Nêu những giá trị của giun đất?
nếu những giá trị của giun đất
Trả lời (4)
-
Giá trị kinh tế
So với các loài giun đất khác, giun quế nhỏ hơn nhiều. Cơ thể nó chỉ dài độ 10 – 12cm. Con to nhất thì thân của nó cũng xấp xỉ bằng cọng hoa đồng tiền. Tuy nhiên, chúng đẻ khoẻ và lớn nhanh như thổi. Chúng là loài giun ăn phân. Các loại phân chúng đều ăn. Ngon nhất đối vói chúng là phân trâu, phân bò. Mang tiếng là giun đất nhưng chúng có thể sống hoàn toàn trong phân mà không có một tý đất nào. Đây là đặc điểm quan trọng mà bà con ta phải nhớ để tổ chức nuôi chúng.
Giun đất là loài lưỡng tính, có nghĩa là ở con nào cũng có cả yếu tố đực và yếu tố cái. Rấc tiếc, tạo hoá lại quên cho chúng một đường dần từ chỗ yếu tố đực đến chỗ yếu tố cái. Vì vậy, muốn sinh sản được hai chú giun phải tìm tới nhau. Chúng đi ngược chiều rồi quấn lấy nhau. Lúc đó, yếu tố đực của con này sẽ chuyển cho con kia và ngược lại. Hai con nhả nhau ra và sẽ cùng đẻ. Trong tự nhiên, chúng ta thấy chúng chỉ đi tìm nhau vao đêm khuya. Vì sao vậy? Vì rằng, chúng chưa có phổi. Nó hô hấp qua da. Khô da là chúng chết. Do đó, nó chỉ có thể ngoi lên mặt đất khô khan để đi tìm “người tình” khi sương đã xuống. Lúc mặt trời nhô lên, chúng lại vội vã tìm đường chui xuống và biến mất, để lại những đường ngoằn ngoèo trên mặt đất. Nếu chúng ta tổ chức những chỗ luôn luôn ẩm và tối thì chúng có thể “yêu nhau” suốt ngày.
Giun quế có hàm lượng đạm rất cao, nó chiếm tới trên 70% trọng lượng khô của giun. Rất khó có loài nào có thể sánh được với chúng. Ta cầm một vốc giun có nghĩa là đã cầm được một cục thịt. Ném vốc giun đó vào nồi cám lợn có nghĩa là chú lợn của ta đã được ăn như ăn cháo lươn rồi. Ngày nào cũng vậy thì lợn có mà… béo húp mắt! Gà, vịt, ngan, ngỗng càng cần giun. Nếu có giun để ăn thì chúng đẻ rất khỏe và lớn rất, nhanh. Không cần nhiêu, mỗi ngày mỗi con chỉ cần độ dăm bảy chú giun. Tất cả các loại cá và toàn bộ các loài thủy đặc sản như ba ba, ếch, lươn, trê lai, cua biển v.v… đều thích ăn giun. Vì vậy, giun luôn luôn là loại mồi câu hấp dẫn nhất. Đọc thêm Chăm sóc nuôi dưỡng các loại lợn P2 Giun đất còn tham gia tích cực vào công cuộc bảo vệ môi trường. Nó không hô hoán ầm ĩ mà lặng lè ngày đêm tham gia việc phân huỷ mọi loại rác thải hữu cơ mà con người tuồn ra.
Làm đất tơi xốp
Nuôi giun quanh gốc chanh là bí quyết của triệu phú 8x Nguyễn Hữu Hà - người mang giống chanh tứ quý về trồng trên mảnh đất chiêm trũng Hưng Yên. Giun làm đất tơi xốp, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn mà không cần hóa chất tăng trưởng.
Anh nuôi giun bằng cách cho ăn đậu tương. Nếu nghiền hạt đậu khô thành bột, rải quanh gốc cây, giun sẽ ăn hết 70% lượng đậu tương bón. Ngoài ra, có thể dùng cả cây đậu luộc lên rồi bón cho cây. Nhờ giun hỗ trợ đắc lực, mà vườn chanh 5,7ha cho tới 40 tấn quả, thu nhập trên 800 triệu mỗi năm.
Ủ phân hữu cơ
Để trồng tiêu không phân bón hóa học, nông dân xã Nâm N’Jang (huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông) sử dụng giun trùn quế để sản xuất nguồn phân hữu cơ giàu dinh dưỡng tại chỗ. Lão nông Hà Văn Kuôn cho biết, phân bò từ các hộ chăn nuôi được gom lại, trở thành thức ăn cho trùn quế. Sau khoảng một tháng ủ thì bón cho cây tiêu.
So với loại phân hữu cơ thông thường, phân trùn quế chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, thời gian phân hủy nhanh hơn. Nguồn phân bón này góp phần mang sản lượng 34.400 tấn mỗi năm về cho vùng hồ tiêu 27.500ha tại Đắk Song, đáp ứng nhu cầu trong nước và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi Mỹ, Nhật. Ngoài tiêu Nâm N’Jang, nhiều vùng sản xuất rau, cà phê nơi đây cũng nuôi giun để tạo phân.
Nuôi lợn bằng giun
Lợn, gà, tôm ăn giun quế hiện là hướng đi được nhiều địa phương lựa chọn phát triển kinh tế. Hợp tác xã Long Thịnh (xóm Đồng Nội, xã Phúc Trìu, Thái Nguyên) là một trong những đơn vị sử dụng giun quế làm thức ăn cho vật nuôi.
Đàn lợn 50 con chăn nuôi trên diện tích rộng 1.000m2 được ăn đậu tương, ngô, cám với khoảng 0,2kg giun quế mỗi ngày. Lợn nuôi 8-2 tháng cho giá bán cao 90.000 đồng mỗi kg. Đến nay, hợp tác xã đã cung cấp khoảng 4 tấn thịt cho thị trường Thái Nguyên và Hà Nội.
Trùn quế cũng được chọn làm thức ăn cho gà, tôm tại Bạc Liêu. Nhiều hộ nông dân nuôi giun làm thức ăn cho tôm, giữ sạch môi trường ao nuôi.
Xử lý chất thải nông nghiệp
Khoảng 38,5% phát thải khí nhà kính xuất phát từ nông nghiệp, theo báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường năm 2014. Có nhiều phương pháp xử lý chất thải hữu cơ trong trồng trọt và chăn nuôi như xây hầm bioga, sử dụng chế phẩm sinh học… Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi và chế biến gia súc còn phải đầu tư hàng tỷ đồng cho hệ thống xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường.
Tại Mỹ, Tom Herlihy - CEO R.T.Solution Inc đã sử dụng 8 triệu con giun đất xử lý môi trường trong trang trại nuôi bò từ năm 2004, biến nguồn chất thải thành loại phân bón giàu dinh dưỡng. Nghiên cứu cho thấy, 1-2 lạng giun có thế xử lý tối đa khoảng 300kg rác thải. Trong 60 ngày, đội ngũ giun đã sản xuất ra 600 tấn phân hữu cơ cho nông nghiệp.bởi Tuyền Khúc 10/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Giá trị kinh tế
So với các loài giun đất khác, giun quế nhỏ hơn nhiều. Cơ thể nó chỉ dài độ 10 – 12cm. Con to nhất thì thân của nó cũng xấp xỉ bằng cọng hoa đồng tiền. Tuy nhiên, chúng đẻ khoẻ và lớn nhanh như thổi. Chúng là loài giun ăn phân. Các loại phân chúng đều ăn. Ngon nhất đối vói chúng là phân trâu, phân bò. Mang tiếng là giun đất nhưng chúng có thể sống hoàn toàn trong phân mà không có một tý đất nào. Đây là đặc điểm quan trọng mà bà con ta phải nhớ để tổ chức nuôi chúng.
Giun đất là loài lưỡng tính, có nghĩa là ở con nào cũng có cả yếu tố đực và yếu tố cái. Rấc tiếc, tạo hoá lại quên cho chúng một đường dần từ chỗ yếu tố đực đến chỗ yếu tố cái. Vì vậy, muốn sinh sản được hai chú giun phải tìm tới nhau. Chúng đi ngược chiều rồi quấn lấy nhau. Lúc đó, yếu tố đực của con này sẽ chuyển cho con kia và ngược lại. Hai con nhả nhau ra và sẽ cùng đẻ. Trong tự nhiên, chúng ta thấy chúng chỉ đi tìm nhau vao đêm khuya. Vì sao vậy? Vì rằng, chúng chưa có phổi. Nó hô hấp qua da. Khô da là chúng chết. Do đó, nó chỉ có thể ngoi lên mặt đất khô khan để đi tìm “người tình” khi sương đã xuống. Lúc mặt trời nhô lên, chúng lại vội vã tìm đường chui xuống và biến mất, để lại những đường ngoằn ngoèo trên mặt đất. Nếu chúng ta tổ chức những chỗ luôn luôn ẩm và tối thì chúng có thể “yêu nhau” suốt ngày.
Giun quế có hàm lượng đạm rất cao, nó chiếm tới trên 70% trọng lượng khô của giun. Rất khó có loài nào có thể sánh được với chúng. Ta cầm một vốc giun có nghĩa là đã cầm được một cục thịt. Ném vốc giun đó vào nồi cám lợn có nghĩa là chú lợn của ta đã được ăn như ăn cháo lươn rồi. Ngày nào cũng vậy thì lợn có mà… béo húp mắt! Gà, vịt, ngan, ngỗng càng cần giun. Nếu có giun để ăn thì chúng đẻ rất khỏe và lớn rất, nhanh. Không cần nhiêu, mỗi ngày mỗi con chỉ cần độ dăm bảy chú giun. Tất cả các loại cá và toàn bộ các loài thủy đặc sản như ba ba, ếch, lươn, trê lai, cua biển v.v… đều thích ăn giun. Vì vậy, giun luôn luôn là loại mồi câu hấp dẫn nhất. Đọc thêm Chăm sóc nuôi dưỡng các loại lợn P2 Giun đất còn tham gia tích cực vào công cuộc bảo vệ môi trường. Nó không hô hoán ầm ĩ mà lặng lè ngày đêm tham gia việc phân huỷ mọi loại rác thải hữu cơ mà con người tuồn ra.
Làm đất tơi xốp
Nuôi giun quanh gốc chanh là bí quyết của triệu phú 8x Nguyễn Hữu Hà - người mang giống chanh tứ quý về trồng trên mảnh đất chiêm trũng Hưng Yên. Giun làm đất tơi xốp, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn mà không cần hóa chất tăng trưởng.
Anh nuôi giun bằng cách cho ăn đậu tương. Nếu nghiền hạt đậu khô thành bột, rải quanh gốc cây, giun sẽ ăn hết 70% lượng đậu tương bón. Ngoài ra, có thể dùng cả cây đậu luộc lên rồi bón cho cây. Nhờ giun hỗ trợ đắc lực, mà vườn chanh 5,7ha cho tới 40 tấn quả, thu nhập trên 800 triệu mỗi năm.
Ủ phân hữu cơ
Để trồng tiêu không phân bón hóa học, nông dân xã Nâm N’Jang (huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông) sử dụng giun trùn quế để sản xuất nguồn phân hữu cơ giàu dinh dưỡng tại chỗ. Lão nông Hà Văn Kuôn cho biết, phân bò từ các hộ chăn nuôi được gom lại, trở thành thức ăn cho trùn quế. Sau khoảng một tháng ủ thì bón cho cây tiêu.
So với loại phân hữu cơ thông thường, phân trùn quế chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, thời gian phân hủy nhanh hơn. Nguồn phân bón này góp phần mang sản lượng 34.400 tấn mỗi năm về cho vùng hồ tiêu 27.500ha tại Đắk Song, đáp ứng nhu cầu trong nước và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi Mỹ, Nhật. Ngoài tiêu Nâm N’Jang, nhiều vùng sản xuất rau, cà phê nơi đây cũng nuôi giun để tạo phân.
Nuôi lợn bằng giun
Lợn, gà, tôm ăn giun quế hiện là hướng đi được nhiều địa phương lựa chọn phát triển kinh tế. Hợp tác xã Long Thịnh (xóm Đồng Nội, xã Phúc Trìu, Thái Nguyên) là một trong những đơn vị sử dụng giun quế làm thức ăn cho vật nuôi.
Đàn lợn 50 con chăn nuôi trên diện tích rộng 1.000m2 được ăn đậu tương, ngô, cám với khoảng 0,2kg giun quế mỗi ngày. Lợn nuôi 8-2 tháng cho giá bán cao 90.000 đồng mỗi kg. Đến nay, hợp tác xã đã cung cấp khoảng 4 tấn thịt cho thị trường Thái Nguyên và Hà Nội.
Trùn quế cũng được chọn làm thức ăn cho gà, tôm tại Bạc Liêu. Nhiều hộ nông dân nuôi giun làm thức ăn cho tôm, giữ sạch môi trường ao nuôi.
Xử lý chất thải nông nghiệp
Khoảng 38,5% phát thải khí nhà kính xuất phát từ nông nghiệp, theo báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường năm 2014. Có nhiều phương pháp xử lý chất thải hữu cơ trong trồng trọt và chăn nuôi như xây hầm bioga, sử dụng chế phẩm sinh học… Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi và chế biến gia súc còn phải đầu tư hàng tỷ đồng cho hệ thống xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường.
Tại Mỹ, Tom Herlihy - CEO R.T.Solution Inc đã sử dụng 8 triệu con giun đất xử lý môi trường trong trang trại nuôi bò từ năm 2004, biến nguồn chất thải thành loại phân bón giàu dinh dưỡng. Nghiên cứu cho thấy, 1-2 lạng giun có thế xử lý tối đa khoảng 300kg rác thải. Trong 60 ngày, đội ngũ giun đã sản xuất ra 600 tấn phân hữu cơ cho nông nghiệp.bởi Đinh Trí Dũng 11/07/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản