YOMEDIA

DTL chip's Profile

DTL chip

DTL chip

17/10/1987

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 6
Điểm 27
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (6)

  • Từ bao đời nay, dân tộc ta luôn coi trọng những giá trị tinh thần giàu tính nhân văn và đậm đà bản sắc. Những giá trị đạo đức quý báu ấy được nâng niu, gìn giữ, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và kết tinh trong những câu tục ngữ ngắn gọn và sâu xa triết lí. Một trong số ấy là lòng yêu thương, được thể hiện qua câu tục ngữ:

                                                 “Thương người như thể thương thân”.

  • DTL chip đã trả lời trong câu hỏi: Chứng minh câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy.......thương nhau cùng. Cách đây 5 năm

           Từ bao đời nay, dân tộc ta luôn coi trọng những giá trị tinh thần giàu tính nhân văn và đậm đà bản sắc. Những giá trị đạo đức quý báu ấy được nâng niu, gìn giữ, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và kết tinh trong những câu tục ngữ ngắn gọn và sâu xa triết lí. Một trong số ấy là lòng yêu thương, được thể hiện qua câu tục ngữ:

    Nhiễu điều phủ lấy giá gương

    Người trong một nước phải thương nhau cùng.

           Để hiểu rõ đạo lý sâu sắc ông cha ta gửi gắm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu tục ngữ này nhé!   “Nhiễu điều” là tấm vải màu đỏ, được phủ lên giá gương để che bụi giúp giá gương luôn sáng, đồng thời nhờ có ánh sáng từ giá gương mà tấm nhiễu điều càng đẹp rực rỡ hơn. Hai vật dụng như nhiễu điều, giá gương nếu tách riêng ra thì vốn là những thứ rất bình thường, nhưng khi đặt cạnh nhau, chúng tôn nhau lên, tạo ra một cảnh vừa rực rỡ, đẹp đẽ vừa uy nghiêm, thành kính. Từ hai hình ảnh ấy ở câu lục, tác giả dân gian nhấn mạnh thêm ý nghĩa của lòng yêu thương lẫn nhau trong cuộc sống, rằng “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Dân gian còn có nhiều câu tục ngữ hay ca dao mang nội dung tương tự để nhấn mạnh và tăng sức thuyết phục với bài học mà họ gửi gắm. Một trong số chúng là:

    "Lá lành đùm lá rách"

    hay

    "Bầu ơi thương lấy bí cùng

    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

    Vậy tại sao con người phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Thứ nhất, là ai cũng mong muốn cuộc sống của mình được hạnh phúc, ấm no, đầy đủ, không cực khổ, nhưng không phải ai cũng đạt được như vậy. Có những người dù đã vô cùng cố gắng nhưng họ vẫn gặp phải hết khó khăn này đến khó khăn khác, ít khi được điều mà mình mong muốn. Những lúc khó khăn mệt mỏi như vậy mà nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia, giúp đỡ chân tình thì họ sẽ vơi đi bao nỗi ưu tư, phiền muộn và được tiếp thêm niềm tin và nghị lực để tiếp tục tiến về phía trước. Ngoài ra, khi ta giúp đỡ, cho đi tình yêu thương ta sẽ nhận được niềm vui, sự thanh thản, niềm tự hào với bản thân vì mình đã làm được những việc tốt, những điều có ích. Những việc làm nhân đạo như vậy góp phần xây dựng một cuộc sống văn minh, tiến bộ và tươi đẹp, giàu tình nhân ái, thêm nữa sự yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ cũng góp phần xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, nếu chẳng may ta gặp khó khăn, những người trước kia được ta giúp đỡ sẽ quay lại đùm bọc, giúp đỡ ta cùng ta vượt lên số phận. Nói như vậy không có nghĩa là cứ cho đi là phải nhận lại mà tình yêu thương chỉ góp phần xây dựng các mối quan hệ mà thôi. Quan trọng nhất, chúng ta cùng sống trên mảnh đất hình chữ S thiêng liêng, nói cùng tiếng mẹ đẻ, chung một tổ tiên, đều là con Lạc cháu Hồng, có cùng trang lịch sử đau thương nhưng rất đỗi hào hùng... Ta đều tự hào bởi 2 tiếng Việt Nam, đều máu đỏ da vàng, mang trong mình dòng máu nồng nàn yêu nước... Tất cả những điểm chung đó đều là những minh chứng đáng giải thích cho việc tại sao chúng ta phải yêu thương nhau bởi ta là những người anh em thân thiết tuy không cùng huyết thống hay họ hàng gì. Cuối cùng, một xã hội nếu thiếu đi tình yêu thương thì sẽ vô cùng nghèo nàn, nhạt nhẽo, chỉ là một thế giới con người ích kỷ, ngày ngày chỉ đi qua nhau như những người xa lạ, chỉ biết khoanh tay trước sự đau khổ của người khác. Một xã hội không có trái tim, chỉ có sự lạnh lẽo, cô độc, chẳng khác nào một xã hội chết. Vậy thì chúng ta cần làm gì để phát huy truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc? Trước tiên, trong gia đình ta phải biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ, đặc biệt là anh chị em, ta nên giúp đỡ gia đình từ những việc nhỏ nhất như nấu cơm, quét nhà... đến những việc lớn hơn. Lúc ông bà, cha mẹ không khỏe thì hỏi thăm, em nhỏ nghịch dại nên khuyên bảo... Khi ở trường lớp, cùng là bạn bè, học chung dưới một mái trường thì nên giúp đỡ, sẻ chia với những người bạn có hoàn cảnh khó khăn để cùng chung tay xây dựng, vun đắp ước mơ đến trường của các bạn. Hay trong một lớp, bạn học giỏi thì giúp đỡ những bạn học kém hơn mình để cùng nhau vươn lên trong học tập. Chúng ta cũng nên thường xuyên tham gia các quỹ nhân đạo, ủng hộ chữ thập đỏ do nhà trường tổ chức. Ngoài ra, ở ngoài xã hội, tương thân tương ái cũng có thể rèn luyện dễ dàng. Nhà nước ta có biết bao chính sách xây dựng những mái ấm tình thương, làng trẻ em SOS... để cưu mang những trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, ta cũng dễ dàng tìm thấy những chương trình hay quỹ từ thiện trên ti vi, báo đài như vì bạn xứng đáng, lục lạc vàng, điều ước thứ bảy, trái tim cho em...tham gia những hoạt động từ thiện ấy là một cách hữu hiệu để phát huy truyền thống tương thân tương ái của cha ông.

         Câu tục ngữ của cha ông đã để lại bài học vô cùng quý báu, sâu sắc về tình yêu thương và đoàn kết giữa những người trong cùng một quốc gia, dân tộc. Lời dạy của ông cha sẽ còn nguyên giá trị mặc sự chảy trôi của thời đại. Mỗi chúng ta hãy học cách mở lòng, biết yêu quý và giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình, để truyền thống nhân ái của dân tộc còn sáng mãi.

     

  • DTL chip đã trả lời trong câu hỏi: Chứng minh câu tục ngữ: uống nước nhớ nguồn. Cách đây 5 năm

         Từ bao đời nay, dân tộc ta luôn coi trọng những giá trị tinh thần giàu tính nhân văn và đậm đà bản sắc. Những giá trị đạo đức quý báu ấy được nâng niu, gìn giữ, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và kết tinh trong những câu tục ngữ ngắn gọn và sâu xa triết lí. Một trong số ấy là lòng biết ơn, được thể hiện qua câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”

          Để hiểu rõ đạo lý sâu sắc ông cha ta gửi gắm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu tục ngữ này nhé! (1)Người xưa đã rất tinh tế khi sử dụng hình ảnh “nước” và “nguồn” để nói lên triết lí sống cao đẹp. Như chúng ta đều biết, “nước” là một thứ vô cùng quan trọng đối với sự sống con người cũng như vạn vật trên trái đất. Nước là nguồn sống của tất cả chúng ta. Con người có thể sống thiếu điện, thiếu internet…nhưng không thể nào sống thiếu nước. Nước còn phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, cho lao động sản xuất. Vạn vật cây cỏ mà không có nước cũng không thể nào sinh sôi, nảy nở. Tóm lại, nước vô cùng quan trọng, đó là điều không thể bàn cãi. Và để có được nước thì không thể không nhắc tới nơi khởi đầu của những dòng nước mát trong nuôi sống chúng ta, nơi khởi đầu đó chính là “nguồn”. “Nước” quan trọng ra sao thì “nguồn” còn quan trọng hơn thế gấp nhiều lần. Vì có “nguồn” mới có “nước”. Bởi thế cho nên ông cha ta mới nói “uống nước nhớ nguồn”. Để được uống những dòng nước trong lành như thế, con người phải nhớ tới đầu nguồn sinh ra nước, cho chúng ta cũng như muôn loài trên trái đất có sự sống. Từ hình ảnh “nước” và “nguồn”, câu tục ngữ răn dạy con cháu đời sau được hưởng thành quả phải luôn ghi nhớ công lao những người đi trước. Từ những điều đơn giản nhất, để có những ngôi nhà cao tầng, những trường học khang trang thì chúng ta cần ghi nhớ công lao của những người kỹ sư, những công nhân xây dựng ngày đêm miệt mài trên công trường. Để có những sản phẩm thơm ngon, quần áo mặc hàng ngày, giày dép chúng ta đi, là sự vất vả của những cô công nhân trong nhà máy. Để có những con đường sạch sẽ mọi góc phố, là nhờ những bác lao công. Để có được bát cơm thơm ngon mỗi ngày là nhờ sự lao động không ngừng nghỉ sớm hôm của các bác nông dân. Xa hơn nữa, những bài giảng hay, những kiến thức bổ ích là nhờ những đêm miệt mài soạn từng trang giáo án của thầy cô. Rồi đất nước ta giành được độc lập như ngày hôm nay, là xương máu của biết bao người chiến sĩ đã ngã xuống theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, bao nhiêu em bé liên lạc, bao bà mẹ ngày đêm giã gạo gửi về tiền tuyến thân yêu…

    Hàng năm cứ đến ngày mồng 10 tháng 3 mọi người lại nhớ đến câu thơ:

    “Dù ai đi ngược về xuôi

    Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”.

    Vào ngày này để tỏ lòng biết ơn của nhân dân đối với công lao của các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước, mọi người từ khắp nơi ở mọi miền đất nước đều nhớ về các vị vua Hùng kính yêu. Chúng ta cũng phải cảm ơn những người thầy người cô đã dìu dắt, dạy dỗ cho ta kiến thức, tiếp thêm cho ta những ước mơ cho sự nghiệp. Vào ngày lễ 20/11, lời chúc mừng hoặc những tin nhắn hỏi thăm sẽ đem lại nụ cười , tạo sợi dây gắn kết yêu thương giữa thầy và trò đặc biệt là thể hiện lòng biết ơn. Hằng năm, vào ngày sinh nhật Bác cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hi sinh của Bác cho độc lập, tự do của nước nhà. Đó cũng là 1 hình thức thể hiện 1 tình cảm đẹp, 1 đạo lí đẹp của nhân dân ta. Để có được 1 bát gạo, bát cơm thơm ngon, dẻo chúng ta phải nhớ đến công lao khó nhọc vất vả của những người công dân. Họ phải cày đồng trong buổi ban trưa và mồ hôi thì rơi xuống thánh thót như mưa ruộng cày. Để tạo ra 1 hạt gạo dẻo thơm là cả sự đắng cay muôn phần vì thế chúng ta cần phải trân trọng, yêu quý người lao động. Vào ngày 27/7 hàng năm, nhân dân ta lại tỏ lòng biết ơn những thế hệ đi trước đã đổ biết bao mồ hôi công sức, thậm chí hi sinh cả 1 phần xương máu của bản thân để giành lại độc lập tự do cho đất nước, cho chúng ta có cuộc sống yên bình như ngày hôm nay. Bên cạnh đó chúng ta cũng không quên tri ân các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ độc lập cho dân tộc. Và ngày 27/2-Ngày thầy thuốc VN người dân cả nước lại hướng đến tri ân đội ngũ y bác sĩ, những người đang ngày đêm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Trong tình hình đại dịch Covid-19 hiện nay thì sự nỗ lực của các y bác sĩ lại càng cao. Vì thế chúng ta phải luôn luôn biết ơn họ.

    Nhưng trong cuộc sống, vẫn còn biết bao kẻ “uống nước” những không “nhớ nguồn”. Đó là những kẻ vô ơn, “khỏi vòng cong đuôi”, “qua cầu rút ván”, những kẻ vong ân bội nghĩa, ăn cháo đá bát, lừa thầy phản bạn, thờ ơ với quá khứ, quên nguồn cội, chà đạp lên giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc. Vậy chúng ta cần phải làm gì để phát huy truyền thống biết ơn của dân tộc? Trước hết, chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc. Ngoài ra, sự tích cực học tập, lao động cũng góp phần xây dựng đất nước. Chúng ta cũng cần có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài cũng như có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

         Câu tục ngữ của cha ông đã để lại bài học vô cùng quý báu, sâu sắc về lòng biết ơn, về sự báo đáp với những người đã có công lao giúp đỡ mình. Lời dạy của ông cha sẽ còn nguyên giá trị mặc sự chảy trôi của thời gian. Mỗi chúng ta hãy học cách ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác.

  • DTL chip đã trả lời trong câu hỏi: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Cách đây 5 năm

    Tục ngữ có câu: “Rừng vàng, biển bạc”. Quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng. Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Nói như thế cũng đã chứng tỏ phần nào sự quan trọng của rừng trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế bảo vệ rừng cũng là đang bảo vệ cho cuộc sống của mỗi người.

     

    Rừng là một hệ sinh thái, là nơi sinh sống của các loài thực vật, động vật, nấm và vi sinh vật. Rừng được chia làm hai loại: rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra còn rừng nhân tạo là rừng được hình thành nên bởi con người. Rừng có mối liên quan mật thiết đến đời sống con người. Mọi người đều biết, cây xanh có khả năng quang hợp. Do đó, rừng giống như một nhà máy thu nhận khí CO2 và sản xuất ra O2, giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người.. Bởi vậy rừng mới được ví như “lá phổi xanh của Trái Đất “.. Rừng là nơi cung cấp đất để trồng, phát triển các ngành lâm nghiệp. Rừng còn là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, cung cấp ngyên liệu làm giấy,... Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng. Rừng tre, rừng trúc cống hiến thân mình cho con người làm cơm lam, làm đôi đũa,.... Tre còn có thể tạo ra các dụng cụ cần thiết cho các bác nông dân để cày ruộng như cái cày, cái bừa để làm ruộng. Là nguồn cung cấp dược liệu quý có thể kể đến các vị thuốc như đương quy, tam thất, đỗ trọng, thảo quả, hồi…Cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào phục vụ cho đời sống con người như mộc nhĩ, nấm hương. Là nguồn gen để nghiên cứu khoa học...Không những thế, rừng còn giúp phát triển du lịch sinh thái tại các khu vườn quốc gia, rừng sinh thái vì ở đó không khí trong lành, cảnh đẹp như rừng Cúc Phương ở Ninh Bình, vườn quốc gia Nam Cát Tiên ở Tân Phú,… Rừng cũng là nơi nơi trú ngụ khổng lồ của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Vai trò to lớn hơn cả của rừng là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Rừng giúp điều tiết lượng nước, phòng chống thiên tai lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất: Vai trò của rừng là đặc biệt quan trọng trong phòng chống thiên tai. Điều hòa  và giảm dòng chảy bề mặt. Ngoài ra, chúng còn giúp khắc phục xói mòn, hạn chế lắng đọng lòng hồ, lòng sống, điều hòa dòng chảy của sông, suối. Rừng có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng của đất: Khả năng chế ngự dòng chảy của rừng giúp ngăn chặn sự bào mòn đất. Đặc biệt là ở những vùng đồi núi có độ dốc lớn. Rừng giữ cho lớp đất mặt không bị xói mòn đi. Cùng với đó là mọi đặc tính vi sinh vật học và lý hóa cũng như độ phì nhiêu của đất được giữ nguyên. Chống cát ven biển di động: Rừng có vai trò giúp che chở cho vùng đất đất liền, bảo vệ vùng đê biển, cải hóa vùng đất bị nhiễm mặn và phèn chua. Vai trò của rừng như kể trên là đặc biệt quan trong trong đời sống, sản xuất, môi trường và xã hội. Tuy nhiên, hiện nay tình hình chặt phá rừng và khai thác rừng bừa bãi đang diễn ra một cách ngang nhiên và đáng báo động. Khi những khu rừng dự trữ đầu nguồn đang dần bị chặt phá sẽ khiến cho thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên, với những hậu quả nặng nề hơn. Làm xói mòn đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Hệ sinh thái rừng bị tàn phá cướp đi nơi trú ngụ của các loài sinh vật. Bên cạnh đó, tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy của người dân cũng cũng khiến diện tích rừng bị suy giảm một cách trầm trọng. Vậy nên mỗi chúng ta cần phải có ý thức trong việc bảo vệ rừng: Không chặt phá rừng bừa bãi, khi chặt rừng thì phải trồng lại rừng, phủ xanh đồi trọc để tránh hiện tượng xói mòn đất

     

    Tóm lại, rừng có giá trị nhiều mặt cho con người. Vì các nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người không thể không khai thác rừng. Tuy nhiên, nếu biết khai thác một cách hợp lý và có kế hoạch trồng rừng thích hợp, chúng ta sẽ vẫn thoả mãn được các nhu cầu của mình, nhưng không làm tổn hại đến rừng.

     

     

     


     

     

     

     

  • DTL chip đã trả lời trong câu hỏi: Nêu nguồn gốc, thành phần của thức ăn vật nuôi ? Cách đây 5 năm

    1.

    a,Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động cật và chất khoáng

    b,Trong thức ăn vật nuôi gồm có nước và chất khô. Trong chất khô có protein, gluxit, lipit, vitamin và chât skhoangs

    - Tùy vào mỗi loại thức ăn mà thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau

    2.

    a,Sau khi được vật nuôi tiêu hóa, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ đẻ tạo ra các sản phẩm chăn nuôi 

    b,Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển

    - Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như trứng, thịt, sữa. Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi và tạo ra lông, sừng, móng

    3.mục đích chế biến:

    -Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng

    -Ăn được nhiều, dễ tiêu hóa

    -Làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại

    mục đích dự trữ:

    -Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng

    -Luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi

    b,

    -vật lí:cắt ngắn, nghiền nhỏ, xử lí nhiệt, tạo thức ăn hỗn hợp 

    -hóa học:đường hóa tinh bột, kiềm hóa rơm rạ

    -vi sinh vật:ủ men

    c,dự trữ thức ăn bằng phương pháp làm khô hoặc ủ xanh

  • DTL chip đã trả lời trong câu hỏi: Chứng minh \(\Delta ABH = \Delta EBH\)? Cách đây 5 năm

Không có Điểm thưởng gần đây

AANETWORK
 

 

ATNETWORK
ON