Tính vận tốc của dòng nước và vận tốc của ca nô khi xuôi dòng ?
một ca nô xuất phát từ điểm A trên một khúc sông thẳng AB= 8km và chạy xuôi dòng. Cùng lúc đó, tại A một bè gỗ cũng bắt đầu trôi xuôi dòng. Ca nô chạy đến B thì quay lại chạy ngược dòng, sau 48 phút tính từ lúc xuất phát ở A, ca nô gặp lại bè lần thứ nhất tại C, với BC= 6,4km. Coi nước chảy đều, vận tốc của ca nô so với nước là không đổi. Bỏ qua thời gian ca nô quay đầu, kích thước của ca nô và của bè.
a) Tính vận tốc của dòng nước và vận tốc của ca nô khi xuôi dòng.
b) Giả sử sau khi gặp bè, ca nô quay lại chạy xuôi, tới B lại chạy ngược, gặp bè lại chạy xuôi,... cứ như vậy chớp đến khi ca nô và bè gặp nhau ở B. Tình tổng thời gian chạy của ca nô.(Team Lý giải hộ nha)
Trả lời (39)
-
Đổi 48p'=0,8h
a. Thời gian chạy của ca nô bằng thời gian trôi của bè, vận tốc dòng nước
\(v_n=v_b=\dfrac{AC}{t}=\dfrac{8-6,4}{0,8}=2\)(km/h)
Gọi vận tốc của ca nô so với nước là \(v_0\) , vận tốc ca nô khi xuôi dòng và ngược dòng là \(v_1\) và \(v_2\)
\(\Rightarrow v_1=v_0+v_n;v_2=v_0-v_n\)
Thời gian chạy xuôi dòng \(t_1=\dfrac{AB}{v_1}=\dfrac{AB}{v_0+v_n}\left(1\right)\)
Thời gian chạy ngược dòng \(t_2=\dfrac{AB}{v_2}=\dfrac{AB}{v_0-v_n}\left(2\right)\)
Theo bài ra ta có \(t_1+t_2=h\)
Từ (1),(2),(3) ta có:
\(\dfrac{AB}{v_0+v_n}+\dfrac{CB}{v_0-v_n}=\dfrac{8}{v_0+2}+\dfrac{6,4}{v_0-2}\Rightarrow v^2_0-18v_0=0\Rightarrow v_0=18km/h\)Khi xuôi dòng: \(v_1=20\left(km/h\right)\)
b, Tổng thời gian chạy của ca nô chính là thời gian bè trôi từ A đến B:\(t_3=\dfrac{AB}{v_n}=\dfrac{8}{2}=4h\)
bởi nguyen taan 22/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Hai xe xuất phát đồng thời từ A đi về phía B. Xe thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 40 km/h và nửa quãng đường sau với vận tốc v2 = 60 km/h. Xe thứ hai đi nửa thời gian đầu với vận tốc v1 và nửa thời gian sau với vận tốc v2.
a) Tính tốc độ trung bình của mỗi xe.
b) Biết khoảng cách AB là 150 km. Hỏi xe nào đến trước và trước bao lâu?
c) Khi một xe về đến B thì xe kia còn cách B bao nhiêu?
bởi Bo bo 23/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
â) *Gọi S là quãng đường AB
Thời gian đi từ A đến B của xe 1 lần lượt là :
t1 = \(\dfrac{S}{2.40}+\dfrac{S}{2.60}\)\(=S\left(\dfrac{1}{80}+\dfrac{1}{120}\right)=\dfrac{5S}{240}=\dfrac{S}{48}\)
Vận tốc trung bình của xe 1a :
vtb =\(\dfrac{S}{t_1}=\dfrac{S}{\dfrac{S}{48}}=48\) (km/h)
* Gọi t là thời gian đi từ A đến B của xe 2
Quãng đường xe 2 đi tổng cộng là :
S = 40\(\dfrac{t}{2}\) + 60 \(\dfrac{t}{2}\) =50 t
Vận tốc trung bình của xe 2 là :
vtb = \(\dfrac{S_{ }}{t}=\dfrac{50t}{t}=50\) (km/h)
b)Từ câu a) , ta có :
Thời gian đi từ A đến B của xe 1 :
t1 =\(\dfrac{S}{48}=\dfrac{150}{48}=3,125\) (h)
Thời gian đi từ A đến B của xe 2 :
50t = S
=> t = \(\dfrac{S}{50}=\dfrac{150}{50}=3\) (h)
Vì 3,125 h > 3h nên xe 2 đến trước và trước : 3,125 - 3 =0,125 (h)=7,5 phút
c) Vì xe 2 đến trước , nên khi xe 2 về B thì xe 1 còn cách B :
\(\Delta\)S = 0,125 . v2 = 0,125 . 60 = 7,5 (km)
Vậy khi một xe về B....................
bởi Hoàng Đan 23/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
1/Một học sinh đi xe đạp từ A đến B đúng dự kiến là 7 giờ. Nếu đi với tốc độ v1 = 10 km/h thì sẽ muộn so với dự định t1 = 4 phút. Nếu đi với v2 = 12 km/h thì sẽ đến sớm so với dự định t2 = 5 phút. a) Hỏi đi với tốc độ bao nhiêu sẽ đến đúng giờ dự kiến? b) Học sinh này đi với tốc độ v1 đến C rồi chuyển sang đi với tốc độ v2 thì cũng đến đúng giờ. Tìm khoảng cách AC.
2/Hai người xuất phát đồng thời từ A đi về B với các tốc độ là v1 = 7 km/h và v2 = 9 km/h. Sau 30 phút thì có người thứ ba cũng xuất phát từ A đuổi theo hai người đi trước với tốc độ v3 = 10,5 km/h. Hỏi vị trí gặp nhau của người thứ ba với hai người đi trước cách nhau bao nhiêu?
bởi Anh Trần 24/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Bài 1 Gọi s là quãng đường AB
Ta có Gọi v là vận tốc để đến đúng giờ dự kiến
Ta có \(t2-t=\dfrac{4}{60}=>\dfrac{s}{10}-\dfrac{s}{v}=\dfrac{1}{15}\)=>\(s.\left(\dfrac{1}{10}-\dfrac{1}{v}\right)=\dfrac{1}{15}\left(1\right)\)
Ta có \(t-t3=\dfrac{1}{12}=>\dfrac{s}{v}-\dfrac{s}{12}=\dfrac{1}{12}\)=>\(s.\left(\dfrac{1}{v}-\dfrac{1}{12}\right)=\dfrac{1}{12}\left(2\right)\)
Lấy 1:2 => \(\dfrac{4}{5}=\dfrac{\dfrac{1}{10}-\dfrac{1}{v}}{\dfrac{1}{v}-\dfrac{1}{12}}=>v=10,8\)km/h
b) Thay v vào 1 hoặc 2 tính ra S=9km
=> Thời gian dự đinh là \(t=\dfrac{s}{v}=\dfrac{5}{6}h\)
Mặt khác ta có \(\dfrac{AC}{10}+\dfrac{BC}{12}=\dfrac{5}{6}=>\dfrac{AC}{10}+\dfrac{AB-AC}{12}=\dfrac{5}{6}=>AC=5km\)
Vậy...............
bởi Ngọc Minnh 24/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
một khối nhôm hình chữ nhật có kích thước là 5.10.15(cm)
a, Cần cung cấp cho khối nhôm đó 1 nhiệt lượng là bao nhiêu để nó tăng nhiệt độ từ 20oC đến 200oC biết khối lượng riêng và nhiệt dung riêng của nhôm lần lượt là 2700 kg/m3 và 880J/kg.K b, Nếu dùng nhiệt lượng đó để đun 1(L) nước từ 30oC thì nước có sôi được không ?Tại sao ? Biết nhiệt dung riêng c, trọng lượng riêng dn của nước lần lượt là 4200j/kg.K, 10000N/m3 và hiệu suất quá trình đun nước là 80%bởi Tay Thu 25/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
a, Thể tích của khối nhôm \(V_n=5.10.15=750cm^3=75.10^{-5}\left(m^3\right)\)
Khối lượng của nhôm \(m_n=V_n.D_n=75.10^{-5}.2700=2,025\left(kg\right)\)
Nhiệt lượng khối nhôm thu vào để tăng nhiệt độ từ \(20^oC\rightarrow200^oC\)
\(Q_n=m_n.c_n\left(t_{2n}-t_{1n}\right)=311850\left(J\right)\)
b, Khối lượng của nước là \(m_n=V_n.D_n=1\left(kg\right)\)
Ta có \(H=\dfrac{Q_i}{Q}\Rightarrow Q_i=H.Q\Rightarrow Q_n=Q_{nhôm}.H=311850.0,8=249480\left(J\right)\left(1\right)\)
Mặt khác \(Q_n=m_n.c_n\left(t_{2n}-t_{1n}\right)\left(2\right)\)
Từ (1) và (2) ta có \(t_{2n}=\dfrac{Q_n+m_n.C_n.t_{1n}}{m_n.c_n}=\dfrac{249480+126000}{4200}=89,4^oC\)
Do \(t_{2n}< 100^oC\) nên nước không thể sôi
bởi Lê Phạm Công Thành 25/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
vậy nguyên nhân gây sự hao hụt thể tích là do đâu
bởi Bo bo 27/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Do khoang cách cua các Phan tu cua chất nen khi tron chất nay vao chat kia se bi hao hụt the tích vi Phan tu cua các chất dược tron se hoa lan vao nhau.
Con nếu nhu de ngoai dieu kien binh thường thi se xuất hiện su bay hoi do tác dong cua một so tác dong trong không khi.
bởi Phương Bình 27/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Miếng chì rơi từ độ cao 26m xuống đất. Giả thiết rằng, khi chạm đất, toàn bộ cơ năng biến thành nhiệt năng. Cho bt nhiệt dung riêng của chì là 130j/kg.K. Nhiệt độ tăng thêm của chì là ?
Cho g=10m/s2
bởi Nguyễn Tiểu Ly 30/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tóm tắt :
\(m\left(kg\right)\)
\(h=26m\)
\(c=130J/kg.K\)
\(\Delta t=?^oC\)
GIẢI :
Khi miếng chì rơi từ độ cao h=26m xuống đất, trọng lực thực hiện công A : \(A=mgh=m.10.26=260m\)
Công này biến thành nhiệt năng và làm nóng miếng chì :
\(A=Q=mc\Delta t\Rightarrow m.260=m.130\Delta t\)
\(\Rightarrow\Delta t=\dfrac{260}{130}=2^oC\)
Vậy nhiệt độ tăng thêm của chì là 2oC.
bởi Nguyễn son Son 30/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tại sao khi đun nóng chất lỏng người ta lại phải đun từ phía dưới?
bởi Mai Trang 02/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Khi đun nóng chất lỏng ta phải đun từ phía dưới là vì: Khi đun, phần chất lỏng ở dưới sẽ nóng lên trước, thể tích tăng lên (khối lượng riêng giảm) nên phần chất lỏng ấy sẽ di chuyển lên phía trên, còn phần chất lỏng ở trên sẽ di chuyển xuống phía dưới, sẽ được đun nóng rồi lại tiếp tục đi lên, tạo thành vòng đối lưu nên chất lỏng sẽ được đun nóng đều.
bởi Trần Lâm 02/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Gỗ có trọng lg riêng bằng 8/10 trọng lg riêng của nc. Khi thả mẩu gỗ vào nc, phần thể tích nổi trên mặt nc chiếm bao nh phần trăm thể tích của khối gỗ?
bởi Vũ Hải Yến 05/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Gọi \(V_0\) là thể tích của miếng gỗ và V là thể tích của phần mẩu gỗ chìm dưới nước (cũng chính là phần thể tích nước bị chiếm chỗ).
Gọi \(d_{nước}\) và \(d_{ }\)\(_{gỗ}\) lần lượt là trọng lượng riêng của nước và gỗ.
Miếng gỗ nỗi chiễm chỗ một thể tích nước có trọng lượng bằng trọng lượng của nó.
\(d_{gỗ}.V_0=d_{nước}.V\)
=>\(\dfrac{V}{V_0}=\dfrac{d_{gỗ}}{d_{nước}}=\dfrac{8}{10}=0,8\)
Do đó, phần thể tích nổi trên mặt nước của mẩu gỗ chiếm 20% thể tích của nó.
bởi Nguyễn Mạnh Nhật 05/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Thả một quả cầu bằng nhôm có khối lượng 200g được nung nóng tới 100 độ C vào 1 cốc nước ở 20 độ C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 27 độ C
a) Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra?
b) Tìm khối lượng của nước trong cốc?
bởi Nguyễn Trà Giang 09/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tóm tắt:
\(m_{nhôm}=200g=0,2kg\\ t_1=100^oC\\ t_2=20^oC\\ t'=27^oC\\ \overline{a.Q_{tỏa}=?}\\ b.m_{nước}=?\)
Giải:
a. Ta có nhiệt dung riêng của nhôm là: \(c_1=880J/kg.K\)
Và nhiệt dung riêng của nước là: \(c_2=4200J/kg.K\)
Nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra là:
\(Q_{tỏa}=m_{nhôm}.c_1.\Delta t=0,2.880.\left(t_1-t'\right)=0,2.880.\left(100-27\right)=12848\left(J\right)\)
b. Ta có nhiệt lượng nước trong cốc nhận vào đúng bằng phần nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra, hay:
\(Q_{nhận}=Q_{tỏa}=12848\left(J\right)\)
Khối lượng nước trong cốc là:
\(Q_{nhận}=m_{nước}.c_2.\Delta t'\Rightarrow m_{nước}=\dfrac{Q_{nhận}}{c_2.\Delta t'}=\dfrac{12848}{4200.\left(t'-t_2\right)}=\dfrac{12848}{4200.\left(27-20\right)}\approx0,437\left(kg\right)=437\left(g\right)\)
Vậy:....
bởi Minh Giang Bùi 09/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Thả một quả cầu bằng đồng có khối lượng 0,2 kg được nung nóng tới 120 độ C vào 2 lít nước ở 20 độ C. Tính nhiệt dộ ki có cân bằng nhiệt xảy ra?
bởi Huong Duong 14/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Giải:
Đổi: \(V=2l=0,002m^3\)
Gọi nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt xảy ra là: \(t'\) (độ)
Ta có khối lượng riêng của nước là: \(D=1000kg/m^3\)
Nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là:
\(c_1=380J/kg.K\) và \(c_2=4200J/kg.K\)
Khối lượng nước là:
\(m_2=D.V=1000.0,002=2\left(kg\right)\)
Nhiệt lượng do quả cầu đồng tỏa ra là:
\(Q_{tỏa}=m_1.c_1.\Delta t=0,2.380.\left(t_1-t'\right)=0,2.380.\left(120-t'\right)\)
Nhiệt lượng nước nhận vào là:
\(Q_{thu}=m_2.c_2.\Delta t'=2.4200.\left(t'-t_2\right)=2.4200.\left(t'-20\right)\)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có:
\(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)
\(\Leftrightarrow0,2.380.\left(120-t'\right)=2.4200.\left(t'-20\right)\)
Nhiệt độ sau khi cân bằng nhiệt là:
\(0,2.380.\left(120-t'\right)=2.4200.\left(t'-20\right)\\ \Leftrightarrow9120-76t'=8400t'-168000\\ \Leftrightarrow8476t'=177120\\ \Leftrightarrow t'\approx21\)
Vậy sau khi cân bằng nhiệt nhiệt độ là: 21oC
bởi Nguyễn Hồng Nhung 14/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5 kg chứa 2 lít nước ở 20 độ C. Tính nhiệt lượng cần truyền để đun sôi lượng nước nói trên?
bởi Anh Nguyễn 19/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Giải:
Đổi: \(V=2l=0,002m^3\)
Ta có khối lượng riêng và nhiệt dung riêng của nước lần lượt là:
\(D=1000kg/m^3\) và \(c=4200J/kg.K\)
Và nhiệt dung riêng của nhôm là: \(c_1=880J/kg.K\)
Khối lượng của nước trong ấm là:
\(m=D.V=1000.0,002=2\left(kg\right)\)
Mặt khác ta có nhiệt độ sôi của nước là: \(t'=100^oC\)
Nhiệt lượng cần cung cấp để ấm nhôm từ 20 độ nóng đến 100 độ là:
\(Q_1=m_1.c_1.\Delta t=0,5.880.\left(t'-t\right)=440.\left(100-20\right)=35200\left(J\right)\)
Nhiệt lượng cần cung cấp để nước trong ấm sôi là:
\(Q_2=m.c.\Delta t=2.4200.\left(t'-t\right)=8400.\left(100-20\right)=672000\left(J\right)\)
Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi ấm nước là:
\(Q=Q_1+Q_2=707200\left(J\right)\)
Vậy để đun sôi ấm nước ta cần một nhiệt lượng là: 707200J
bởi Trần Xuân Tùng 19/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tại sao về mùa lạnh khi sờ tay vào kim loại lại thấy lạnh hơn khi sờ vào gỗ?
bởi Ngoc Nga 24/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Đó là vì, trong mùa đông, nhiệt độ của cơ thể người cao hơn nhiệt độ không khí xung quanh, các vật thể để trong không khí có cùng nhiệt độ với không khí. Khi chúng ta sờ vào kim loại, do sự truyền nhiệt của kim loại nhanh hơn nhiều so với gỗ, vì vậy nhiệt lượng trên bàn tay truyền rất nhanh lên vật kim loại, tay liền cảm thấy rất lạnh. Còn khi tay sờ vào gỗ, nhiệt lượng truyền đi rất chậm, cảm giác của tay không thấy lạnh mấy.
bởi Trần Tường 24/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh dày lại dễ vỡ hơn cốc thủy tinh mỏng? Nêu cách khắc phục?
bởi Đào Thị Nhàn 02/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Khi rót nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp giãn nở. Thuỷ tinh ở bên trong tạo ra sức ép lớp bên ngoài. Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ, do "hiệu ứng vết nứt" vết nứt nhanh chóng phát triển, nếu vượt qua giới hạn, cốc có thể vỡ ngay lập tức.
Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra, do đó không bị vỡ.Cách khắc phục: trước khi rót nước sôi vào, ta hãy rót vào đó 1 ít nước nóng (sôi) để tráng cốc, giúp phần thủy tinh bên ngoài có thể nhận được nhiệt lượng, rồi sau đó mới rót nước sôi vào, khi đó cốc sẽ khó vỡ hơn. Tốt hơn hết nên dùng cốc thủy tinh mỏng để khỏi vỡ.
bởi Chiến Thắng 02/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Một viên đạn đang bay trên có dạng năng lượng nào đã học?
bởi Nguyễn Hồng Tiến 09/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Một viên đạn đang bay có các dạng năng lượng sau:
+ Thế năng: Vì viên đạn bay cách mặt đất một khoảng, nên viên đạn có thế năng trọng trường.
+ Động năng: Vì viên đạn đang di chuyển nên viên đạn có động năng.
bởi Đức Đức 09/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Một con ngựa kéo cái xe với một lực không đổi 80N và đi được 4,5 km trong 30 phút. Tính công và công suất trung bình của con ngựa
bởi thanh hằng 16/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tóm tắt:
\(F=80N\\ s=4,5km=4500m\\t=30'=1800s\\ \overline{A=?} \)
\(=?\)
Giải:
Công do con ngựa tạo ra là:
\(A=F.s=80.4500=360000\left(J\right)=360\left(kJ\right)\)
Công suất trung bình của con ngựa là:
\(=\dfrac{A}{t}=\dfrac{360000}{1800}=200\left(W\right)\)
Vậy:....
bởi Nguyễn Sỹ Cảnh Hưng 16/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Để đưa một vật có trọng lượng P=600N lên cao 4 m theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động
a) Khi không có ma sát thì độ lớn của lực kéo là F=300 N. Tính quãng đường đi của dây kéo?
b) Do có ma sát thì độ lớn của lực kéo là F= 320N. Tính hiệu suất của ròng rọc?
bởi Lê Tấn Vũ 23/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Giải:
a) Vì kéo vật bằng ròng rọc động nên ta sẽ được lợi hai lần về lực nhưng lại thiệt về đường đi (định luật về công)
Do đó khi kéo bằng ròng rọc động thì quãng đường phải kéo là:
\(l=2.h=2.4=8\left(m\right)\)
b) Công có ích để đưa vật lên độ cao đó là:
\(A_i=P.h=600.4=2400\left(J\right)\)
Công toàn phần khi sử dụng ròng rọc động là:
\(A_{tp}=F.l=320.8=2560\left(J\right)\)
Hiệu suất của ròng rọc động đó là:
\(H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}.100\%=\dfrac{2400}{2560}.100\%=93,75\left(\%\right)\)
Vậy:....
bởi Nguyễn Quý 23/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Một người dùng mặt phẳng nghiêng dài 4m để kéo một vật có khối lượng 100 kg lên cao 1m. Tính độ lớn của lực kéo ( Bỏ qua ma sát )
bởi Anh Nguyễn 31/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Giải:
Trọng lượng của vật là:
\(P=10.m=10.100=1000\left(N\right)\)
Công để nâng vật là:
\(A_1=P.h=1000.1=1000\left(J\right)\)
Vì không có lực ma sát cản trở nên công sinh ra khi dùng mặt phẳng nghiêng đúng bằng công nâng vật, hay:
\(A_2=A_1=1000\left(J\right)\)
Độ lớn của lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng là:
\(A_2=F.s\Rightarrow F=\dfrac{A_2}{s}=\dfrac{1000}{4}=250\left(N\right)\)
Vậy độ lớn của lực kéo vật là: 250N
bởi Kim Nhã Tô 31/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
một người kéo một vật nặng 16kg chuyển động đều lên cao 4m theo phương thẳng đứng trong 20 giây.
a. Tính công và công suất của người ấy
b. Nếu kéo vật lên độ cao trân bằng một mặt phẳng nghiêng dài 8m thì lực kéo của người đó có giá trị là bao nhiêu? (bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng)
bởi Xuan Xuan 09/04/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
bởi Nguyễn Bảy 09/04/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
-
Một bình thông nhau gồm 2 nhánh hình trụ đặt thẳng đứng có
tiết diện S1 = 40 cm2 và S2 = 20 cm2. Phần ống nối thông hai trụ tiết
diện nhỏ không đáng kể. Một lượng nước có thể tích V = 2 lít được đổ
vào bên trong bình. Các nhánh được đậy kín bằng các pittông khối
lượng m1 = 1,2 kg và m2 = 1 kg như hình vẽ. Các pittông có thể dễ
dàng dịch chuyển bên trong các nhánh. Cho khối lượng riêng của nước
là D1 = 103 kg/m3, của dầu hỏa là D2 = 800 kg/m3.
a. Tìm độ cao của các cột nước trong hai nhánh khi hệ ở trạng
thái cân bằng.
b. Người ta đổ thêm dầu hỏa vào trong nhánh 2. Tìm khối lượng dầu tối đa có thể đổ vào sao cho không có lượng chất lỏng nào bị tràn ra ngoài. Cho chiều cao của các nhánh bằng nhau bằng H = 0,45 m.
c. Chiều cao H của hai nhánh phải bằng bao nhiêu để khi mực chất lỏng ở một trong hai nhánh đầy thì độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh là 0,15 m?
bởi Lê Nhi 18/04/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
bởi Nguyễn Xuân Tất Thắng 18/04/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
-
Hai viên bi đặc ruột, một viên bi sắt, một viên bi nhôm có thể tích như nhau, rơi xuống ở cùng một độ cao. Thế năng trọng trường của viên bi nào lớn hơn? vì sao? cho biết khối lượng tiêng sắt lớn hơn nhôm
bởi thùy trang 27/04/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
bởi Nguyễn ngọc minh Minh 28/04/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
người dùng dây kéo khúc gỗ chuyển động trên mặt sàn dài 120m, lực kéo theo phương gang có độ lớn 50N. thời gian đi hết quãng đường trên là 1 phút. Tính vận tốc khúc gỗ. Tính công mà người đó thực hiện được?
20/12/2022 | 0 Trả lời
-
Có một thùng đựng nước, cột nước trong thùng cao 1,2m
a/Tính áp suất của nước lên đáy và tính áp suất của nước lên điểm cách đáy thùng 4,5dm? Cho biết trộng lượng riêng của nước là 10 000N/m3
b/Thả một vật có thể tích 50cm3 vào thùng, vật chìm trong nước.Tính lực đẩy acsimet tác dụng lên vật
21/12/2022 | 1 Trả lời
-
Một quả cầu bằng đồng có khối lg 200g, thẻ tích 40cm3. Biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3, trọng lượng riêng của nước là 10 mũ 4 N/m3.a, hỏi quả cầu đặc hay rỗng?b, thả vào nước nó nổi hay chìm?mình đag gấp ạ, cảm ơn
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
một thùng cao 120cm đựng đầy nước. Tính áp suất của nước ở đáy thùng và những điểm cách đáy thùng 40cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m^3
25/12/2022 | 0 Trả lời
-
một khối gỗ hình lập phương có cạnh là 10cm nổi một nửa trong bình đựng nước. Hãy tính lực đẩy Ácsimet tác dụng lên khối gỗ. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3?
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
một vật có khối lượng 0,96kg, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 4*6*8cm. tính áp suất lớn nhất, nhỏ nhất tác dụng lên mặt sàn
30/12/2022 | 1 Trả lời
-
Cho một quả cầu đặc nặng 0.1kg và có thể tích là 0.01m3
a) Tính trọng lượng của quả cầu và thể tích phần chìm trong nước của quả cầu trêb khi nó được thả vào nước ở trạng thái cân bằng. Biết trọng lượng riêng của nước bằng 10000N/m3
b) Tính lực nhấn tối thiểu lên quả cầu để nó chìm hoàn toàn trong nước
05/01/2023 | 0 Trả lời
-
a) thời gian để người đó đi hết đoạn đường thứ nhất
b) vận tốc trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường
06/01/2023 | 2 Trả lời
-
Một người đi từ nhà đến cơ quan cách nhau 9 km. Sau khi đi được một phần ba quãng đường thì chợt nhớ mình quên một quyển sổ nên quay về lấy và đi ngay đến nơi thì trễ mất 15 phút.
Tính vận tốc của người đó ( Bỏ qua thời gian lên xuống xe khi về nhà).
08/01/2023 | 1 Trả lời
-
Có ba người cùng xuất phát để đi từ vị trí A đến vị trí B cách A 20 km mà chỉ có một chiếc xe đạp chở thêm được một người. Để cả ba người đến vị trí B cùng một lúc thì người đi xe đạp chở một người lên một vị trí M rồi thả để người này đi bộ, sau đó người đi xe đạp quay trở lại để đón người đi bộ trước ở điểm N. Cho biết vận tốc khi đi bộ của hai người như nhau, không đổi và bằng 4 km/h, vận tốc xe đạp là không đổi và bằng 16 km/h, đoạn đường AB thăng và thời gian quay đầu xe là không đáng kể.
a) Hãy xác định vị trí mà người đi xe đạp phải lại và vị trí mà người đi xe đạp đón được người đi bộ trước?
b) Hãy xác định khoảng thời gian mà người đi xe đạp không chở người nào?
11/02/2023 | 0 Trả lời
-
a. Xe đang chạy trên đường nằm ngang.
b. Xe đang chạy lên dốc nghiêng.
c. Viên bị được thả rơi và đang đi xuống theo phương thẳng đứng.
d. Viên bị nằm yên trên mặt sàn nằm ngang.
14/02/2023 | 1 Trả lời
-
Thả một vật hình trụ có thể tích 4x10-4 m3 từ độ cao h xuống nước và chìm đến mép trên cùng của hình trụ, tính độ cao h cần phải thả
02/03/2023 | 0 Trả lời
-
Một người phải dùng một lực 80N để kéo một gàu nước từ dưới giếng sâu
9m lên đều, công suất của người đó là 48W. Tính thời gian người đó kéo gàu nước lên?
04/03/2023 | 0 Trả lời
-
a, Tính công thực hiện được khi xe đi từ chân dốc lên đỉnh dốc.
b, Nếu giữ nguyên lực kéo nhưng xe lên dốc với vận tốc 10m/s thì công thực hiện được là bao nhiêu?
c, Tính công suất của động cơ trong hai trường hợp trên.
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
a)Tính công suất của cần trục đã thực hiện
b)Tính khối lượng của vật
25/03/2023 | 0 Trả lời
-
Cho ví dụ về hoạt động trong cuộc sống không sử dụng công cơ học?
26/03/2023 | 0 Trả lời
-
Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi lượng nước trên. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm 880J/Kg.K
23/04/2023 | 0 Trả lời
-
a. Tỉ số 2000W có ý nghĩa gì?
b. Xe chở khúc gỗ đó hết quãng đường mất bao nhiêu thời gian?
29/04/2023 | 0 Trả lời
-
a) Tính nhiệt lượng nước nhận thêm vào.
b) Tính độ tăng nhiệt độ của nước.
03/05/2023 | 0 Trả lời
-
a, tính nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra
b, hãy tìm khối lượng nước trong cốc biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.k ,của nước là 4200J/kg.k
05/05/2023 | 0 Trả lời
-
Nếu 1 vật toả nhiệt ra và vật khác nhận được thì vật nhận được nhiệt lượng có ích hay là nhiệt lượng toàn phần?
09/05/2023 | 0 Trả lời
-
a) hỏi nhiệt độ của chì ngay sau khi cân bằng nhiệt
b) tính nhiệt lượng của nước thu vào, biết nhiệt lượng của nước 4200 j/ kg.k
c) tính nhiệt dung riêng của chì
d) người ta muốn pha nước tắm với nhiệt độ 38 độ C. Phải pha thêm bao nhiêu lít nước sôi vào 15 lít nước lạnh ở 24 độ C ? biết nhiệt dung diêng của nước là 4200j/ kg.k
12/05/2023 | 0 Trả lời
-
Khi muốn làm lạnh một lon nước ngọt, ta nên đặt cục đá lạnh ở trên hay ở dưới? Vì sao?
12/05/2023 | 1 Trả lời
-
Một quả cầu gang có khối lượng 0,42kg khi thể tích là 80cm3. Quả cầu rông hay đặc biết khối lượng riêng của gang là 7000kg/m3.
13/06/2023 | 0 Trả lời