YOMEDIA
NONE

Nêu tác hại của trùng sốt rét, trùng kiết lị và biện pháp phòng bệnh

- Nêu tác hại của trùng sốt rét, trùng kiết lị và biện pháp phòng bệnh

- Nêu đặc điểm chung của ngành Ruột khoang, vai trò và kể tên 5 động vật nguyên sinh ở địa phương em

- Nêu đặc điểm cấu tạo của giun đũa, vòng đời và biện pháp phòng bệnh

- Nêu đặc điểm cấu tạo trong và ngoài ( tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, sinh dục ) của giun đất

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 1)

    - Tác hại:

    + Trùng sốt rét: Phá hủy hồng cầu của con người → Mất chất dinh dưỡng → Gây bệnh sốt rét

    + Trùng kiết lị: Nuốt hồng cầu của con người → Gây vết loét ở niêm mạc ruột → Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài → Gây ra bệnh kiết lị

    2)

    - Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:

    + Cơ thể có đối xứng tỏa tròn;

    + Thành cơ thể có 2 lớp tế bào. Giữa 2 lớp có tầng keo mỏng

    + Sống dị dưỡng

    + Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai

    + Ruột dạng túi

    - Vai trò của ngành ruột khoang:

    + Có lợi:

    *Cung cấp thức ăn và nơi ẩn nấp cho một số loài động vật

    *Phát triển du lịch

    *Làm vật liệu xây dựng, đồ trang sức,....

    + Có hại:

    *Một số loài sứa gây ngứa, độc cho con người

    *Một số rặng san hô lớn gây cản trở giao thông đường thủy

    3)

    - Đặc điểm cấu tạo của giun đũa:

    + Cấu tạo ngoài:

    *Hình trụ dài 25cm

    *Lớp vỏ cuticun bọc ngoài làm cơ thể căng tròn và không bị tiêu hóa bởi dịch tiêu hóa

    + Cấu tạo trong:

    *Thành cơ thể có lớp cơ dọc và biểu bì phát triển

    *Có khoang cơ thể chưa chính thức

    *Ống tiêu hóa thẳng: Từ ruột → hậu môn

    * Tuyến sinh dục dài và cuộn khúc

    - Vòng đời:

    + Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm & thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi, rồi về lại ruột non lần thứ hai mới chính thức kí sinh ở đấy.

    - Biện pháp:

    + Ăn ở sạch sẽ

    + Không ăn rau sống chưa qua sát trùng

    + Không uống nước lã,

    + Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi về ăn

    + Bảo quản thức ăn

    + Vệ sinh thân thể sạch sẽ

    + Diệt ruồi nhặng

    + Nhà cầu phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học (nhà cầu tự hoại hoặc 2 ngăn,..)

    4)

    - Đặc điểm cấu tạo của giun đất:

    + Cấu tạo trong:

    *Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch → làm căng cơ thể.
    *Hệ tiêu hoá: Phân hoá rõ (Lỗ miệng → hầu → thực quản → diều → dạ dày cơ → ruột tịt → hậu môn).
    *Hệ tuần hoàn kín : Mạch lưng , mạch bụng, mạch vòng ( Tim đơn giản), vòng hầu.
    *Hệ thần kinh : Chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh.

    + Cấu tạo ngoài:

    *Cơ thể dài đối xứng hai bên, thuôn hai đầu, phần đầu có miệng, hậu môn ở phía đuôi.
    *Phân nhiều đốt, mỗi đốt có vòng tơ ( chi bên).
    *Chất nhầy giúp cho da trơn.
    *Có đai sinh dục và lỗ sinh dục.


      bởi Vũ Hàn Như 16/10/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF