bên dưới) sẽ nổi lên trên và thay vào đó là phần nước ở trên có KLR lớn hơn sẽ chìm xuống.Chúng thực hiên liên tục như vậy và trở thành dòng đối lưu.

    => Sự truyền nhiệt sẽ diễn ra dễ dàng hơn.

      bởi nguyễn anh tuấn 22/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF