YOMEDIA
NONE

Tại sao khi đun nóng chất khí đựng trong bình kín thì thể chất của chất khí coi như không đổi ?

tạo sao khi đun nóng chất khí đụng trong bình kín thì thể chất của chất khí coi như không đổi còn áp xuất chất khí tác đụng lên thành bình lại tănghaha

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (38)

  • Khi đun nóng chất khí đụng trong bình kín, nhiệt độ trong bình tăng lên nên các phân tử khí trong bình chuyển động nhanh hơn va chạm vào nhau mạnh hơn đập vào thành bình khiến cho áp suất chất khí tác dụng lên thành bình lại tăng.

      bởi Nguyễn Ambrose 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Vì sao khi trộn 50cm3 rượi với 50cm3 nước ta thu được thể tích hỗn hợp nhỏ hơn 100cm3?

      bởi hành thư 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì các phân tử rượu đã được hòa lẫn vào khoảng cách giữa các phân tử nước nên thể tích của hỗn hợp sẽ ít hơn

      bởi Nguyễn Hoàng Phúc 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao nhà có trần sẽ mát hơn nhà không trần.

      bởi Mai Vàng 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vì mọi vật thì có thể bức xạ nhiệt nên khi tia nhiệt mặt trời chiếu xuống,nhờ có trần nhà nên nó sẽ bức xạ nhiệt mặt trời đi nơi khác vì vậy nên nhà có trần thì sẽ mát hơn nhà không có trần.(mình k biết đúng k nữa,nếu sai thì bỏ qua nha).

      bởi võ văn tý 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • thả 1 miếng chì nặng 0,5 kg ở nhiệt độ 200 độ C vào 2,5 l nước ở 20 độ C

    a) chất nào thu nhiệt ? chất nào tỏa nhiệt ? vì sao ?

    b) tìm nhiệt độ cân bằng sau khi trao đổi nhiệt ?

      bởi na na 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a, Chất thu nhiệt là nước, chất tỏa nhiệt là miếng chì .Vì nước có nhiệt độ thấp miếng chì (20*C<200*C)

    b, Ta có : m2 = D.V = 1.2,5 = 2.5(kg)

    Ta có công thức : Q tỏa = Q thu

    <=> m1.c1.(t1-t) = m2.c2.(t-t2)

    <=> 0,5.130.(200-t) = 2,5.4200.(t-20)

    <=> 13000 - 65t = 10500t- 210000

    <=> -65t -10500t = -210000-13000

    <=> -10565t = -34000

    <=> t = -34000 : (-10565) = 3,22(*C)

    Vậy nhiệt độ cân bằng sau khi trao đổi nhiệt là 3,22*C

      bởi Nguyễn Ngân 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một thùng đựng đầy nước cao 80cm. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm cách ở đáy thùng 20cm ? Biết trọng lượng riêng của của nước là 10000N/m3

     

     

     

      bởi thi trang 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đổi: h = 80cm = 0,8m; h' = 20cm = 0,2m

    Áp dụng công thức p = d.h.

    Áp suất tác dụng lên đáy thùng là: p = d.h = 10000.0,8 = 8000 N/m2.

    Áp suất tác dụng lên điểm cách đáy thùng 20 cm là:

    pA = d.hA = d.(h - h') = 10000.(0,8 - 0,2) = 10000.0,6 = 6000 N/m2.

      bởi Dương Nghiêm 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • có bao nhiêu cách để thay đổi nhiệt năng. nêu sự khác nhau cơ bản

      bởi Bi do 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • * Có 2 cách để làm biến đổi nhiệt năng:

    - Truyền nhiệt( VD: Bỏ 1 cái thìa vào cốc nước nóng)

    - Thực hiện công( VD: cọ sát thước kẻ vào miếng vải khô)

      bởi Khánh's Ly's 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả một quả cầu nhôm có khối lượng m1=4.3kg ở nhiệt độ ban đầu 27*C vào nước có khối lượng m2=1,5kg.Sau một thời gian nhiệt độ cân bằng là 32*C.Biết nhiệt dung riêng của nhôm là C1=880J/kg.k nước C2=4200J/kg.K(quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau)
    a,Tính nhiệt lượng thu vào của quả cầu
    b,Tính nhiệt độ ban đầu của nước.

      bởi Đặng Ngọc Trâm 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt: a) vì quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau

    Q=Q1+Q2=m1.C1.(32-27)+m2.C2.(32-27)

    m1=4,3kg = 50420 J

    t1=27*C b) Ta có: Q= m1.c1.(t-t2)+m2.c2.(t2-t1)

    m2=1,5 kg <=> 50420 = 4,3.880.(t-32)+1,5.4200.(32-27)

    t2=32*C <=> t=37*C

    C1=880J/Kg.K

    C2=4200J/Kg.K

    .............................

    a) Qthu vào

    b) t ban đầu

    a) vì quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau

    Q=Q1+Q2=m1.C1.(32-27)+m2.C2.(32-27)

    = 50420 J

    b) Ta có: Q= m1.c1.(t-t2)+m2.c2.(t2-t1)

    <=> 50420 = 4,3.880.(t-32)+1,5.4200.(32-27)

    <=> t=37*C

      bởi Au Duong Kiet 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • so sánh hai quá trình thực hiện công và truyền nhiệt

      bởi Nguyễn Bảo Trâm 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •  Trong quá trình thực hiện công, ngoại lực thực hiện công lên vật và có sự chuyển hoá năng lượng từ cơ năng sang nội năng.





     Trong sự truyền nhiệt ngoại lực không thực hiện công lên vật, nhiệt độ của vật thay đổi không có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác chỉ có sự truyền trực tiếp từ vật này sang vật khác.
    
    

      bởi Dương Thu 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng bằng 100g chứa 0,5 kg nước ở nhiệt độ 15độ C . Người ta thả vào nước một thỏi nhôm 100 độ C . Nhiệt độ của nhiệt lượng kế khi có cân bằng là 20 độ C. Tính khối lượng của Nhôm ( Bỏ qua sự mất mát về nhiệt lượng môi trường xung quanh.

      bởi Nguyễn Thủy 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 100g=0,1 kg

    Vật tỏa nhiệt là thỏi nhôm, giảm nhiệt độ từ t1=1000C xuống t=200C

    Vật thu nhiệt là nhiệt lượng kế bằng đồng, nước tăng nhiệt độ từ t2=150C, t3=150c lên t=200C

    Ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    m1c1(t1-t)=(m2c2+m3c3)(t-t2) (m1, m2, m3 là khối lượng của thỏi nhôm,nước, nhiệt lượng kế; c1, c2, c3là nhiệt dung riêng của nhôm, nước,đồng)

    => m1.880(100-20)=(0,1.380+0,5.4200).(20-15)

    =>m1.70400=10690

    =>m1\(\approx\)0,1519(kg)

    Phần này mình làm hơi tắt có gì không hiểu bạn có thể hỏi lại mình sẽ giúp, phần câu hỏi còn thiếu giữ kiện, phải cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK, của đồng là 380J/kgK, của nhôm là 880J/kgK

    Chúc bạn học tốt!

      bởi Thủy Lona's 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi đổ nước sôi vào thì phải làm thế nào?

    2. Hãy giải thích tại sao trong ấm đun nước bằng điện dây đốt nóng được đặt gần sát đáy ấm, còn trong nhà muốn làm lạnh thì máy điều hòa phải đặt ở phía trên trần nhà?

    3. Muốn có 85kg nước ở 35 độ C thì phải đổ bao nhiêu nước ở 15 độ C vào bao nhiêu nước đang sôi

      bởi Quế Anh 12/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 3.Gọi lượng nước ở 15 độ C là x(kg)

    ta có: lượng nước đang sôi (ở 100 dộ C) là 85-x (kg)

    ta có:(cái này ko cần cũng được):

    \(m_1=x\left(kg\right)\\ m_2=85-x\left(kg\right)\\ t_1=15^0C\\ t_2=100^0C\\ t=35^0C\)

    theo phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_1=Q_2\Leftrightarrow m_1\cdot c\cdot\Delta t_1=m_2\cdot c\cdot\Delta t_2\\ \Leftrightarrow m_1\cdot c\cdot\left(t-t_1\right)=m_2\cdot c\cdot\left(t_2-t_{ }\right)\\ \Leftrightarrow x\left(35-15\right)=\left(85-x\right)\left(100-35\right)\\ \Leftrightarrow20x=5525-65x\\ \Leftrightarrow65x+20x=5525\\ \Leftrightarrow85x=5525\\ \Leftrightarrow x=\dfrac{5525}{85}=65\left(kg\right)\\ \Rightarrow85-x=85-65=20\left(kg\right)\)

    Vậy đê có 85kg nước ở 35 độ C cần đổ 65kg nước ở 15 độ C vào 20kg nước ở 100 độ C

      bởi Vũ Thành Trung 12/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Để xác định nhiệt độ của một chiếc lò, người ta đốt trong lò một thỏi sắt có khối lượng
    200g rồi thả nhanh vào một chiếc bình bằng nhôm có khối lượng 500 g chứa 2 lít nước có
    nhiệt độ ban đầu là 20C.
    a. Sau khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ trong bình là 28C. Tìm nhiệt độ của lò. Biết nhiệt
    dung riêng của nhôm, nước, sắt lần lượt là : 880J/Kg.K; 4200J/kg.K; 460J/Kg.K
    ( Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường ngoài)
    b. Thực tế, nhiệt lượng tỏa ra môi trường là 10% nhiệt lượng cung cấp cho bình nước.
    xác định nhiệt độ thật của lò?
    ( Nhiệt độ của lò chính là nhiệt độ ban đầu của thỏi sắt.)

      bởi Lê Vinh 17/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m1 = 200g = 0,2kg ; c1 = 460J/kg.K

    m2 = 500g = 0,5kg ; c2 = 880J/kg.K

    V3 = 2l = 2.10-3m3 ; c3 = 4200J/kg.K

    t23 = 20oC ; t = 28oC

    a) Gọi nhiệt độ ban đầu của thỏi sắt (chính bằng nhiệt độ lò) là t1. Nhiệt lượng thỏi sắt tỏa ra đến khi cân bằng nhiệt là:

    \(Q_1=m_1.c_1\left(t_1-t\right)=0,2.460\left(t_1-28\right)=92t_1-2576\)

    Khối lượng của nước trong bình nhôm là: \(m_3=D_n.V_3=1000.2.10^{-3}=2\left(kg\right)\)

    Nhiệt lượng bình nước thu vào đến khi cân bằng nhiệt là:

    \(Q_2=\left(m_2.c_2+m_3.c_3\right)\left(t-t_{23}\right)=\left(0,5.880+2.4200\right)\left(28-20\right)=70720\left(J\right)\)

    Ở phần này ta bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường nên theo phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_1=Q_2\Rightarrow92t_1-2576=70720\\ \Rightarrow92t_1=73296\\ \Rightarrow t_1\approx796,7\left(^oC\right)\)

    Vậy nhiệt độ của lò là 796,7oC.

    b) Có 10% nhiệt lượng của thỏi sắt bị tỏa ra ngời nên nhiệt lượng thỏi sắt truyền cho bình nước chỉ là 90%. Gọi t1' là nhiệt độ thực của thỏi sắt.

    Nhiệt lượng thực tế mà thỏi sắt tỏa ra là:

    \(Q_1'=\dfrac{Q_2}{H}=\dfrac{70720}{0,9}\approx78577,78\left(J\right)\)

    Ta có:

    \(Q_1'=m_1.c_1\left(t_1'-t\right)\\ \Rightarrow t_1'=\dfrac{Q_1'}{m_1.c_1}-t=\dfrac{78577,78}{0,2.460}+28\approx882,11\left(^oC\right)\)

    Vậy thực tế lò nung có nhiệt độ là 882,11oC

      bởi Nguyễn Hiệp 17/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • () Rót nước ở nhiệt độ 20oC vào một nhiệt lượng kế. Thả vào đó một cục nước đá khối lượng 0,5kg, nhiệt độ -15oC. Hay tìm nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt được thiết lập. Cho biết khối lượng nước đổ vào nhiệt lượng kế bằng khối lượng cục nước đá thả vào sau đó. Nhiệt dung riêng của nước và nước đá là 4200J/kg.K, 2100J/kg.K nhiệt nóng chảy của nước là \(\lambda\)= 3,4.105J/kg.

    () Thả một cục nước đá lạnh khối lượng 900g vào 1,5kg nước ở nhiệt độ 6oC. Khi cân bằng nhiệt được thiết lập thì chỉ còn lại 1,47kg nước. Xác định nhiệt độ cục nước đá ban đầu. Nhiệt dung riêng của nước và nước đá là 4200J/kg.K, 2100J/kg.K nhiệt nóng chảy của nước là \(\lambda\)= 3,4.105J/kg.

      bởi hoàng duy 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 2.

    Tóm tắt

    m1 = 900g = 0,9kg ; t1 ; c1 = 2100J/kg.K

    m2 = 1,5kg ; t2 = 6oC ; c2 = 4200J/kg.K

    mn = 1,47kg ; \(\lambda\) = 3,4.105J/kg

    ________________________________________

    t1 = ?

    Giải

    Sau khi cân bằng nhiệt thì khối lượng nước bị giảm nên đã có một phần nước bị đông đặc thành nước đá ở 0oC, khối lượng của phần nước đó là m = m2 - mn = 1,5 - 1,47 = 0,03(kg), do chỉ có một phần nước đông thành đá nên nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp là t = 0oC.

    Nhiệt lượng cục nước đá thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 lên t = 0oC là:

    \(Q_1=m_1.c_1\left(t-t_1\right)\)

    Nhiệt lượng nước tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t2 = 6oC xuống t = 0oC là:

    \(Q_2=m_2.c_2\left(t_2-t\right)\)

    Nhiệt lượng m(kg) nước tỏa ra để đông đặc thành nước đá ở 0oC là:

    \(Q_3=m.\lambda\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_1=Q_2+Q_3\\ \Rightarrow m_1.c_1\left(t-t_1\right)=m_2.c_2\left(t_2-t\right)+m.\lambda\\ \Rightarrow t_1=t-\dfrac{m_2.c_2\left(t_2-t\right)+m.\lambda}{m_1.c_1}=0-\dfrac{1,5.4200\left(6-0\right)+0,03.3,4.10^5}{0,9.2100}\\ \Rightarrow t_1\approx-25,4\left(^oC\right)\)

    Vậy lúc đầu nước đá có nhiệt độ -25,4oC

      bởi Nguyen Giang 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trả lời nhanh giùm mình đang cần gấp

    Người ta thực hiện một công 3500Jđể đưa vật lên sàn xe bằng mặt phẳng nghiêng có chiều cao 1.5m . Tính khối lượng của vật

      bởi Kim Ngan 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Công đưa vật lên là \(A=3500\left(J\right)\)

    Không đề cập tới ma sát thì cứ coi không có ma sát. Công đưa vật lên mặt phẳng nghiêng bằng công nâng vật lên thẳng (tức bằng trọng lượng của vật).

    Trọng lượng của vật: \(P=\dfrac{A}{h}=\dfrac{3500}{1,5}=2333,33\left(N\right)\)

    Khối lượng của vật: \(m=\dfrac{P}{10}=\dfrac{2333,33}{10}=233,333\left(kg\right)\)

      bởi Nguyễn Yên 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đề : 1 vật có trọng lượng P=1000N đưa lên bằng thang máy vs công suất p=5kw trong thời gian 0,1 phút

    tính công để đưa vật lên độ cao đó và độ cao mà vật đạt được

      bởi can chu 07/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    p=5kW=5000W
    P=1000N
    t=0,1'=6s
    A=?
    h=?

    Giải
    Công để nâng vật lên độ cao h là
    p=\(\dfrac{A}{t}\Rightarrow A=\dfrac{p}{t}=\dfrac{5000}{6}\simeq833,3\left(J\right)\)

    Độ cao mà vật đạt được là:
    A=P.h\(\Rightarrow h=\dfrac{A}{P}=\dfrac{833,3}{1000}=0,8333\left(m\right)\)
    do mình không biết cách gõ chữ p công suất nên mình để p như vầynha

      bởi Nguyễn An 07/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1:Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,6kg vào 200g nước, miếng đồng nguội đi từ 100oC xuống 30oC. Hỏi :

    a) Nước nhận một nhiệt lượng bằng bao nhiêu ?

    b) Nước nóng thêm bao nhiêu độ ?

    Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra môi trường xung quanh. Cho nhiệt dung riêng của đồng và của nước là 380J/kg.K và 4200J/kg.K.

    Bài 2:Kể tên các hình thức truyền nhiệt ? Cho biết hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất: rắn, lỏng, khí và chân không?
    Kể tên các hình thức truyền nhiệt ? Cho biết hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất: rắn, lỏng, khí và chân không?

    Bài 3:Nêu nguyên lý truyền nhiệt khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau?

    Bài 4:Một xoong nước bằng đồng có khối lượng 1kg chứa 3 lít nước ở 200C. Muốn đun sôi xoong nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?

    Cho nhiệt dung riêng của đồng và của nước là 380J/kg.K và 4200J/ kg.K.

    Bài 5:Một vật đặc khi ở ngoài không khí có trọng lượng là P = 25N. Khi treo vật vào lực kế rồi nhúng chìm vật trong nước, thì lực kế chỉ giá trị là F = 13N. (biết dn = 10000N/m3)

    a) Tính lực đẩy Acsimet lên vật

    b) Tính thể tích của vật.

    Bài 6:Tính áp suất mà nước biển gây ra tại một điểm nằm sâu 0,02km dưới mặt nước biển. Cho trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3.

      bởi Lan Ha 14/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \ 1 /

    Tóm tắt

    m1 = 0,6kg ; t1 = 100oC ; c1 = 380J/kg.K

    m2 = 200g = 0,2kg ; c2 = 4200J/kg.K

    t2 = 30oC

    Nhiệt học lớp 8

    a) Qthu = ?

    b) \(\Delta t\) = ?

    Nhiệt học lớp 8

    Giải

    a) Nhiệt lượng miếng đồng tở ra khi hạ nhiệt độ từ t1 = 100oC xuống t2 = 30oC là:

    \(Q_{\text{tỏa}}=m_1.c_1\left(t_1-t_2\right)=0,6.380\left(100-30\right)=15960\left(J\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng nước nhận vào. Nhiệt lượng nước nhận vào là:

    \(Q_{\text{tỏa}}=Q_{\text{thu}}\\ \Rightarrow Q_{\text{thu}}=15960\left(J\right)\)

    b) Ta có nhiệt lượng nước nhận vào bằng:

    \(Q_{\text{thu}}=m_2.c_2.\Delta t\\ \Leftrightarrow\Delta t=\dfrac{Q_{\text{thu}}}{m_2.c_2}=\dfrac{15960}{0,2.4200}=19\left(^oC\right)\)

    Nước đã nóng thêm 19oC.

      bởi Vũ Dương Văn 14/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Sắp thi học sinh giỏi rồi, cô mình có giao một bài quang thế này:

    Có hai người M và N đứng trước gương phẳng PQ. Cho các độ dài MH = NK = 100cm, PQ = QK = 100cm.

    a) Hai người cso ai nhìn thấy người còn lại trong gương không?

    b) Một trong hai người di chuyển theo phương vuông góc với mặt gương hỏi khi nào thì họ nhìn thấy nhau?

    c) Nếu cả hai người tiến đến gương PQ theo phương vuông góc với mặt gương, với cùng một vận tốc thì họ có thể thấy nhau không?

    Đề thi lớp 8 vẫn có kiến thức lớp 7 nên ai làm được thì hộ mình nhé.

      bởi Nguyễn Thanh Hà 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Chép đề thì chú ý vào rồi cứ sửa.

    Hình vẽ:

    Nhiệt học lớp 8

    a) Đầu tiên ta xác định vùng đặt mắt để nhìn thấy ảnh của hai người M và N trong gương:

    - Từ điểm M, ta vẽ hai tia tới đến hai mép của gương PQ, áp dụng định luật để vẽ hai tia phản xạ tương ứng là Px và Qy. Vùng đặt mắt để nhìn thấy ảnh M' của M được giới hạn bởi mặt gương PQ và các tia Px, Qy.

    - Tương tự với điểm N, ta được vùng đặt mắt để nhìn thấy ảnh N' của N được giới hạn bởi mặt gương PQ và hai tia Pz, Qt.

    Trong hình vẽ ta thấy vị trí của hai người M và N đều không nằm trong vùng đặt mắt để nhìn thấy ảnh của người kia trong gương nên ta kết luận hai người họ không ai thấy người còn lại trong gương.

    b) Đề bài không nói ai di chuyển nên ta xét hai trường hợp:

    * Người M di chuyển, người N đứng yên.

    Để nhìn thấy người N thì người M phải di chuyển vào vùng nhìn thấy ảnh N' của N. Từ hình vẽ ta thấy M phải di chuyển lại gần gương đến điểm M1 là giao điểm của đoạn thẳng HM và tia Qt thì mới nhìn thấy ảnh N'.

    Xét hai tam giác vuông \(\Delta M_1HQ\)\(\Delta N'KQ\) có hai góc đối đỉnh \(\Rightarrow M_1HQ\approx N'KQ\left(g-g\right)\) (đồng dạng)

    Suy ra ta có tỉ lệ: \(\dfrac{HM_1}{KN'}=\dfrac{HQ}{KQ}\Rightarrow HM_1=\dfrac{KN'.HQ}{KQ}\)

    Do N' là ảnh của N nên KN' = KN = 100cm.

    \(\Rightarrow HM_1=\dfrac{100.50}{100}=50\left(cm\right)\)

    Vậy người M cần di chuyển về phía gương đến khi cách gương 50cm thì mới thấy được ảnh của người N.

    * Người N di chuyển, người M đứng yên.

    Để nhìn thấy người M thì người N phải di chuyển vào vùng nhìn thấy ảnh M' của M. Từ hình vẽ ta thấy N phải di chuyển ra xa gương đến điểm N1 là giao điểm của đoạn thẳng KN và tia Qy thì mới nhìn thấy ảnh N'.

    Xét hai tam giác vuông \(\Delta M'HQ\)\(\Delta N_1KQ\) có hai góc đối đỉnh nên \(\Delta M'HQ\approx N_1KQ\left(g-g\right)\)

    Suy ra ta có tỉ lệ: \(\dfrac{HM'}{KN_1}=\dfrac{HQ}{KQ}\Rightarrow KN_1=\dfrac{HM'.KQ}{HQ}\)

    Do M' là ảnh của M nên HM' = HM = 100cm.

    \(\Rightarrow KN_1=\dfrac{100.100}{50}=200\left(cm\right)\)

    Vậy người N phải di chuyển ra xa gương cho đến khi cách gương 200cm thì mới thấy được ảnh của người M.

    c) Nếu hai người tiến lại gần gương với cùng vận tốc theo phương vuông góc thì vùng cần đặt mắt để nhìn thấy ảnh của hai người cũng di chuyển theo. Khoảng cách giữa họ cũng không thay đổi vậy nên theo hình vẽ, ta có vị trí của mỗi người luôn luôn không nằm trong vùng nhìn thấy của người kia. Vậy nên hai người họ không thể thấy nhau trong gương.

      bởi Trần Phú 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu 1: cần phải đốt cháy 0,49kg nhiên liệu mới làm cho 10 lít nước nóng thêm 70 độ C. Biết hiệu suất của bếp là 60%, nhiệt dung riêng của nước là 4200Jhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.kg.K. Nhiên liệu đó là gì?

    câu 2: dùng bếp dầu để đun sôi 4 lít nước từ 20 độ C thì mất 10 phút .Biết rằng chỉ có 40% nhiệt lượng do dầu tỏa ra làm nóng nuocs , nhiệt dung riêng của nước là 4200 Jhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.kg .K, năng suất tỏa nhiệ của dầu hỏa là 44.106 Jhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.kg. Hỏi lượng dầu hỏa cháy trong mỗi phút là bao nhiêu?

      bởi thu trang 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \ 2 /

    Tóm tắt

    Vn = 4l \(\Rightarrow\) mn = 4kg

    to1 = 20oC ; to2 = 100oC

    t = 10phút ; H = 40%

    cn = 4200J/kg.K ; q = 44.106J/kg

    Hỏi đáp Vật lý

    m' = ? (kg/phút)

    Giải

    Nhiệt lượng nước cần thu vào để nóng lên từ to1 = 20oC lên to2 = 100oC là:

    \(Q_n=m_n.c_n\left(t^o_2-t^o_1\right)=4.4200\left(100-20\right)=1344000\left(J\right)\)

    Với bếp có hiệu suất 40% thì nhiệt lượng thực tế mà dầu hỏa cần tỏa ra để đun sôi lượng nước trên là:

    \(Q=\dfrac{Q_n}{H}=\dfrac{1344000}{0,4}=3360000\left(J\right)\)

    Khối lượng dầu hỏa cần đốt cháy là:

    \(m=\dfrac{Q}{q}=\dfrac{3360000}{44.10^6}\approx0,0764\left(kg\right)\)

    Lượng dầu hỏa trung bình đốt cháy trong một phút là:

    \(m'=\dfrac{m}{t}=\dfrac{0,0764}{10}=0,00764\)(kg/phút)

      bởi NGUYEN DUC HUY 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một thỏi sắt có khối lượng 3kg ở nhiệt độ ban đầu 300C. (3đ)
    Tính nhiệt lượng cần cung cấp để nung nóng khối sắt lên tới 2000C? Biết nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kg.K.
    Thả khối sắt đã được nung nóng trên (lên tới 2000C) vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 500 Hỏi nhiệt độ ban đầu của nước là bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K

      bởi het roi 07/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m1= 3kg

    m2= 2,5kg

    t= 500°C

    t1= 300°C

    t2= 2000°C

    C1= 460 J/kg.K

    C2= 4200J/kg.K

    ----------------------

    Nhiệt lượng cần thiết để khối sắt nóng từ 300°C đến 2000°C là:

    Q1= m1*C1*(t2-t1)= 3*460*( 2000-300)= 2346000(J)

    Nhiệt lượng của khối sắt tỏa ra khi cho vào 2,5kg nước:

    Q2= m1*C1*(t2-t)= 3*460*(2000-500)= 2070000(J)

    Nhiệt lượng mà 2,5kg nước thu vào là:

    Q3= m2*C2*(t-t3)= 2,5*4200*(500-t3)

    * Theo bài ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    Q2=Q3

    <=> 2070000= 2,5*4200*(500-t3)

    => t3= 302,8°C

    =>> Vậy nhiệt độ ban đầu của 2,5kg nước là 302,8°C

      bởi Ngọc Thiện 07/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • có hai người công nhân làm việc kéo gạch lên tầng 2. người thứ nhất kéo đc 30kg trong 1,5h , người thứ 2 kéo đc tải nặng 45kg trong 2,4h . biết mỗi tầng cao 4m

    a) tính công thực hiện đc của mỗi người

    b) tính công suất---------------------------

      bởi thanh duy 16/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • P=10m =30.10=300N

    P=10m=45.10=450N

    công thực hiện được của người đó là : An1=300.4.2=2400J

    công thực hiện của người 2 là :An2=450.4.2=3600J

    công suất của người 1 là P1=An1/t1=2400/1,5=1600J

    công suất người 2 là P2=An2/t2=3600/2.4=1500J

    ta cũng có thể tính vận tốc của từng người rồi áp dụng P=A/t =F.s/T=F.v

      bởi phuong ngan 16/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • nói???

      bởi Nguyễn Hoàng Tuân 26/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON