YOMEDIA
NONE

Trình bày tình hình đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam

Tình hình đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Các bạn giúp mình vs mai mình thi rồi !! Làm ơn giúp mình vs mình tik!!

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • ĐDSH ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn trong đời sống tự nhiên và con người, thể hiện qua chức năng và tầm quan trọng của các hệ sinh thái. Không chỉ là nơi cư trú, môi trường sống của nhiều loài sinh vật, các HST còn có chức năng cung cấp các loại hình dịch vụ như sau:

    Dịch vụ cung cấp: HST mang đến những lợi ích trực tiếp cho con người, thường có giá trị kinh tế rõ ràng, đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực của đất nước; duy trì nguồn gen tạo giống vật nuôi, cây trồng; cung cấp các vật liệu xây dựng và các nguồn nguyên liệu, dược liệu; cung cấp khoảng 80% lượng thủy sản khai thác từ vùng biển ven bờ và đáp ứng gần 40% lượng protein cho người dân. Nghề thủy sản đem lại nguồn thu nhập chính cho khoảng 8 triệu người và một phần thu nhập cho khoảng 12 triệu người.

    Tổng trữ lượng hải sản ở biển Việt Nam ước tính khoảng 3,075 triệu tấn (số liệu điều tra giai đoạn 2011-2012 của Viện Nghiên cứu hải sản). Tổng sản lượng khai thác nên ở mức 1,7 đến 1,9 triệu tấn năm. Hiện nay, tổng sản lượng khai thác đang ở mức 2,7 triệu tấn/năm.

    Dịch vụ văn hóa: HST không chỉ cung cấp những lợi ích vật chất trực tiếp mà còn đóng góp vào những nhu cầu lớn hơn của xã hội. Các HST có tính ĐDSH cao cung cấp giá trị vô cùng to lớn cho các ngành giải trí ở Việt Nam với các loại hình du lịch sinh thái, hứa hẹn đem lại nhiều giá trị kinh tế và góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của ĐDSH và công tác bảo tồn thiên nhiên (BTTN). Khoảng 70% tăng trưởng du lịch là từ các vùng duyên hải có các HST tự nhiên giàu ĐDSH. Theo báo cáo của 14/30 VQG và các khu BTTN, năm 2011 đã đón tiếp 728.000 lượt khách, với tổng doanh thu trên 30 tỷ đồng.

    Dịch vụ điều tiết: Dịch vụ điều tiết bao gồm: sự điều hòa khí hậu thông qua lưu trữ cacbon và kiểm soát lượng mưa, lọc không khí và nước, phân hủy các chất thải trong môi trường, giảm nhẹ những tác hại của thiên tai như lở đất hay bão lũ. Giá trị lưu giữ và hấp thụ cacbon của rừng Việt Nam là rất đáng kể, đặc biệt là rừng tự nhiên. Giá trị này tỷ lệ thuận với trữ lượng và sinh khối rừng. Kết quả nghiên cứu đã xác định: giá trị lưu giữ cacbon của rừng tự nhiên là 35-85 triệu đồng/ha/năm và giá trị hấp thụ cacbon hàng năm khoảng 0,4-1,3 triệu đồng/ha/năm đối với Miền Bắc. Ở Miền Trung, giá trị lưu giữ cacbon trong khoảng 37- 91 triệu đồng/ha/năm và giá trị hấp thụ cacbon là 0,5- 1,5 triệu đồng/ha/năm. Ở Miền Nam, giá trị lưu giữ cacbon là 46-91 triệu đồng/ha/năm và giá trị hấp thụ cacbon là 0,6-1,5 triệu đồng/ha/năm.

    Dịch vụ hỗ trợ: Đây là yếu tố thiết yếu trong các chức năng của HST và gián tiếp ảnh hưởng đến tất cả các loại dịch vụ khác. Có thể ví dụ về dịch vụ hỗ trợ như sự hình thành đất hay quá trình sinh trưởng của thực vật. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm phải chịu từ 5 đến 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn. Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu HST rừng ngập mặn (MERC) cho thấy, hệ thống rễ dày đặc của các loài cây rừng ngập mặn có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ đất ven biển và vùng cửa sông. Chúng vừa ngăn chặn hiệu quả sự công phá bờ biển của sông, vừa làm vật cản cho trầm tích lắng đọng như giữ hoa lá, cành rụng trên mặt bùn và phân hủy tại chỗ nên bảo vệ được đất. Một số loài cây tiên phong như Mắm biển, Mắm trắng, Bần trắng sinh trưởng trên đất bồi non có khả năng giữ đất phù sa, mở rộng đất liền ra phía biển như ở vùng Tây Nam mũi Cà Mau, dọc sông Đồng Tranh, Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh, các bãi bồi ở cửa sông Hồng.

    Các nghiên cứu cho thấy, các dải rừng ngập mặn ven biển Việt Nam góp phần giảm ít nhất 20 – 50% thiệt hại do bão, nước biển dâng và sóng thần gây ra. Đặc biệt, hệ thống rừng ngập mặn trồng ven đê còn đóng vai trò là tấm là chắn xanh, giảm 20 – 70% năng lượng của sóng biển, đảm bảo an toàn cho các con đê biển, giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng cho việc duy tu, sửa chữa đê biển.

      bởi Nguyễn Thị Thanh Thùy 04/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF