YOMEDIA
NONE

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  •  Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, thơ văn của ông không có sự chau chuốt, cầu kì về câu từ mà lại rất mộc mạc, dân dã gắn liền với đời sống của con người Nam Bộ. Vì vậy trong nền văn học của Việt Nam, đại thi hào Nguyễn Du nổi tiếng với kiệt tác truyện Kiều, đây là tác phẩm được đông đảo độc giả trong nước, cũng như độc giả nước ngoài đón nhận bởi câu từ mượt mà, văn phong khoa học, giàu giá trị nội dung cũng như tư tưởng thì văn chương của cụ Đồ Chiểu đã thâm nhập vào đời sống, trở thành một phần đời sống của người dân Nam Bộ, người ta đọc Truyện Lục Vân Tiên phẩm của ông quen thuộc như những bài đồng dao dân gian. Truyện Lục Vân Tiên nổi tiếng bởi chính chất mộc mạc, gần gũi ấy, trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” cũng đã thể hiện được phần nào đặc trưng thơ văn của tác phẩm này.

    “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là một trích đoạn của tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên”, kể về hành động nhân nghĩa, vô tư của Lục Vân Tiên, khi chàng bắt gặp trên đường cảnh bạo tàn, chàng đã không hề né tránh hay e ngại những tai họa sẽ đến mà hết lòng ra tay cứu giúp người bị nạn. Đoạn trích thể hiện được nét đẹp trong phẩm chất cũng như tâm hồn của Lục Vân Tiên, chàng làm việc nghĩa xuất phát từ tấm lòng mà không hề tính toán đến việc thiệt hơn, báo đáp ân nghĩa. Ngoài ra, Kiều Nguyệt Nga cũng là một nhân vật được xây dựng khá đặc sắc, nàng là một tiểu thư khuê các, khi được cứu giúp bởi Lục Vân Tiên nàng đã thể hiện những phẩm chất tốt đẹp như trọng ân nghĩa, hiền thục đoan trang lại là một người con có hiếu.

    Mở đầu đoạn trích, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả một cách chân thực, sống động những hành động của Lục Vân Tiên, đó chính là khi chàng ra tay diệt trừ cái bạo tàn, không cho phép nó làm tổn hại, gây ra đau khổ cho những người dân lương thiện, đây là một hành động đẹp,  là biểu hiện ra bên ngoài của một tấm lòng đáng quý, đáng trân trọng.

    “Vân Tiên ghé lại bên đàng

    Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô

    Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ”

    Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”

    Câu thơ miêu tả những hành động của Lục Vân Tiên khi gặp một sự cố ở trên đường, đó là chứng kiến cảnh lũ cướp hoành hành, đang gây họa cho người dân, bản tính cương trực, căm ghét cái ác lại đề cao hành động nhân nghĩa đã thôi thúc Vân Tiên hành động, và hành động của chàng dường như cũng chỉ diễn ra trong một cái chớp mắt, chàng không hề suy nghĩ, tính toán thiệt mất nếu như mình can dự vào mà chàng lập tức ra tay diệt trừ mối nguy hại ấy, bảo vệ người dân. Và sự gấp rút của tình huống nên chàng không kịp chuẩn bị gì mà tiện tay bẻ luôn cành cây bên đường để làm vũ khí diệt trừ cái ác “Bẻ cây làm gậy nhằm đằng xông vô”. Không chỉ nhân nghĩa trong hành động mà lời nói của chàng cũng thể hiện được tính cách cương trực, thẳng thắn của chàng “Kêu rằng bớ đảng hung đồ/ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”.

    Lời nói của Lục Vân Tiên là hướng đến chỉ trích, phê phán lũ giặc cướp nhưng cũng là tuyên ngôn sống đầy cao đẹp của chàng, sống là phải hướng đến bảo vệ cuộc sống của những người dân lành, chứ không phải mang đến những đau khổ cho họ.  Và những hành động bạo tàn, “hồ đồ” chàng càng không cho phép nó xâm hại đến những con người lương thiện ấy. Vân Tiên không chỉ là một con người có tình thương với con người, mang trong mình tinh thần chính nghĩa cao đẹp mà chàng còn là một chàng trai khỏe mạnh, tài giỏi, điều này được thể hiện ra trong những hành động chàng chống lại những tên cướp:

     

    “Vân Tiên tả đột hữu xông

    Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang

    Lâu la bốn phía vỡ tan

    Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay

    Phong Lai trở chẳng kịp tay

    Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”

    Những động tác của Vân Tiên đều rất dứt khoát, nhanh nhẹn “tả đột hữu xung”, và những hành động anh hùng này được nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu so sánh với hình ảnh người anh hùng Triệu Tử khi phá vòng Đương Dang. Trước sức mạnh của Lục Vân Tiên thì băng cướp bị đánh tan “Lâu la bốn phía vỡ tan”, chúng hoảng loạn bỏ lại gươm giáo mà tìm đường thoát thân. Và cầm đầu của băng đản này là Phong Lai thì bị Tiên cho một gậy “thác rày thân vong”. Đây là sự trừng phạt thích đáng cho những kẻ lấy việc hại người làm niềm vui, làm mục đích kiếm sống. Đối với những tên cướp ngày Lục Vân Tiên tuyệt đối không khoan nhượng,lời nói và hành động đều hết sức quyết liệt nhưng khi hỏi thăm người bị nạn thì chàng lại trở nên vô cùng dịu dàng, phải phép:

    “Dẹp rồi lũ kiến chòm ong

    Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này”

    Không chỉ ra tay cứu giúp người bị nạn mà chàng còn hết lòng quan tâm đến họ, thể hiện ngay qua lời hỏi thăm ân cần, và động viên, giúp người bị nạn trấn tĩnh lại tinh thần sau cơn hoảng loạn bằng việc thông báo cho họ biết tình hình bên ngoài, rằng những lũ “kiến chòm ong” đã bị tiêu diệt, cũng tức không còn bất cứ sự nguy hiểm nào có thể đe dọa nữa. Và phẩm chất tốt đpẹ của Lục Vân Tiên cũng tiếp tục được bộc lộ khi chàng có cuộc đối thoại với người bị hại, cũng tức Kiều Nguyệt Nga. Khi Kiều Nguyệt Nga có ý định bước ra khỏi kiệu để cúi lậy Lục Vân Tiên vì công cứu mạng thì chàng nhất quyết không chịu nhận:

    “Khoan khoan ngồi đó chớ ra

    Nàng là phận gái ta là phận trai”

    Chỉ thông qua vài câu nói thôi nhưng ta có thể nhận thấy Lục Vân Tiên là một con người trọng đạo lí, cũng như những khuôn phép trong xã hội xưa. Chàng không muốn Kiều Nguyệt Nga ra ngoài cúi lạy mình vì không muốn sự gặp mặt này ảnh hưởng đến phẩm tiết của nàng, vì trong quan niệm của xã hội phong kiến xưa, thì “nam nữ thụ thụ bất thân”, tức là giữa con trai và con gái cần phải có những khoảng cách nhất định, không được tùy tiện gặp mặt hay có những hành động thân thiết. Lời nói của Lục Vân Tiên cũng thể hiện chàng là một con người có học thức, còn đặt lời nói ấy trong xã hội ngày nay thì ta lại thấy có cái gì đấy đáng yêu ở chàng trai này. Nhưng mục đích của Lục Vân Tiên không chỉ vì lễ tiết mà chàng cũng không muốn nhận sự báo đáp của Kiều Nguyệt Nga, bởi hành động cứu giúp của chàng là xuất phát từ tấm lòng chứ không phải vì mục đích vụ lợi gì “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”, câu nói của chàng với Kiều Nguyệt Nga càng làm cho con người chàng trở nên đáng trân trọng hơn.

    “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

    Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

    Trong quan niệm của Lục Vân Tiên thì những việc nhân nghĩa là tất yếu, và nếu làm ơn mà trông ngóng việc trả ơn thì không phải người anh hùng “Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

    Như vậy, đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã khắc họa một cách chân thực, sống động hình ảnh của người anh hùng hiệp nghĩa Lục Vân Tiên, ở chàng hiện lên với biết bao phẩm chất tốt đẹp, không chỉ là con người nhân nghĩa, thấy việc ác là ra tay diệt trừ, bảo vệ sự bình yên cho con người mà chàng còn là một con người có học thức, trọng những lễ nghi, khuôn phép. Và ở chàng trai ấy ta cũng có thể thấy được một quan niệm sống thật đẹp, đó là quan niệm về việc nghĩa và về người anh hùng. Khắc họa nhân vật Lục Vân Tiên cũng là cách nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu hình mẫu anh hùng lí tưởng và khát vọng về lẽ công bằng ở đời.

    BN EI, BÀI NÀY MK COP TRÊN MẠNG THOY,BN THAM KHẢO NHEN:))

      bởi Thắm Thanh 25/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Với Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của đất Đồng Nai, bên cạnh những bài văn tế, bài thơ sục sôi quân cướp nước, chứa chan tình yêu nước thương dân trong cảnh li loạn; là những truyện thơ nêu cao nhân nghĩa, đạo lí làm người. “Truyện Lục Vân Tiên'' đã làm cho tên tuổi Đô Chiểu trở thành bất tử. Trung, hiếu, tiết, nghĩa đã chiếu sáng lung linh những vần thơ đẹp:

    “Trai thời trung hiếu làm đầu,

    Gái thời tiết hạnh là câu trau mình".

    Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga là hai nhân vật trung tâm của truyện thơ sáng ngời trung hiếu, tiết hạnh.

    Đoạn thơ "Lục Vân Tiên đánh cướp" là một trong nhưng đoạn thơ hay nhất của tác phẩm, tiêu biểu cho bút pháp tự sự của Nguyễn Đình Chiểu. Nhân vật Lục Vân Tiên được khắc họa thành mẫu người anh hùng, lí tưởng tuyệt đẹp: lòng thương người, dũng cảm và vị nghĩa cao cả.

    Lòng thương người là đức hạnh tốt đẹp nhất của Lục Vân Tiên. Từ giã thầy, chàng xuống núi, hăm hở về kinh đô ứng thí. Lộ trình đầy gian nan. Giữa đường, Lục Vân Tiên bất ngờ gặp nhân dân dắt díu nhau chạy trốn, tiếng kêu khóc vang lên thảm thiết. Chàng đã ân cần hỏi han sự tình đầu đuôi và quyết ra tay đánh cướp đê cứu dân lành thoát khỏi cảnh đau thương, nước sôi lửa bỏng:

    "Tôi xin ra sức anh hào,

    Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”

    Căm giận lũ bất lương, Lục Vân Tiên sôi sục lên án hành động dã man của chúng. Chàng đã đứng về phía nhân dân, quyết bảo vệ dân:

    "Kêu rằng: bớ đảng hung đồ,

    Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân".

    Đạo lí của nhân dân ta rất đẹp “Thương người như thể thương thân". Lục Vân Tiên đã hành động vì tình thương bao la ấy.

    Tình thương người đã làm cao chí khí và lòng dũng cảm cho người thư sinh họ Lục. Lũ cướp rất đông và đáng sợ gươm giáo sáng ngời. Tướng cướp Phong Lai "mặt đỏ phừng phừng" đầy sát khí. Hắn dữ tợn và có sức khoe muôn người khôn địch! Giữa vòng vây của lũ cướp, không một tấc sắt trong tay, một mình với cành cây làm gậy, Lục Vân Tiên đã dũng cảm đánh cướp. Đột kích bên tả, xung phong bên hữu, chàng tung hoành giữa bọn cướp. Chúng bị đánh tơi bời. Bọn lâu la đã khiếp đảm quăng gươm giáo bỏ chạy tan tác. Tướng cướp Phong Lai bị tiêu diệt. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã so sánh Lục Vãn Tiên đánh cướp với chiến công của hổ tướng Triệu Tử Long phá vòng vây Dương Đang thời Tam quốc để ca ngợi tinh thần quả cảm của người anh hùng vị nghĩa:


     

      bởi Tuyền Khúc 11/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Với Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của đất Đồng Nai, bên cạnh những bài văn tế, bài thơ sục sôi quân cướp nước, chứa chan tình yêu nước thương dân trong cảnh li loạn; là những truyện thơ nêu cao nhân nghĩa, đạo lí làm người. “Truyện Lục Vân Tiên'' đã làm cho tên tuổi Đô Chiểu trở thành bất tử. Trung, hiếu, tiết, nghĩa đã chiếu sáng lung linh những vần thơ đẹp:

    “Trai thời trung hiếu làm đầu,

    Gái thời tiết hạnh là câu trau mình".

    Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga là hai nhân vật trung tâm của truyện thơ sáng ngời trung hiếu, tiết hạnh.

    Đoạn thơ "Lục Vân Tiên đánh cướp" là một trong nhưng đoạn thơ hay nhất của tác phẩm, tiêu biểu cho bút pháp tự sự của Nguyễn Đình Chiểu. Nhân vật Lục Vân Tiên được khắc họa thành mẫu người anh hùng, lí tưởng tuyệt đẹp: lòng thương người, dũng cảm và vị nghĩa cao cả.

    Lòng thương người là đức hạnh tốt đẹp nhất của Lục Vân Tiên. Từ giã thầy, chàng xuống núi, hăm hở về kinh đô ứng thí. Lộ trình đầy gian nan. Giữa đường, Lục Vân Tiên bất ngờ gặp nhân dân dắt díu nhau chạy trốn, tiếng kêu khóc vang lên thảm thiết. Chàng đã ân cần hỏi han sự tình đầu đuôi và quyết ra tay đánh cướp đê cứu dân lành thoát khỏi cảnh đau thương, nước sôi lửa bỏng:

    "Tôi xin ra sức anh hào,

    Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”

    Căm giận lũ bất lương, Lục Vân Tiên sôi sục lên án hành động dã man của chúng. Chàng đã đứng về phía nhân dân, quyết bảo vệ dân:

    "Kêu rằng: bớ đảng hung đồ,

    Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân".

    Đạo lí của nhân dân ta rất đẹp “Thương người như thể thương thân". Lục Vân Tiên đã hành động vì tình thương bao la ấy.

    Tình thương người đã làm cao chí khí và lòng dũng cảm cho người thư sinh họ Lục. Lũ cướp rất đông và đáng sợ gươm giáo sáng ngời. Tướng cướp Phong Lai "mặt đỏ phừng phừng" đầy sát khí. Hắn dữ tợn và có sức khoe muôn người khôn địch! Giữa vòng vây của lũ cướp, không một tấc sắt trong tay, một mình với cành cây làm gậy, Lục Vân Tiên đã dũng cảm đánh cướp. Đột kích bên tả, xung phong bên hữu, chàng tung hoành giữa bọn cướp. Chúng bị đánh tơi bời. Bọn lâu la đã khiếp đảm quăng gươm giáo bỏ chạy tan tác. Tướng cướp Phong Lai bị tiêu diệt. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã so sánh Lục Vãn Tiên đánh cướp với chiến công của hổ tướng Triệu Tử Long phá vòng vây Dương Đang thời Tam quốc để ca ngợi tinh thần quả cảm của người anh hùng vị nghĩa

      bởi Huất Anh Lộc 13/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF