YOMEDIA
NONE

Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Đề bài: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (5)

  • Đây

      bởi Nguyễn Thị Phương 21/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Đây

      bởi Nguyễn Thị Phương 21/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đây

      bởi Nguyễn Thị Phương 21/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đây ạ
      bởi Hoàng Mỹ 21/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tục ngữ có câu: “Rừng vàng, biển bạc”. Quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng. Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Nói như thế cũng đã chứng tỏ phần nào sự quan trọng của rừng trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế bảo vệ rừng cũng là đang bảo vệ cho cuộc sống của mỗi người.

     

    Rừng là một hệ sinh thái, là nơi sinh sống của các loài thực vật, động vật, nấm và vi sinh vật. Rừng được chia làm hai loại: rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra còn rừng nhân tạo là rừng được hình thành nên bởi con người. Rừng có mối liên quan mật thiết đến đời sống con người. Mọi người đều biết, cây xanh có khả năng quang hợp. Do đó, rừng giống như một nhà máy thu nhận khí CO2 và sản xuất ra O2, giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người.. Bởi vậy rừng mới được ví như “lá phổi xanh của Trái Đất “.. Rừng là nơi cung cấp đất để trồng, phát triển các ngành lâm nghiệp. Rừng còn là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, cung cấp ngyên liệu làm giấy,... Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng. Rừng tre, rừng trúc cống hiến thân mình cho con người làm cơm lam, làm đôi đũa,.... Tre còn có thể tạo ra các dụng cụ cần thiết cho các bác nông dân để cày ruộng như cái cày, cái bừa để làm ruộng. Là nguồn cung cấp dược liệu quý có thể kể đến các vị thuốc như đương quy, tam thất, đỗ trọng, thảo quả, hồi…Cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào phục vụ cho đời sống con người như mộc nhĩ, nấm hương. Là nguồn gen để nghiên cứu khoa học...Không những thế, rừng còn giúp phát triển du lịch sinh thái tại các khu vườn quốc gia, rừng sinh thái vì ở đó không khí trong lành, cảnh đẹp như rừng Cúc Phương ở Ninh Bình, vườn quốc gia Nam Cát Tiên ở Tân Phú,… Rừng cũng là nơi nơi trú ngụ khổng lồ của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Vai trò to lớn hơn cả của rừng là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Rừng giúp điều tiết lượng nước, phòng chống thiên tai lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất: Vai trò của rừng là đặc biệt quan trọng trong phòng chống thiên tai. Điều hòa  và giảm dòng chảy bề mặt. Ngoài ra, chúng còn giúp khắc phục xói mòn, hạn chế lắng đọng lòng hồ, lòng sống, điều hòa dòng chảy của sông, suối. Rừng có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng của đất: Khả năng chế ngự dòng chảy của rừng giúp ngăn chặn sự bào mòn đất. Đặc biệt là ở những vùng đồi núi có độ dốc lớn. Rừng giữ cho lớp đất mặt không bị xói mòn đi. Cùng với đó là mọi đặc tính vi sinh vật học và lý hóa cũng như độ phì nhiêu của đất được giữ nguyên. Chống cát ven biển di động: Rừng có vai trò giúp che chở cho vùng đất đất liền, bảo vệ vùng đê biển, cải hóa vùng đất bị nhiễm mặn và phèn chua. Vai trò của rừng như kể trên là đặc biệt quan trong trong đời sống, sản xuất, môi trường và xã hội. Tuy nhiên, hiện nay tình hình chặt phá rừng và khai thác rừng bừa bãi đang diễn ra một cách ngang nhiên và đáng báo động. Khi những khu rừng dự trữ đầu nguồn đang dần bị chặt phá sẽ khiến cho thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên, với những hậu quả nặng nề hơn. Làm xói mòn đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Hệ sinh thái rừng bị tàn phá cướp đi nơi trú ngụ của các loài sinh vật. Bên cạnh đó, tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy của người dân cũng cũng khiến diện tích rừng bị suy giảm một cách trầm trọng. Vậy nên mỗi chúng ta cần phải có ý thức trong việc bảo vệ rừng: Không chặt phá rừng bừa bãi, khi chặt rừng thì phải trồng lại rừng, phủ xanh đồi trọc để tránh hiện tượng xói mòn đất

     

    Tóm lại, rừng có giá trị nhiều mặt cho con người. Vì các nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người không thể không khai thác rừng. Tuy nhiên, nếu biết khai thác một cách hợp lý và có kế hoạch trồng rừng thích hợp, chúng ta sẽ vẫn thoả mãn được các nhu cầu của mình, nhưng không làm tổn hại đến rừng.

     

     

     


     

     

     

     

      bởi DTL chip 24/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON