YOMEDIA
NONE

Tác dụng sinh lý của dong điện có lợi hay có hại ?

Tác dụng sinh lý của dong điện có lợi hay có hại ? Trường hợp có hại hãy nêu cách phòng tránh?

giúp mình nha mọi người

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (3)

  • *Nguy hiểm
    Độ nguy hiểm của điện giật phụ thuộc vào cường độ dòng điện, vào thời gian dòng điện chạy qua người, và vào đường đi của dòng điện trên cơ thể người.

    * Ích lợi

    -Làm giảm ngưỡng kích thích của sợi cơ vận động
    -Giảm tính đáp ứng của thần kinh cảm giác do đó giảm đau
    -Gây giãn mạch ở phần cơ thể giữa hai điện cực
    -Tăng cường khả năng dinh dưỡng của vùng có dòng điện đi qua.
    -Các tác dụng của dòng điện qua cơ thể được ứng dụng trong châm cứu hay điện châm và là cơ sở của liệu pháp Galvani, trong đó người ta đưa dòng điện một chiều cường độ tới hàng chục mA vào cơ thể và kéo dài nhiều phút.

    *CÁCH PHÒNG TRÁNH

    1. Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà

    2. Dây điện trong nhà phải được đặt trong ống cách điện và dùng loại dây có vỏ bọc cách điện, có tiết diện dây đủ lớn

    3. Phải lắp cầu dao hay áptơmát ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện

    4. Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài…) phải mang găng tay cách điện hạ thế

    5. Không đóng cầu dao, bật công tắc điện khi tay ướt, chân không mang dép, đứng nơi ẩm ướt

    6. Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy nổ

    7. Các thiết bị điện, đồ dùng điện, cầu dao điện, công tắc, ổ cắm điện… bị hư hỏng phải sửa chữa, thay thế ngay

    8. Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có chất lượng kém

    9. Không tới gần hoặc đưa bất cứ vật gì đến gần đường dây điện 22kV trong phạm vi 2 mét

    10. Không cất nhà ở, công trình gần cột điện cao áp 22kV trong phạm vi 3 mét

    11. Không đào đất gần móng cột điện gây khả năng lún, sụt cột; không đắp đất lên cao làm giảm khoảng cách an toàn từ dây dẫn điện đến mặt đất.

    12. Không lắp đặt ăng-ten, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo hoặc các vật dụng khác tại các vị trí mà khi đổ, rơi sẽ va quệt vào công trình lưới điện.

    13. Không quăng, ném, bắn bất kỳ vật gì lên đường dây điện, vào công trình điện.

    14. Không thả diều, bóng bay, các vật bay khác… trong phạm vi bảo vệ công trình điện.

    15. Khi phát hiện cột điện đổ hoặc dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao hồ... người dân không được đến gần và phải cấp báo cho mọi người xung quanh biết, tìm cách lập rào chắn và báo ngay cho tổ điện gần nhất.

    banh

      bởi huynhthi myhanh 24/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Đưa vật A lại gần vật B, ta thấy chúng hút nhau. Hỏi có thể khẳng định cả 2 vật đều đã bị nhiễm điện hay không?Vì sao?

      bởi hoàng duy 24/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có thể khẳng định cả 2 vật đều nhiễm điện. Theo quy ước, hai vật đã nhiễm điện khác dấu (+) và (-) hay (-) và (+) hút nhau, vậy hai vật A và B phải nhiễm điện khác dấu mới có thể hút nhau

      bởi Phạm Mạnh Tiến 24/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON