YOMEDIA
NONE

Nghị luận xã hội về hiện tượng nói tục chửi thề của học sinh

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực dồi dào , chứa đựng tiềm năng phát triển rất lớn. Vì vậy, học sinh cần được bồi dưỡng trong một môi trường tốt đẹp, được hưởng một nền giáo dục lí tưởng. Nhưng bên cạnh những điều hay lẽ phải được truyền tải từ thầy cô, cha mẹ thì các học sinh vẫn bị ảnh hưởng xấu bởi những điều không tốt, nó tạo thành một hiện tượng: nói tục chửi thề.

    Trong giao tiếp, có rất nhiều cách thức khác nhau để thu hút đối phương, có cách thức tốt, cách thức xấu mà một trong những điều cấm kị trong ngôn ngữ giao tiếp đó là nói tục chửi thề. Vậy mà giờ đây, mọi người quá lạm dụng, phát ngôn tự do tạo điều kiện cho những lời lẽ vô văn hoá, thiếu văn minh ngày càng lan rộng và trở thành hiện tượng trong xã hội. Đặc biệt là các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, các em được coi là trong sáng như tờ giấy trắng, cần được tô vẽ những điều tốt đẹp nhưng lại bị tiêm nhiễm nhiều thói hư tật xấu như nói tục chửi thề. Ông bà ta thường nói rằng:" lời nói gói vàng" , song hiện nay đối với các em học sinh , nói tục chửi thề trở thành một "xu hướng" đáng được phổ biến và lan rộng. Chính những lời lẽ ấy đã tạo ra sự phản cảm và thô tục trong môi trường học đường.

    Hiện nay, hiện tượng nói tục chửi thề phổ biến ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là ở các em học sinh có độ tuổi từ 12-17 tuổi. Sự tự do và lối suy nghĩ thiếu chín chắn đã khiến cho một số học sinh phát ngôn những lời lẽ thiếu văn minh thậm chí là xúc phạm người khác. Những lời nói tục chửi thề thường xuất hiện trong trường hợp có mâu thuẫn, tranh cãi hoặc trong chính cuộc sống thường ngày, nó trở thành "câu cửa miệng" hoặc thói quen phát ngôn. Những lời nói ấy đã dẫn hình thành nên thói quen xấu của những học sinh, lâu dần hình thành nên nhân cách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hình thành nhận thức và tư duy. Hơn hết, nói tục chửi bậy khiến cho chúng ta khó khăn hơn trong quá trình giao tiếp đúng nghĩa. Những lời nói ấy có thể gây nên những ác cảm, khiến người khác đánh giá chúng ta là một con người vô văn hoá và thiếu học hành. Đối với người nghe, lời nói thô tục gây ra sự khó chịu, phẫn nộ, bực bội khi giao tiếp. Họ sẽ không muốn nói chuyện với những người có thói quen nói tục chửi thề bởi nó ảnh hưởng đến nhận thức, hành động về sau. Thậm chí, làm đảo lộn những giá trị đạo đức, chuẩn mực của xã hội đề ra.

    Và lẽ dĩ nhiên không tự nhiên mà con người có thể phát ngôn những lời lẽ thiếu văn hoá như vậy. Có thể là do môi trường sống không lành mạnh, trong sạch khiến con người ta dễ lây nhiễm những thói hư tật xấu. Nhất là các em học sinh, trẻ nhỏ, chúng dễ bị ảnh hưởng bởi những lời lẽ thiếu văn minh của cha mẹ chúng và những người xung quanh. Những người đó thường là những người thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của gia đình và thầy cô. Quan trọng hơn hết, là ở bản thân quá dễ dãi , nhận thức còn thấp kém dễ dàng để những lời nói thô tục du nhập , tiếp nhận chúng và sử dụng chúng như ngôn ngữ thông thường. Và thói quen bắt chước của trẻ em, học sinh cũng là lí do khiến chúng hình thành những lời nói tục chửi thề. Ở độ tuổi này chúng chưa đủ kĩ năng, sự hiểu biết để chọn lọc và tiết chế lời nói hành động của mình. Chính vì vậy mà vai trò của giáo dục giờ đây càng được coi trọng và đặt trách nhiệm cải thiện triệt để hiện tượng xấu này. Nhà trường và các bậc phụ huynh cần kết hợp để dạy dỗ học sinh, phổ biến những nội quy, đưa ra những hình thức xử lí chính đáng cho những người vi phạm. Người lớn cần cho các em học sinh biết và hiểu rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ giao tiếp tối thiểu để trở thành một con người văn minh trong xã hội. Tuy nhiên, không phải học sinh, người nào cũng nói tục chửi thề, họ có một lối ngôn ngữ rất thông tuệ và văn minh đáng để học hỏi và tôn trọng.

    Trong xã hội có vô vàn các hiện tượng tốt xấu khác nhau. Hiện tượng tốt thì chúng ta cần làn rộng và phát huy, những hiện tượng xấu như nói tục chửi thề cần được khắc phục triệt để để con người ngày một văn minh hơn

      bởi Nguyễn Thị Thanh 11/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Ông bà ta xưa đã dạy:

    “Lời nói không mất tiền mua
    Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

    Vậy mà, con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ lại bất cẩn khi phát ngôn, nói tục chửi thề một cách thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa. Hiện tượng này thật đáng để mỗi chúng ta nhìn lại bản thân để suy nghĩ.

    Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục , thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp với mình . Thật đáng buồn khi chúng ta thấy những lời nói này được phát ngôn bừa bãi, trong mọi hoàn cảnh: khi bực tức chửi thề đã đành, thậm chí khi vui vẻ cũng lại chửi thề. Những lời nói ấy không những được “văng” ra đối với bạn bè cùng trang lứa mà nói còn được sử dụng ngay khi họ giao tiếp với những người đáng tuổi cha chú của mình; không chỉ chỉ trong giao tiếp với người khác mà còn ở cả những nơi công cộng. Và những lời lẽ khó nghe ấy được nói ra một cách thản nhiên, không chút suy nghĩ. Đây không chỉ là một hành động xấu, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp mà còn xúc phạm đến người khác, cho thấy sự kém hiểu hiểu biết của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay.

    Điều đáng lo ngại là những người thường xuyên phát ngôn một cách khiếm nhã lại coi đó là một thói quen mà không hề ý thức được hậu quả khôn lường của nó. Lời nói là kết quả sau những suy nghĩ của chúng ta, nó góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Vì thế, những lời nói thiếu văn hóa trong giao tiếp sẽ thể hiện ngay người nói là một người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp, dễ để lại ấn tượng xấu với người đối diện, không được tôn trọng, thậm chí là dần bị xa lánh. Như vậy thì thật khó để có được những cuộc giao tiếp thành công. Hơn nữa, chửi thề có thể trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến tư cách của bản thân. Chúng ta thậm chí quen miệng mà nói bậy chứ không ý thức hết được những phát ngôn của mình. Tai hại hơn là những lời nói không hay cũng được đưa lên mạng xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà còn là nơi bắt đầu của những mâu thuẫn, những xung đột có hậu quả mà ta không lường trước được. Còn đối với người nghe, cách xử sự kém lịch sự có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, bực bội, thậm chí không muốn tiếp chuyện. Đặc biệt, những lời chửi thề có sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức của những em nhỏ còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. Đối với xã hội, những lời nói không hay được nhân rộng ra có thể làm suy giảm đi nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng, làm méo mó đi những quy chuẩn giá trị đạo đức, làm cho ngôn ngữ tiếng việt mất đi sự giàu đẹp và trong sáng vốn có của nó.

    Vậy hiện tượng nói tục chửi thề có nguyên nhân từ đâu? Về phía khách quan, có thể thấy những tác động tiêu cực của môi trường sống không lành mạnh, của những lời ăn tiếng nói thô thiển xung quanh đến đạo đức, nhận thức và cách ứng xử của mỗi con người. Người ta nói : “ Trẻ em như tờ giấy trắng”. Nếu không phải do sớm phải tiếp xúc với sự thiếu văn hóa của những người xung quanh, hay thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của những người thân trong gia đình thì đâu có những lời nói khiếm nhã, những câu nói tục chửi thề khi con người lớn lên. Nhưng đó, chỉ là một phần rất nhỏ. Chúng ta mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình, đều phải chịu trách nhiệm cho những lời nói, hành động của mình. Bởi vậy mà yếu tố chủ quan chiếm phần lớn. Những phát ngôn bừa bãi xuất phát từ những nhận thức chưa thật đúng đắn, đầy đủ và trọn vẹn về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của lời nói đến cuộc sống của con người. Khi bản thân đã không làm chủ được ta rất dễ bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh mà không thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều người lại cho việc ăn nói thô lỗ là “oai”, muốn thể hiện bản thân trước mọi người. Hay một số người cũng chỉ nói cho vui miệng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác.

    Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề, thật may khi vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói biết nói những lời lẽ văn minh, lịch sự, khiến người nghe hài lòng. Đây quả là những điểm sáng cần nhân rộng để có một xã hội văn minh hơn.

    Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói tục chửi thề. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, hiểu biết, những kĩ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

    Xã hội đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng văn minh hiện đại hơn đòi hỏi con người cũng cần thay đổi, trau dồi, phát triển bản thân để trở nên văn minh, lịch sự hơn. Một trong những điều cần thay đổi cấp thiết là những lời nói thô tục, trau dồi lời hay ý đẹp để góp phần tạo nên phong cách đẹp cho con người thời đại mới.

      bởi Huất Lộc 26/07/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON