YOMEDIA
NONE

Bên ngoài xilanh động cơ của xe máy thường gắn các kim loại màu trắng nhằm mục đích gì ?

Bên ngoài xilanh động cơ của xe máy thường gắn các kim loại màu trắng điều đó nhằm mục đích gì ?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (37)

  • Bên ngoài xilanh động cơ của xe máy thường gắn các kim loại màu trắng điều đó nhằm mục đích gì ?

    Trả lời :

    Ta đã biết vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ nhiệt càng nhiều.

    Nên : Bên người xilanh động cơ của xe máy thường gắn các kim loại màu trắng nhằm giảm đi sự hấp thụ nhiêt.

      bởi Nguyễn Thị Thuý Quyên 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • .

    Khi trời rét chở trẻ em bằng xe đạp hoặc xe máy người ta thường trùm đầu bằng cái khăn Voan buộc lỏng làm như thế có tác dụng gì ?

      bởi Lê Vinh 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì khi trời lạnh nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ môi trường nên cơ thể sẽ dễ bị mất nhiệt ( cảm lạnh) nên khi ra đường ngừoi ta thường trùm đầu em bé bằng khăn Voan để giảm đi sự mất nhiệt của cơ thể (khăn Voan được làm từ vải hoặc len có khả năng dẫn nhiệt rất thấp) giúp cho bé k bị cảm banh

      bởi Trần Đức Duy 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • ben ngoai xi lanh động cơ của xe máy thường gắn các kim loại màu trắng điều đó nhằm mục đích gì ?

      bởi Truc Ly 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vì màu trắng sẽ phản lại các tia nhiệt của mặt trời tránh để xi lanh động cơ nóng lên và nhanh hỏng

      bởi Nguyễn Kim Thoa 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đối lưu là gì ? Bức xạ nhiệt là gì?

      bởi Mai Thuy 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đối lưu là gì ? Bức xạ nhiệt là gì?

    1. Đối lưu: Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

    2. Bức xạ nhiệt: Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.

      bởi Nguyễn Quốc Bảo 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Sự đối lưu có thể xảy ra trong chất khí hay không ?

      bởi nguyen bao anh 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Sự đối lưu có thể xảy ra trong chất khí, vì khi đun nóng thì cũng giống như chất lỏng, chất khí sẽ tạo thành dòng, phần nóng trước đi lên và phần chưa nhận được nhiệt sẽ đi xuống, nên trong chất khi cũng có thể xảy ra đối lưu.

      bởi Phạm Ngọc Phương Trâm 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • nước màu tím chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống hay di chuyển hỗn độn theo mọi phương

      bởi Lê Nhật Minh 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nước màu tím di chuyển hỗn độn theo mọi phương, vì các phần tử cấu tạo nên nó đầu chuyển động hỗn độn về mọi phía.

      bởi Tằng Hồng 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vì sao ta đun ở đấy ấm mà toàn mà toàn bộ khối nước lại nóng lên.nhiệt năng đã truyền như thế nào trong trường ợp đun nước

      bởi Co Nan 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì khi ta đun nước ở đáy, phần nước sẽ nhận được nhiệt trước nên sẽ nóng lên, thể tích tăng (khối lượng riêng giảm) nên lượng nước ở đáy này sẽ di chuyển lên phía trên, còn phần nước ở trên (khôi sluowngj riêng lớn hơn) nên sẽ chuyển động xuống dưới, cứ như thế toàn bộ nước trong ấm sẽ được đun nóng. Nhiệt năng truyền theo dòng đối lưu.

      bởi Hồ Kim Quý 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • khi đun nước ta thấy nước nóng dần lên và sau 1 thời gian thì nước sẽ sôi.hiện tượng này chứng tỏ đều gì .đây có phải là hiện tượng dẫn nhiệt không

      bởi Mai Vàng 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • khi đun nước ta thấy nước nóng dần lên và sau 1 thời gian thì nước sôi, chứng tỏ nước đã nhận nhiệt lượng do bếp cung cấp, đây không phải là hiện tượng dẫn nhiệt mà là truyền nhiệt từ bếp đun vào ấm nước.

      bởi Thùy Linh Nguyễn 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho ví dụ về đối lưu

      bởi Anh Trần 06/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 vd khác: Khi đốt rơm(rạ, rác, ....nói chung là đốt cái j đó tạo ra khói) dòng khói ở dưới nóng và nhẹ hơn nên bay lên trên, không khí ở trên cao lạnh và nặng hơn nên di chuyển xuống dưới --> dòng đối lưu

      bởi Khả Kỳ Lâm 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giaỉ thích tại sao khi bỏ thuốc tím vào 1 cốc nước lạnh và 1 cốc nước nong ta thấy ở cốc nước lạnh thuốc tím lâu hoà tan hơn so với cốc nước nóng

      bởi May May 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vì nhiệt độ càng cao các phân tử , nguyên tử cấu tạo nên nó chuyển đọng càng nhanh => các phân tử nc ở nước nóng chuyển động nhaanh hơn các phân tử nước lạnh => hiện tượng khuếch tán ở cốc nước nóng xảy ra nhanh hơn => ở nước lạnh thốc tím hòa tan lâu hơn nước nóng

      bởi Hoa thị LÁ Lá 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao trong chân không chỉ có hiện tượng truyền nhiệt là bức xạ nhiệt

      bởi thu hằng 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì chân không không chứa vật chất nên không thể tạo thành các dòng đối lưu cũng như không thể dẫn nhiệt. Chân không chỉ có thể truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng giúp năng lượng Mặt trời có thể truyền xuống Trái đất. Vậy trong chân không chỉ có hình thức truyền nhiệt là bức xạ nhiệt.

      bởi Nguyễn Phương Thịnh 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hãy so sánh 3 hiện tượng dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt?

      bởi Tram Anh 22/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bạn tự tìm nha mình cho bạn khái niệm của 3 này nè

    1. DẪN NHIỆT (CONDUCTION)
    Là sự truyền nhiệt bên trong vật thể hoặc thông qua tiếp xúc trực tiếp trên bề mặt.
    Lượng nhiệt truyền qua hình thức dẫn nhiệt được tính toán theo định luật Fourier. Nhiệt lượng này tỷ lệ thuận với hệ số dẫn nhiệt k và tỷ lệ nghịch với độ dày d của mỗi loại vật liệu.
    - Một ví dụ đơn giản về sự dẫn nhiệt: nếu một đầu thanh kim loại bị đốt nóng, nhiệt sẽ truyền sang đầu thanh bên kia.
    Nhiệt cũng truyền lên bề mặt thanh kim loại và truyền vào không khí xung quanh với nhiệt lượng giảm đi.
    - Một ví dụ khác: nhiệt từ bếp điện, dẫn sang ấm kim loại, đun sôi nước trong ấm. Nhiệt luôn luôn truyền dẫn từ nóng sang lạnh theo cách ngắn nhất và dễ dàng nhất.
    Nhìn chung, vật liệu có tỷ trọng càng cao thì càng dẫn nhiệt tốt. Chất rắn, thủy tinh và nhôm là vật liệu dẫn nhiệt tốt.

    2. ĐỐI LƯU NHIỆT (CONVECTION)
    Là sự truyền nhiệt sinh ra do sự chuyển động của chất lỏng hoặc chất khí. Trong nhà, khí nóng luôn di chuyển lên trên, một phần sang bên. Quy trình này gọi là đối lưu tự nhiên.
    Chẳng hạn như: lò sưởi, con người, sàn nhà, tường nhà, v.v.. bị giảm nhiệt lượng do truyền nhiệt sang không khí lạnh hơn tiếp xúc xung quanh. Nhiệt lượng gia tăng này làm không khí bị giãn nở, trở nên nhẹ hơn và bị thay thế bởi không khí bên dưới mát hơn và nặng hơn. Đối lưu nhiệt còn có thể bị tác động cưỡng bức bởi quạt, được gọi là “đối lưu cưỡng bức”.

    3. BỨC XẠ NHIỆT (RADIATION)
    Là sự truyền nhiệt (năng lượng nhiệt) dưới dạng sóng điện từ (tia hồng ngoại - Infrared rays) xuyên qua khoảng không. Sóng bức xạ, giống như sóng radio nằm giữa sóng ánh sáng và sóng radar (có quang phổ từ 3-15 micron). Vì vậy, khi nói đến sóng bức xạ, ta chỉ đề cập đến tia hồng ngoại. Mọi bề mặt đều phát xạ, chẳng hạn như dàn nóng máy lạnh, bếp, mái sàn, vách và ngay cả các vật liệu cách nhiệt thông thường, đều phát xạ ở các cấp độ khác nhau. Nhiệt bức xạ KHÔNG NHÌN THẤY được và KHÔNG CÓ NHIỆT ĐỘ, thực chất là một dạng truyền năng lượng. Chỉ khi tia bức xạ đập vào một bề mặt, năng lượng bức xạ mới sinh ra nhiệt làm cho bề mặt này nóng lên.
    Khái niệm này có thể hình dung rõ hơn qua ví dụ sau: vào ngày nắng, nhiệt bức xạ từ mặt trời chiếu vào xe hơi, xuyên qua lớp kính làm cho kính nóng lên. Ngoài ra, mặt trời cũng làm cho phần vỏ xe nóng lên, bức xạ tiếp vào bên trong xe. Bức xạ nhiệt từ mặt trời, đập vào vách và mái nhà. Do đó các vật liệu này sẽ hấp thụ nhiệt lượng đó và nóng lên. Nhiệt này truyền vào mặt trong của vách và mái nhà thông qua quá trình dẫn nhiệt, tiếp theo đó là bức xạ tiếp tục vào không gian bên trong. Các bề mặt này tiếp tục phát xạ làm cho làn da con người hứng chịu bức xạ nhiệt xuyên qua không khí. Chính bức xạ thứ cấp này là nguyên nhân gây ra sự “nóng hầm” trong nhà, đem lại cảm giác nóng bức khó chịu cho con người.

      bởi Phương Thảo 22/02/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • – Tại sao ở nước ta khi ngta sơn cửa, tường nhà ko nên sơn màu sẫm ???

    – Tại sao trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun nước thường đặt ở dưới gần sát đầy ấm, không được đặt ở trên???

    – Tại sao máy lạnh trong phòng thường được gắn ở vị trí cao, lò sưởi thì đặt ở phía dưới thấp???

    – Tại sao Trời lạnh sờ tay vào thép thấy lạnh hơn sờ vào gỗ? Có phải vì nhiệt độ của thép thấp hơn của gỗ ko???

      bởi Nguyễn Xuân Ngạn 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • - vì những vật có màu sẫm thì hấp thụ nhiệt tốt nên ko sơn màu sẫm để nhà ko bị nóng

    - vì khi đun lượng nc ở dưới nóng trc và nó sẽ di chuyển lên trên cho lượng nc lạnh ở trên xuống dưới giúp nc nóng đều , nhanh sôi. và đặt ở dưới để có thể đun đc nhiều nc

    - ko. vì thép hấp thụ nhiệt tốt hơn gỗ nên khi tay chạm vào thép thì thép hấp thụ nhiệt ở tay ta làm tay có nhiệt đô thấp hơn thép => thấy lạnh, gỗ thì nguoc lại

      bởi Phạm Thịnh 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hãy chứng tỏ rằng sự truyền nhiệt từ mặt trời đến trái đất không phải là dẫn nhiệt, đối lưu mà đó là bức xạ nhiệt.

      bởi A La 06/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • dối lưu và dẫn nhiệt là hai hình thức truyền nhiệt ko qua chân ko, mà từ Mt tới trái đất mới trường chân ko chiếm tỉ lệ lớn nên ko thể dùng dẫn nhiệt và đối lưu. Phải dùng hình thức bức xạ nhiệt ( có thể truyền nhiệt trong mt chân ko)

    Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia đi thẳng mà Mt truyền nhiệt bằng các tia tử ngoại, hồng ngoại, tia cực tím nên sự truyền nhiệt từ Mt tới trái đất là bức xạ nhiệt.

      bởi Đỗ Thị Thu Trang 06/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao về mùa hè nếu ở nhà lợp ngói, lá thì thấy mát hơn ở nhà lợp tôn. Còn về mua đông ở trong nhà lợp ngói, lá thì ấm hơn nhà lập tôn?

      bởi thuy tien 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vì ngói, lá đều là những vật liệu truyền nhiệt kém, còn mái tôn được làm từ kim loại, mà kim loại thì dẫn nhiệt tốt nên khi vào mùa hè trời nóng thì nhà lợp ngói hay lá thì lại mát hơn nhà lợp tôn, vào mùa đông thì nhà lợp ngói, lá sẽ ấm hơn nhà lợp tôn nên khi vào mùa hè trời nóng thì nhà lợp ngói hay lá thì lại mát hơn nhà lợp tôn, vào mùa đông thì nhà lợp ngói, lá sẽ ấm hơn nhà lợp tôn. Đó cũng chính là lí do vì sao ở những nhà lợp tôn người ta thường lắp thêm một tấm nhựa dưới mái tôn là để giảm sự truyền nhiệt của mái tôn xuống căn nhà.

      bởi Lê Duy Ánh Dương 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1,vào mùa đông ta dễ dàng nhận thấy rằng : nếu ta sờ vào thanh kim loại thì ta có cảm giác lạnh .1 người cho rằng nhiệt lượng lạnh đã truyền từ thanh kim loại sang tay làm cho tay lạnh đi .Theo em nói như vậy có đúng không? tại sao?

    2,tại sao vào mùa hè nước trong ruộng lại rất nóng có thể làm cho cá chết?giải thích?

      bởi Bánh Mì 21/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1, điều đó là sai.Bởi vì vào mùa đông ,nhiệt độ của thanh kim loại thấp hơn nhiệt độ của tay ta,mà nhiệt lượng không thể truyền từ vật có nhiệt độ thấp sang vật có nhiệt độ cao được

    có thể nói đúng hơn là:khi ta sờ tay vào thanh kim loại ,do nhiệt độ tay ta cao hơn nhiệt độ của thanh kim loại nên sẽ có sự truyền nhiệt năng từ tay ta sang thanh kim loại .kết quả ,tay bị mất nhiệt năng nên ta có cảm giác lạnh

      bởi Phạm Thảo Uyên 21/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hãy giải thích tại sao trong ấm đun nước bằng miệng dây đốt nóng được đặt gần sát đáy ấm còn trong nhà muốn làm lạnh thì máy điều hòa phải đặt ở trên.

    #Help_me.

    #Thanks

      bởi Tran Chau 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dây đốt nóng được đặt phía dưới vì khi nhiệt độ tăng cao, nước nóng trước sẽ giản nở, khối lượng riêng sẽ nhẹ hơn. Nên nổi lên trên tạo thành các dòng đối lứu khiến nước nóng nhanh hơn.

    Máy điều hóa được đặt ở phía trên vì: Khi làm lạnh, không khí co lại, khối lượng riêng tăng, không khí đi từ phía trên xuống, lớp không khí dới lên tạo dòng đói lưu, khisn nước nhanh khô hơn.

      bởi Hồ Kim Quý 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hãy giải thích hiện tượng trên :

    Thả 1 chú cá vào 1 cái chai nhỏ. Dùng đèn cồn đốt cháy miệng của cái chai. Miệng chai sôi lên hơi khói bốc lên ngùn ngụt nhưng chú cá vẫn có thẻ bơi đc dưới đáy chai ???

    Nhớ là chỉ thực hiện trong thời gian ngắn ko thì chú cá sẽ bị luộc chín đó nhé !!

    Gợi ý: Ở bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt

      bởi Ngoc Nga 06/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Sao ai cx làm là ko khí dẫn nhiệt kém nhỉ.Nó ko đúng lắm vì chú cá ở trong nước mà .

    Theo em, vì nước dẫn nhiệt kém nên dù nước ở miệng chai sôi vẫn chưa ảnh hưởng đến chú cá trong 1 thời gian ngắn, chú cá vẫn có thể tung tăng bơi lội dưới đáy chai nhưng để lâu nước sẽ nóng lên thì cá sẽ bị luộc chín

      bởi Trần Thị Thu Uyên 06/04/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Các bạn cúp minh luôn cái mai mình phai lộp rôi có bạn nào làm dc thì làm hộ minh nhé

      bởi hoàng duy 15/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ta có: Nhiệt lượng cần cung cấp đẻ đun sôi nước là :

    Q=m.c.(t2-t1)=787500J

    =>787500=m.4200.(100-25)

    =>m=2,5kg

    Ta có 1l=1dm3=0,001m3

    Lượng nước trong bình là :

    \(V=0,001.2,5=\dfrac{1}{400}m^3\)

      bởi Kane's Khang 15/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON