YOMEDIA
NONE

Cấu tạo trong của ếch đồng thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện như thế nào ?

1. trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn? 

2.cấu tạo trong của ếch đồng thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện như thế nào ?

3.trình bày cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống trên cạn?

4.nêu đặc điểm chung của lớp lưỡng cư ?

5.cho ví dụ minh họa về vai trò của lưỡng cư trong đời sống con người ?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (4)

  • 1.-Đa trần, phủ chất ngày và ẩm, dễ thấm khí;mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra tai có màng nhĩ mũi Thông khoảng miệng
      bởi Lương Nguyễn Quỳnh 02/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Câu 1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống:

    * Ở nước:

    - Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước → Giúp giảm sức cản của nước khi bơi.

    - Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí → Hô hấp trong nước dễ dàng.

    - Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) → Tạo thành chân bơi để đẩy nước.

    * Ở cạn:

    - Mắt và mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi thông với miệng, vừa để ngửi, vừa để thở) → Khi bơi vừa thở vừa quan sát.

    - Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng → Bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi khô, nhận biết âm thanh.

    - Chi năm phần, có ngón chia đốt, linh hoạt → Thuận lợi cho sự di chuyển.

     

    Câu 2. Cấu tạo trong của ếch đồng thích nghi với đời sống trên cạn:

    * Hệ tiêu hóa:

    - Miệng có lưỡi có thể phóng ra bắt mồi.

    - Có dạ dày lớn, ruột ngắn, gan - mật lớn, có tuyến tụy.

    * Hệ hô hấp:

    - Xuất hiện phổi, hô hấp nhờ thềm miệng.

    - Da ẩm, có hệ mao mạch dày làm nhiệm vụ trao đổi khí.

    * Hệ tuần hoàn:

    - Xuất hiện vòng tuần hoàn phổi, tạo thành 2 vòng tuần hoàn.

    - Tim 3 ngăn, 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất.

    * Hệ bài tiết:

    - Thận lọc nước tiểu đưa xuống bóng đái, thải ra ngoài qua lỗ huyệt.

    * Hệ thần kinh:

    - Não trước có thùy thị giác phát triển.

    - Tiểu não kém phát triển.

     

    Câu 3. Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống trên cạn:

    - Da khô, có vảy sừng bao bọc.

    - Mắt có mi cử động, có nước mắt.

    - Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.

    - Thân dài, đuôi rất dài.

    - Bàn chân có năm ngón có vuốt.

     

    Câu 4. Đặc điểm chung của lớp Lưỡng Cư:

    - Da trần và ẩm ướt.

    - Di chuyển bằng bốn chi.

    - Hô hấp bằng phổi và da.

    - Có hai vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha.

    - Là động vật biến nhiệt.

    - Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài.

    - Nòng nọc phát triển qua biến thái.

     

    Câu 5. Vai trò lớp Lưỡng Cư:

    * Có ích:

    - Có ích cho nông nghiệp.  VD: ếch, cóc...

    - Có giá trị thực phẩm.  VD: thịt ếch đồng...

    - Làm thuốc.  VD: bột cóc, nhựa cóc (thiềm tô)...

    - Vật thí nghiệm sinh lí học.  VD: ếch đồng...

    * Có hại:

    - Gây độc.  VD: trứng - gan - nhựa cóc...

     

    P/S: Phần bài làm này mình chỉ tóm tắt ngắn gọn thôi nhé, nếu bạn muốn chi tiết hơn thì xem trong SGK Sinh 7 / Bài 35, 36, 37, 38 / trang 114, 116, 117, 118, 122, 124, 125, nếu có gì không hiểu cứ hỏi mình nhé, cảm ơn cậu nhìu !!! smileyyessmiley 

     

     

     

      bởi Nguyễn Kiều Anh 14/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 4.

    Lưỡng cư là động vật có xương sống - Thích nghi với môi trường vừa ở nước, vừa ở cạn - Da trần, ẩm ướt - Hô hấp bằng phổi và da - Di chuyển bằng 4 chi

      bởi Chu Chu 10/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF