YOMEDIA
NONE

Trình bày vòng đời và biện pháp phòng tránh giun đũa

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

1)Vai trò của nghành ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH ?

2)So sánh ( nêu điểm giống và khác nhau ) giữa trùng roi và thực vật ?

3) Phân tích sơ đồ vòng đời của giun đũa ?

4) Biện pháp phòng tránh giun đũa kí sinh ?

5)Trình bày vai trò thực tiễn ( nêu lợi ích và tác hại ) của sâu bọ ?

6) Đặc điểm chung của nghành chân khớp ?

7) Vì sao châu chấu phải lột xác nhiều lần mới thành con châu chấu trưởng thành ?
8) Trình bày cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lặn trong nước ?

GIÚP MÌNH VỚI CÁC BẠN ƠI hihi

 

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Câu 1: Vai trò của ngành động vật nguyên sinh là:

    - Làm thức ăn cho động vật nhỏ

    - Có ý nghĩa về địa chất

    Câu 2

    Giống nhau:

    - Có cấu tạo từ tế bào, gồm nhân, chất nguyên sinh
    - Khi có ánh sáng có khả năng tự dưỡng
    Khác nhau:
    - Trùng roi :
    + Thuộc giới động vật
    + Có khả năng di chuyển ( nhờ roi)
    + Sống theo kiểu dị dưỡng và tự dưỡng
     
    - Thực vật :
    +Thuộc giới thực vật
    + Không có khả năng di chuyển
    + Sống theo kiểu dị dưỡng
    Câu 2:
    Vòng đời giun đũa : Giun đũa đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, gặp đất ẩm và thoáng khí nó phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng, con người ăn phải trứng giun ( qua rau sống, quả tươi…) , giun sẽ chui đến ruột non, ấu trùng chui ra , vào máu ,đi qua tim, phổi ,rồi lại về ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh ở đây.

    Bài 4: Các biện pháp phòng tránh giun đũa kí sinh là:

    + Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn

    + Quets dọn nhà cửa sạch sẽ

    + Ăn chín uống sôi

    + Tẩy giun định kì 1-2lần/năm

    Câu 5:

    - Lợi ích:

    + Làm thuốc chữa bệnh

    + Làm thực phẩm

    + Thụ phấn cho cây trồng

    + Làm thức ăn cho động vật khác

    + Diệt các sâu bọ có hại

    + Làm sạch môi trường

    - Tác hại:

    + Là động vật truyền bệnh

    + Gây hại cho cây trồng

    + Làm hại cho sản xuất nông nghiệp

    Câu 6: Đặc điểm chung của ngành chân khớp là:

    + Cơ thể thường chia làm 3 phần là đầu, ngực, bụng

    + Phần phụ chân khớp phân đốt, các đốt khớp động với nhau làm phần phụ rất linh hoạt.
    + Cơ quan miệng gồm nhiều phần phụ tham gia để bắt, giữ và chế biến mồi.
    + Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác, thay vỏ cũ bằng vỏ mới thích hợp với cơ thể.
    + Vỏ kitin có chức năng như bộ xương ngoài.
    + Có cấu tạo mắt kép gồm nhiều ô mắt ghép lại.
    + Có tập tính chăn nuôi các động vật khác.

    Câu 7:

    Vì lớp vỏ kitin của cơ thể chúng kém đàn hồi nên khi lớn lên, vỏ cũ phải bong ra để vỏ mới hình thành. Trong khoảng thời gian trước khi vỏ mới cứng lại thì châu chấu non lớn lên một cách nhanh chóng.

    Câu 8: Cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lặn trong nước là:

    Thân cá chép hình thoi dẹp, mắt không có mi mắt, thân phủ vảy xương tì lên nhau như ngói lợp; bên ngoài vảy có một lớp da mỏng, có tuyến tiết chất nhày. Vây có những tia vây được căng bởi lớp da mỏng, khớp động với thân. Đó là những đặc điểm giúp cá bơi lội nhanh trong nước.

    Chúc bn hok tốtok
     


     

     

      bởi Sleoant Riproer 23/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF