YOMEDIA
NONE

Nêu những biện pháp duy trì đa dạng sinh học

1. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn. Giải thích vì sao ếch thường sống nơi ẩm ướt.

2.Nêu ưu điểm của sự khai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sinh.

3. Nêu đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc . Phân biệt thú guốc lẻ và thú guốc chẵn.

4.Dựa vào bộ răng phân biệt 3 bộ thu : ăn sâu bọ , gặm nhấm,ăn thịt.Lấy 2 tên đại diện cho mỗi bộ.

5.Trình bày xu hướng tiến hóa về tổ chức cơ thể của động vật.

6.Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính.

7.Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học. Nêu ưu điểm và nhược điểm của những biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.

8.Nêu những biện pháp duy trì đa dạng sinh học ? Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?

9.Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật.

giúp mk với. trả lời từng câu cũng được, trả lời hết càng tốt :-) bạn nào tl được mk sẽ tick

thank youhaha

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 1 Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn.

    - Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở).
    - Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ
    - Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.

    Giải thích vì sao ếch thường sống nơi ẩm ướt.

    Vì ếch hô hấp bằng da là chủ yêu, nếu sống xa nơi ẩm ướt và nguồn nước da ếch sẽ khô, cơ thể mất nước ếch sẽ có nguy cơ bị chết.

    2.Nêu ưu điểm của sự khai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sinh.

    -Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng.
    -Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
    -Con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên

    3. Nêu đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc .

    - Thú Móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.

    - Thú Móng guốc di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện tích tiếp xúc với đất hẹp).

    Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ:


    4.Dựa vào bộ răng phân biệt 3 bộ thu : ăn sâu bọ , gặm nhấm,ăn thịt.Lấy 2 tên đại diện cho mỗi bộ.

    - Bộ Ăn sâu bọ: các răng đều nhọn.vd: chuột chù, chuột chũi
    - Bộ Gặm nhấm: răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.vd: chuột đồng, sóc
    - Bộ Ăn thịt: răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bền và sắc.vd: mèo, hổ

    6.Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính.


    7.Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học.

    Những biện pháp đấu tranh sinh học gồm : Sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), sây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.

    Nêu ưu điểm và nhược điểm của những biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.

    *Ưu điểm:
    Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thế hiện nhiều ưu điếm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.
    *Hạn chế:
    - Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. Ví dụ, kiến vông được sử dụng đê diệt sâu hại lá cam, sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.
    — Thiên địch không diệt hết được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
    — Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. Ví dụ để diệt một loài cây cảnh có hại ở quần đảo Hawai, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cảnh bị tiêu diệt, đã làm giảm số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vôn là mồi của chim sáo. Kết quả là diệt được một loài cây cảnh có hại song sán lượng mía đã bị giam sút nghiêm trọng.
    — Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại:
    Ví dụ, đôi với nông nghiệp, chim sẻ có ích hay có hại? Vấn đề này trước đây được tranh luận nhiều:
    + Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Vậy chim sẻ là chim có hại.
    + Về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiêp. Vậy là chim sẻ có ích.
    Qua thực tê, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ (vì cho ràng chim sẻ có hại), nên đã bị mất mùa liên tiếp trong một số năm. Thực tế đó đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp.

    8.Nêu những biện pháp duy trì đa dạng sinh học ?

    Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là:
    - Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật.
    - Sự săn bắt, buôn bán động vật hoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.
    Do vậy, đế bảo vệ đa dạng sinh học cần có biện pháp cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, cấm săn bắt buôn bán động vật, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.

    Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?

    Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái Đất, là do môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm, tương đối ổn định, thích hợp với sự sông của mọi loài sinh vật. Điều này đã tạo diều kiện cho các loài động vật ô nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những diều kiện sống rất đa dạng của môi trường.
    Ví dụ, về sự chuyên hóa tập tính dinh dưỡng của các loài rắn trên đồng ruộng, ở đồng bằng Bắc Bộ: có những loài chuyên ăn rắn, có những loài chủ yếu ăn chuột, hoặc chủ yếu ăn ếch nhái hay ăn sâu bọ. Có loài bắt chuột về ban ngày (bắt trong hang), có loài về ban đêm (bắt ở ngoài hang)... Do vậy, trên cùng một nơi có thể có nhiều loài cùng sống bên cạnh nhau, tận dụng được nguồn sống của môi trường mà không cạnh tranh với nhau, làm cho số lượng loài động vật ở nơi đó tăng lên rõ rệt.

    9.Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật.

    Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát sinh những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung). Các nhánh ấy lại phát sinh những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn. Ví dụ: Cá, Bò sát, Chim và Thú có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với Giáp xác, Nhện và Sâu bọ.

      bởi Nguyễn Phương Linh 23/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF