YOMEDIA
NONE

Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong các câu Lưng núi...

Chỉ ra các biện pháp tu từ và nói tác dụng

a/ Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ

Em ngủ ngoan đừng làm mẹ mỏi

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

b/ Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

c/ Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thời một dạng khăng khăng đợi thuyền

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • b) Trước hết, Tố Hữu phác họa bức tranh toàn cảnh quân dân ta ra trận chiến đấu với khí thế hào hùng, sôi sục, khẩn trương: “Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung” + Hai câu thơ gợi được không gian rộng lớn (Những đường Việt Bắc) và thời gian đằng đẵng (Đêm đêm) của cuộc kháng chiến vĩ đại, trường kì. + Khí thế xung trận được cảm nhận bằng âm thanh rầm rập – từ láy tượng thanh này không chỉ diễn tả được tiếng động mạnh của bước chân mà còn giúp người đọc hình dung được nhịp độ khẩn trương, gấp gáp của một số lượng người đông đảo cùng hành quân về một hướng, tất cả tạo thành một sức mạnh tổng hợp làm rung chuyển cả mặt đất. + Hình ảnh so sánh cường điệu “Đêm đêm rầm rập như là đất rung” nêu bật sức mạnh đại đoàn kết của quân dân ta quyết tâm chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do. + Qua không gian rộng lớn, thời gian đằng đẵng, khí thế hào hùng ở Việt Bắc có thể thấy rõ cuộc kháng chiến chống Pháp là trường kì, gian khổ nhưng dân tộc Việt Nam không nhụt chí, trái lại, vẫn vững vàng, kiên cường, chung sức chung lòng đưa cuộc kháng chiến tới thắng lợi . - Hai câu tiếp theo miêu tả cụ thể hình ảnh bộ đội hành quân ra trận: “Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” Đó là một hình ảnh vừa hào hùng vừa lãng mạn. + Từ láy điệp điệp trùng trùng khắc họa đoàn quân đông đảo bước đi mạnh mẽ như những đợt sóng dân trào, đợt này nối tiếp đợt kia tưởng chừng kéo dài đến vô tận. Tuy trang bị vật chất còn thiếu thốn (chiến sĩ phải đội mũ nan đan bằng tre lợp vải) nhưng đoàn quân điệp điệp trùng trùng chính là hình ảnh tượng trưng cho sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta, của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. + Trong những đêm dài hành quân chiến đấu ấy, ở đầu mũi súng của người lĩnh người sáng ánh sao, đó là ánh sao sáng thực trong đêm tối hay là một hình ảnh ẩn dụ: ánh sao của lí tưởng chỉ đường dẫn lối cho người chiến sĩ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Hình ảnh ấy gợi liên tưởng đến hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Có điều nếu ánh trăng trong bài “Đồng chí” là hình ảnh tượng trưng cho khát vọng hòa bình, cho vẻ đẹp yên ấm của quê hương, thì ánh sao ở bài thơ này lại là biểu tượng của lí tưởng, của niềm lạc quan chiến thắng trong tâm hồn người lính ra trận.

      bởi Nguyễn Hoàng Nam 14/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF