YOMEDIA
NONE

Biểu cảm về chợ Bến Thành

Viết bài văn biểu cảm về chợ Bến Thành. ( Giới thiệu được chợ Bến Thành và những cảm xúc, phối hợp nhiều phương thức biểu đạt. )

Làm bài giúp mình và không chép trên mạng nhé.

 

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Giúp em với ạ !!!

      bởi Lưu Bảo Trân 27/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Trong thành phố, có rất nhiều chợ nổi tiếng nhưng chợ làm tôi ấn tượng nhất là chợ Bến Thành. Khu chợ nằm ở khu vực trung tâm thành phố, từ lâu chợ Bến Thành đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn. Không chỉ thuần túy là nơi buôn bán và còn là địa điểm tham quan không thể thiếu cho những chuyến du lịnh đi đến Thành phố Hồ Chí Minh.

    Chợ Bến thành là một hình ảnh của xóm chợ tạo nên sự ồn ào, tấp nập và đông vui. Mẹ và tôi bắt đầu đi khi sương vẫn còn đọng trên những vòm lá. Nhìn từ xa, khu chợ rất to nhưng khi mẹ và tôi bước vào chợ thấy  người qua kẻ lại đông. Chợ Bến Thành có rất nhiếu khu: khu quà lưu niệm, khu thực phẩm,khu ăn uống,…

    Khu đầu tiên mẹ, tôi đi là khu thực phẩm, khi bước vào gian hàng đầu tiên là các loại rau…: Những quả cà chua đỏ ối căng mọng được xếp vào từng giỏ lớn cạnh những bó hành được dọc xanh ngay ngắn, bó rau muống, rau dền và các loại rau khác xanh bắt mắt nó như được tắm sạch sẽ. Những trái bắp cải chắc nịch xanh non trông thật thích mắt. Gian hàng này được nhiều người tới mua, người nào người nấy cũng lựa chọn cho mình rau củ quả tươi ngon.

    Bên cạnh là gian hàng bán các loại trái cây: Nào là những quả chuối vàng ruộm, căng mịn, đều đặn như những ngón tay em bé khum khum xòe ra. Qủa bưởi to, tròn giữa màu nắng ấm. Những chùm nho mọng nước để trên những chiếc dĩa xinh xắn, hình như những quả trứng bên trong cũng có nhiều nước.Gian hàng kế bên là nhiều người chen chúc là gian hàng  bán cá, tôm,… Nào là cá trê, cá lóc, cá mè quẩy tung bắn nước như nói lên đừng đụng vào tôi, đừng đụng vào tôi để chúng cá không bị làm thịt.

    Gian hàng tiếp theo là những chú gà, vịt,… Nào là chú vịt lông trắng mượt mà như lông của các diễn viên múa, ngoài ra có những con gà, vịt bị chói hai chân lại chốc chốc lại kêu” cục tác, cạp, cạp” đạp phành phạch inh ỏi làm cho tôi thấy rất tội nghiệp. Mẹ và tôi đi hết khu thưc phẩm, lại qua tiếp khu quà lưu niệm.Khu quà lưu niệm chỉ có bốn gian hàng nhưng gian hàng nào cũng rất dài và nhiều đồ. gian hàng đầu tiên là: móc khóa có hình thú cưng, chữ viết có thể gắn vào cặp hoặc gắn vào chìa khóa.

    Có những con vật được làm bằng đồng, điêu khắc rất đẹp và bóng, nhìn rất xinh xắn và bắt mắt. gian hàng thứ hai là vòng tay được khắc tên hoặc một chữ nào đó, dây chuyền có rất nhiều loại, dây chuyền phật được làm bằng tay thật khéo léo.

    Gian cuối cùng la gian bán hoa tươi: nào là hoa hồng nở đỏ rực hương thơm ngào ngạt, cánh hoa hồng tuy bé nhưng trông rất dẻo dai. Hoa lan từng chùm trắng xóa mang đến một vẻ đẹp dịu dàng, đẹp tinh khiết mà không thiếu sức sống. Hoa mống rồng có màu vàng và xanh bụ bẫm thơm như mùi mít chín… Tất cả các loài hoa có hương thơm quyến rũ huyện vào làm cho gian hàng có một mùi thơm nồng nàn của các loài hoa. Kế bên là gian hàng được các phụ nữ rất thích là trang sức, quần áo rất đẹp… mà cũng rất đắt tiền. Khu cuối cùng mà em đi là khu ăn uống, nếu có những đi mệt ghé vào khu này để ăn uống. Nào là phở, cơm sườn,… thơm phưng phức.

    Chợ Bến Thành là nơi nhộn nhịp, vui vẻ mà tôi từng biết, mang lại tiếng cười và cuộc nói chuyện vui vẻ làm cho cuộc sống ngày càng hạnh phúc hơn. Tôi hy vọng mai này thành phố Hồ Chí Minh sẽ có những khu nổi tiếng như vậy nữa.

      bởi Huất Lộc 07/03/2020
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Chợ Bến Thành, trước đây tọa lạc ở bến sông Tân Bình (sông Sài Gòn), cạnh một con đường vào thành Phụng, được gọi tên Bến Thành là vì chợ nằm gần bến nước của Thành Gia Định cũ và được xây cất trên một cái ao sình lầy (ao Bồ – Rệt).

    Năm 1859, khi thực dân Pháp đánh Thành Gia Định, chợ Bến Thành bị thiêu trụi, sau đó chợ được xây dựng lại ở vị trí Kho Bạc nằm trên đường Nguyễn Huệ với cột gạch, sườn gỗ và lợp lá… Năm 1870, chợ Bến Thành lần nữa bị hỏa hoạn, sau đó được xây dựng lại mới với 5 gian hàng: gian thực phẩm, gian hàng cá, gian hàng thịt, gian hàng ăn uống và gian hàng tạp hóa. Đến năm 1911, chợ lại được phá bỏ và xây dựng mới, cho đến 3 năm sau (năm 1914) mới chính thức khánh thành và đi vào hoạt động. Và năm 1985, chợ Bến Thành được sửa chữa lớn toàn bộ nhưng vẫn giữ nguyên dáng vẻ bên ngoài cho đến ngày nay.

    Trải qua gần một thế kỷ tồn tại và phát triển, chợ Bến Thành luôn giữ vị trí là một Trung tâm thương mại tiêu biểu của thành phố, đồng thời cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của người dân thành phố và của cả nước. Cũng chính vì thế, chợ Bến Thành không chỉ là nơi mua bán mà còn là một biểu trưng văn hóa gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố Hồ Chí Minh và khu vực.

    Chợ Bến Thành có 4 ô cửa nhìn ra 4 con đường chính của trung tâm quận 1. Cửa Bắc nhìn ra đường Lê Thánh Tôn, cửa Nam nhìn ra đường Lê Lợi, cửa Đông nhìn ra đường Phan Bội Châu, cửa Tây nhìn ra đường Phan Chu Trinh và cổng chính có tháp cao nhìn ra Quảng trường Quách Thị Trang được gắn 4 chiếc đồng hồ trên đỉnh tháp. Chính từ những chiếc đồng hồ được bố trí theo 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, đã tạo nên một dấu ấn đặc biệt, hình thành tình cảm quen thuộc, sâu sắc và đặc biệt hơn đó là điểm nhấn tạo nên một chợ Bến Thành mà bất cứ du khách nào đã từng đặt chân đến đất Sài Gòn cũng đều muốn một lần ghé thăm chợ Bến Thành để rồi sau đó họ cùng có chung cảm nghĩ nơi đây chính là nhịp sống, là trái tim của người dân Sài Gòn.

    Trước năm 1945, chợ Bến Thành đã chứng kiến những cuộc mít tinh, biểu tình của quần chúng chống lại thực dân Pháp.

    Với tiếng còi “Một, hai”, với bài hát “Lên đàng”, với trùng trùng thanh niên tiên phong lấy bùng phía trước chợ làm nơi tụ họp ngày đêm. Chợ Bến Thành đã nhìn rõ từng gương mặt của người dân Sài gòn trong buổi đón ngày độc lập đầu tiên, rồi cũng tại bùng binh này dân quân Cách mạng tuyên thệ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” hay “Vệ quốc quân một lần ra đi, nào có xá chi đâu ngày trở về” và rồi cũng có người đã không kịp trở về nhìn đất nước đổi mới, nhưng trước đó họ cũng kịp nhìn những chiếc đồng hồ lần cuối của chợ Bến Thành trước lúc ra trận.

    Hàng trăm ngàn người sinh viên học sinh, phong trào Công nhân trí thức và các Tôn giáo chống lại sự áp bức của chính quyền Mỹ – Thiệu, đặc biệt hơn là sự hy sinh của nữ sinh Quách Thị Trang ngay trước cổng chợ Bến Thành trong cao trào đấu tranh của Phật giáo chống lại chế độ độc tài chính quyền Ngô Đình Diệm, và địa điểm này nay được gọi là Quảng trường Quách Thị Trang.

    Nếu như trước đây chợ Bến Thành về đêm bạn có thể nghe được tiếng guốc đêm khuya, tiếng rao “Ai bột khoai, bún tàu, đậu xanh nước dừa đường cát…hôn”, tiếng lộc cộc của những chiếc xe thổ mộ, tiếng đàn độc huyền cầm nghe đến não ruột của những người ăn xin không nhà, thì ngày nay chợ Bến Thành về đêm nhộn nhịp hơn nhiều, đâu đó tiếng gọi nhau í ới của các nam thanh nữ tú ghé vào ăn vội thứ gì để lót dạ cho một cuộc du ngoạn về đêm ở đường phố Sài Gòn, hay tiếng cười đùa không ngớt của những đứa trẻ trong một gia đình nào đó khi cùng cha mẹ đến với các gian hàng ăn uống đêm của chợ mà không kịp về nhà để chuẩn bị cho bữa ăn tối của gia đình sau một ngày làm việc vất vả, hay những tiếng trả giá lơ lớ không đầu, không đuôi bằng tiếng Việt của một số du khách nước ngoài khi vào khu vực bán hàng lưu niệm…

    Năm 2004 – 2005 vừa qua, chợ Bến Thành đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh công nhận là chợ đạt chuẩn Văn minh – Thương nghiệp trong cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

    Có người nói, để xây một trung tâm thương mại mang tầm cỡ quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh thì không khó lắm. Song, để giữ gìn một chợ Bến Thành luôn luôn có nét đặc trưng, bản sắc riêng giữa những thay đổi về quy hoạch và kiến trúc ở trung tâm thành phố thì công phu hơn nhiều. Người dân Sài Gòn nói riêng và Nam Bộ nói chung đã làm được điều đó gần suốt một thế kỷ qua. Vì đối với họ, chợ Bến Thành là một niềm tự hào, là một biểu trưng của thành phố năng động, là một công trình văn hóa.

    Thông qua báo Sài Gòn Tiếp thị, người tiêu dùng đã bình chọn chợ Bến Thành là "Điểm du lịch được hài lòng trong năm 2005".

      bởi Vũ Minh Khang 13/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF