Giải hệ phương trình \(\left\{\begin{matrix} \sqrt[3]{x^{2}-xy+1}+\sqrt[3]{y^{2}-xy+1}-2=2(x-y)^{2}
Giải hệ phương trình
\(\left\{\begin{matrix} \sqrt[3]{x^{2}-xy+1}+\sqrt[3]{y^{2}-xy+1}-2=2(x-y)^{2}\\(16xy-5)(\sqrt{x}+\sqrt{y})+4=0 \end{matrix}\right.\)
Trả lời (1)
-
ĐK: \(x\geq 0,y\geq 0\). Đặt \(u=\sqrt[3]{x^{2}-xy+1},v=\sqrt[3]{y^{2}-xy+1}\Rightarrow 2(x-y)^{2}=2(u^{3}+v^{3})-4\). Từ đây suy ra \(u^{3}+v^{3}\geq 2\; \; \; (1)\)
Phương trình đầu của hệ trở thành \(u+v-2=2(u^{3}+v^{3})-4\Leftrightarrow \frac{u^{3}+v^{3}}{2}=\frac{u+v+2}{4}\; \; \; (2)\). Từ (1) và (2) suy ra \(u+v\geq 2> 0\; \; \; (3)\). Ta chứng minh được \(\frac{u^{3}+v^{3}}{2}\geq (\frac{u+v}{2})^{3}\; \; \; (4)\), với mọi u, v thỏa mãn (3). Đẳng thức ở (4) xảy ra khi u = v. Từ (2) và (4) dẫn tới \(\frac{u+v+2}{4}\geq (\frac{u+v}{2})^{3}\Leftrightarrow (u+v-2)((u+v+1)^{2}+1)\leq 0\Leftrightarrow u+v\leq 2\; \; \; (5)\)
Từ (3), (5) => u + v = 2. Từ đây và (2) suy ra \(u^{3}+v^{3}=2\) hay \((x-y)^{2}=0\Leftrightarrow x=y\). Thử lại, thấy x = y thỏa mãn phương trình đầu của hệ.
Vậy \(\sqrt[3]{x^{2}-xy+1}+\sqrt[3]{y^{2}-xy+1}-2=2(x-y)^{2}\Leftrightarrow x=y\)
Thế y = x vào phương trình thứ hai trong hệ phương trình đã cho, ta được \((16x^{2}-5)\sqrt{x}+2=0\; \; \; (6)\). Ta thấy x = 0 không là nghiệm của (6). Với x > 0 thì (6) trở thành \(8x^{2}+\frac{1}{\sqrt{x}}=\frac{5}{2}\; \; \; (7)\). Áp dụng BĐT Cô si (Cauchy) \(8x^{2}+\frac{1}{\sqrt{x}}=8x^{2}+\frac{1}{4\sqrt{x}}+\frac{1}{4\sqrt{x}}+\frac{1}{4\sqrt{x}}+\frac{1}{4\sqrt{x}}\geq \frac{5}{2}.\)
Nên (7) \(\Leftrightarrow 8x^{2}=\frac{1}{4\sqrt{x}}\Leftrightarrow x=\frac{1}{4}\). Dẫn tới (6) \(\Leftrightarrow x=\frac{1}{4}\). Tức là HPT \(\Leftrightarrow x=y=\frac{1}{4}\). Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất \((\frac{1}{4};\frac{1}{4})\)
Ghi chú: Để giải phương trình (6) ta có thể đặt \(t=2\sqrt{x},t\geq 0,\) khi đó (6) trở thành \(t^{5}-5t+4=0\Leftrightarrow (t-1)^{2}(t^{3}+2t^{2}+3t+4)=0\Leftrightarrow t=1\) (do \(t\geq 0\)).
Từ đó tìm ra \(x=y=\frac{1}{4}\)
bởi Hoai Hoai 09/02/2017Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
hàm số y=-3x² x-2 nghịch biến trên khoảng nào sau đây? A. (1/6; ∞) B. (-∞;1/6) C. (-1/6; ∞) D. ( ∞;1/6)
23/11/2022 | 0 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết phương trình đường tròn (C) trong trường hợp sau: (C) có tâm I(3 ; – 7) và đi qua điểm A(4 ; 1)
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cho elip (E): \(\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{4} = 1\). Tìm điểm P thuộc (E) thoả mãn OP = 2,5.
24/11/2022 | 1 Trả lời