YOMEDIA
NONE

Giới thiệu về ngày tết  

giới thiệu về ngày tết

 

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Trải bao năm tháng,từ đời này truyền qua đời khác, cứ mỗi khi đông tàn, tiết xuân lại đến thì toàn thể dân tộc Việt và cả một số dân tộc khác ở phương Đông Châu Á lại nhộn nhịp chuẩn bị Tết. Một trong những phong tục cổ xưa nhất của người Việt làm trong những ngày Lễ Tết nguyên đán chính là trồng cây nêu.Dù là người thành thị hay nông thôn, mỗi khi nghe câu ca dao đều thấy lòng mình xốn xang rộn rã. Hình ảnh cây nêu được dựng trước cửa ngôi nhà mái tranh luôn gợi cho ta cảnh đón xuân ấm cúng và gia đình xum họp.Ngày nay, người Việt Nam đã bỏ thói quen dựng nêu ngày Tết. Nhưng xưa kia, mỗi lần năm mới đến là phải cắm nêu: Cao nêu, kêu pháo, bánh chưng xanh là những biểu tượng đón xuân không thể thiếu được. Nhưng nêu là thế nào? Vì sao phải dựng nêu? Câu chuyện thực ra cũng không đơn giản.Cây nêu đã cùng với tổ tiên người Việt theo cha ông trong lịch sử dựng nước; giữ nước và mở nước đầy bi tráng. Ngày xưa, có một cuộc chiến tranh giữa người và ma quỉ. Loài người được Đức Phật từ bi giúp đỡ. Ma quỉ thua trận; đồng ý nhựơng lại đất cho loài người trong khoảng không gian mà chiếc bóng áo cà sa của Đức Phật phủ trên cây nêu. Chúng chỉ nghĩ rằng: Với chiếc áo cà sa bé tý phủ trên cây nếu; thì bóng của nó trên mặt đất không thể lớn hơn cái miếu cô hồn. Nhưng bằng pháp thuật; Đức Phật đã làm cho cây nêu vươn lên; cao vút đến tận trời xanh và bóng chiếc áo cà sa lớn đến mức phủ kín mặt đất. Giống quỉ thua cuộc phải ra biển Đông ở. Nhưng Dức Phật từ bi cho phép chúng được trở về đất liền trong những ngày Tết. Để quỉ không xâm phạm vào đất đai có chủ là người ở; Ngài bảo vào những ngày Tết; mỗi nhà đều trồng trước cửa một cây nêu làm dấu để lũ quỉ ma biết mà tránh xa.Từ đấy; trải hàng ngàn năm qua – mỗi năm khi Tết đến; mỗi gia đình người Việt và một số dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; lại trồng một cây nêu cho đến tận bây giờ. Hình ảnh cây nêu cũng như chiếc bánh chưng; bánh dầy đã cùng lịch sử văn hoá thăng trầm trải hàng thiên niên kỷ và đi vào hồn người dân nước Việt. Truyền thuyết về cây nêu mang dấu ấn của Phật giáo; nhưng chúng ta có thể nhận thấy: không hề có một nền văn hoá ảnh hưởng Phật giáo nào của các dân tộc khác trên thế giới có cây nêu; ngoài Việt Nam. Bởi vậy; có thể khẳng định rằng: Cây nêu là di sản văn hoá phi vật thể đặc thù của riêng văn hoá Việt và có cội nguồn thuần Việt. Từ đó; có thể nói rằng: Hình ảnh Đức Phật chỉ là sự chuyển hoá của một vị thánh nhân Lạc Việt; sau hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử. Nhưng cũng có thể nói rằng: Chính hình ảnh chiếc áo cà sa của Đức Phật từ bi phủ lên cây nêu; cũng là một hình tượng rất độc đáo thể hiện sự che chở; bảo vệ nền văn hoá Việt của Phật pháp khi lịch sử Việt ở lúc thăng trầm bi tráng. Cùng với hình tượng “Hạc và Rùa”; tục ăn trầu; bánh chưng bánh dầy…Sự phổ biến của tục trồng nêu trong văn hoá Việt đã chứng tỏ đây là một biểu tượng được lựa chọn có ý thức cho một giá trị minh triết độc đáo của nó. Về hình tượng cây nêu – mà người viết biết được – thì có ba hình tượng còn đến bây giờ. Cả ba hình tượng này đều dùng một thân cây tre trồng thẳng trên mặt đất; sự khác nhau của hình tượng là phần phía trên cây nêu. Đó là: Một loại cổ xưa nhất ; phía trên ngọn tre là một vòng tròn cũng làm bằng tre; nhỏ bằng cái nia; với 2; 3 hoăc 4 thanh tre buộc ngang qua tâm tạo thành hình 4; 6 hoặc 8 điểm trên vòng tròn. Ở những điểm này; người ta treo nhiều hình tượng; đôi đũa; giải bùa tua; giỏ tre … Còn một hình tượng nữa là phía trên ngọn tre treo một hình vuông hoặc chữ nhật. Hình chữ nhật này được làm bằng bốn thanh tre sổ xuống và năm thanh tre ngang. Bốn thanh tre buông thẳng xuống tượng cho tứ tung; năm thanh ngang tượng cho Ngũ hoành. Đây cũng là một loại bùa trừ tà trong Đạo giáo biến thể về sau này. Trên hình chữ nhật; người ta cũng treo một đôi đũa trời tượng cho Âm Dương; một giỏ tre trong đó có một túi gạo muối được gói trong vài hoặc giấy điều; là hai vật thiết yếu cho đời sống con người và cũng tượng cho sự phú túc. Trong giỏ còn 12 lá trầu tượng cho 12 tháng; năm nào nhuận có 13 lá. Khi hạ nêu vào ngày mùng 7 tháng Giêng; những lá trầu đước lần lượt lấy ra khỏi giỏ tre. Lá thứ nhất là tháng Giêng; lá thứ hai là tháng 2,…cho đến hết 12 lá. Người ta cho rằng: Lá nào héo là tháng đó trong năm không tốt. Trong giỏ tre còn được bỏ một đòn bánh Tét cũng tượng cho sự phú túc. Ngoài hai dạng cây nêu được trình bầy ở trên; còn một hình tượng cây nêu nữa chỉ có một thân cây tre duy nhất vút cao lên trời xanh. Trên thân cây tre có trang trí; giấy mầu và từng khúc có gắn những tua trang trí.Như vậy; với những hình tượng cây nêu còn lưu lại có những khác biệt đã cho thấy dấu ấn của những thăng trầm trong lịch sử Việt. Nhưng dù là có sự khác biệt về chi tiết thì bản thân sự phổ biến của cây nêu trong văn hoá Việt; đã chứng tỏ sự lựa chọn có ý thức của tổ tiên cho một biểu tượng văn hoá. Như vậy;

    cây nêu phải là một hình tượng minh triết của cha ông truyền lại cho đời sau. Người viết bài này cho rằng: Có thể chỉ có một trong hai hình tượng cây nêu có tán phía trên; hoặc cả hai; có sự xuất xứ nguyên thuỷ chứa đựng ý nghĩa minh triết. Nếu không phải cả hai cùng xuất hiện đồng thời thì cây nêu có vòng tròn phía trên có xuất xứ nguyên thuỷ hơn. Hình tượng cây nêu này; gần như hoàn toàn trùng khớp với hình tượng một tôn giáo được hình thành trong văn minh Lạc Việt đó chính là chiếc nón và cây gậy của ngài Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung tạo nên vương quốc tâm linh đầy huyễn ảo. Với hình tượng thân cây tre vút cao; vươn thẳng lên trời xanh; xuyên tâm vòng tròn phía trên cây tre là hình tượng của sự thăng hoa tư tưởng; đạt tới sự viên mãn và trở về với bản thể nguyên thuỷ của vũ trụ; tức là “Mẹ tròn”; là sự khởi nguyên của vũ trụ. Hình tượng rất minh triết này gần gũi với quan niệm của Phật Giáo là sự giải thoát và trở về với bản tính chân như. Với cây Nêu mà người viết cho rằng là nguyên thuỷ này; thể hiện một sự nhận thức sâu sắc bản tính và sự giải thoát; có lẽ đã ra đời trong thời cực thịnh của nền văn hiến Lạc Việt; một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Cây nêu với hình tượng “Tứ tung Ngũ hoành”; có thể xuất hiện sau khi Đạo giáo của Ngài Chử Đồng Tử khi bị biến thể; trở thành một môn tu luyện với bùa phép huyền bí; nhằm thoả mãn những nhu cầu của đời sống con người nhằm trừ bệnh tật; đem lại sự phú túc bình yên. Đó là lý do để người viết cho rằng: Cây nêu với hình tượng “Tứ tung Ngũ hoành” có sau. Còn hình tượng cây Nêu chỉ có một thân tre thẳng đứng; vì tính tương tự phổ biến của loại hình này trong đời sống thường ngày – một cột mốc ruộng; chiếc cột đèn…Bởi vậy; người viết cho rằng; có thể đây chỉ là dấu ấn còn lại trong ký ức của người Việt về cây nêu; nhằm giữ lại di sản văn hoá tâm linh của tổ tiên; nhiều hơn là một biểu tượng minh triết nguyên thuỷ của nó.Với hình tượng cây nêu đã trình bày ở trên; đã cho thấy một hình tượng được lựa chọn có ý thức làm biểu tượng cho sự minh triết Lạc Việt từ một cội nguồn văn hiến của nước Văn Lang dưới thời các vua Hùng dựng nước. Sự vươn lên đạt tới chân tính; hoà nhập với thiên nhiên trong sự an nhiên tự tại và tình yêu con người. Đây chính là thông điệp của tổ tiên truyền lại từ hàng ngàn năm trước cho đời sau; hình tượng của một giá trị minh triết Việt

    Dịch viết “Trí thì cao siêu; lễ thì khiêm hạ. Cao là bắt chước trời; thấp là bắt chước đất” Chỉ với cây tre đơn sơ và rất phổ biến trong đời sống của người Việt; tổ tiên đã gửi lại đời sau sự nhắn nhủ của cội nguồn lịch sử gần 5000 năm văn hiến. Trải bao thăng trầm bi tráng trong lịch sử giống nòi; hình ảnh cây nêu vẫn còn trong tâm tưởng của người Việt như một sự kết nối với cội nguồn một thời oanh liệt vàng son và đầy tính nhân bản. Tục trồng nêu ngày Tết không chỉ ở dân tộc Kinh mà còn rải rác một số dân tộc khác trên đất Việt hiện nay. Điều này đã chứng tỏ tục trồng nêu đã có từ rất xa xưa trong truyền thống văn hoá Việt qua tính phổ biến của nó trong các dân tộc anh em. Sự giải thích hợp lý cho tục trồng nêu – một di sản văn hoá phi vật thể của người Việt – là: Tục này có từ thời Hùng Vương dựng nước. Hình ảnh cây nêu truyền thống; trong lòng mỗi người con đất Việt; chính là di sản của tổ tiên để lại nhắc nhở lòng tự hào của của dòng dõi Tiên Rồng của cha ông với danh xưng 5000 năm văn hiến
     

      bởi Phạm Nam 13/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Trong tất cả các ngày lễ Tết, Tết nguyên đán được coi là ngày Tết quan trọng và đặc biệt nhất của người dân Việt Nam. Dù ngày Tết có bận rộn, có nhiều thứ để lo toan đến đâu thì người Việt cứ mỗi hàng năm đều mong Tết đến. Trải qua hàng ngàn năm, cuộc sống đã có bao điều biến đổi, những phong tục, tập quán cũng đổi thay quá nhiều nhưng những phong tục đón Tết truyền thống của người Việt vẫn được lưu giữ không hề biến mất.

    Tiễn ông Công, ông Táo về trời

    Theo tâm linh của người Việt, có 3 vị thần cai quản việc bếp núc hay còn gọi là 3 ông đầu rau cai quản mọi chuyện trong nhà. Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người Việt ta có lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời để báo cáo cho Ngọc Hoàng biết chuyện làm ăn của gia đình trong năm đó. Chạp ông Công, ông Táo là sự kiện đầu tiên báo hiệu cho một cái Tết đã đến thật gần.

    Ngày 23 tháng Chạp tiễn ông Táo, nhà nhà đều phải chuẩn bị lễ vật như hoa quả, mũ áo, vàng mã bằng giấy, cá chép còn sống với qua niệm rằng cá chép sẽ vượt vũ môn, hóa thành rồng để đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời. Tiễn ông Táo đi hôm 23, đến ngày 29 hoặc 30 Tết người ta cũng không quên mời ông Táo về trước Giao thừa, để ông lại tiếp tục công việc cai quản công việc trong nhà.

    Phong tục đoàn viên, sum họp trong dịp Tết

    Ngày thường mải miết làm ăn, các thành viên trong gia đình thường không có mặt đông đủ. Chỉ có riêng dịp Tết cả gia đình mới có dịp quây quần, đoàn tụ bên nhau để tâm sự, sẻ chia những buồn vui trong suốt một năm qua.

    Tết là sự trở về, Tết là sum họp, Tết là đoàn viên. Suy nghĩ đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, để ai dù có đi xa đến đâu, có ở trong nước hay ngoài nước thì cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là cũng cố gắng trở về bên gia đình, để đón Tết cùng với ông bà, cha mẹ, anh em mình. Trở về để thấy mình không bị bơ vơ, lạc lõng giữa những tấp nập của dòng đời. Trở về để cùng ăn với nhau bữa cơm đoàn tụ, để tỏ lòng thành kính tổ tiên, ông bà, để gìn giữ truyền thống uống nước phải nhớ nguồn của dân tộc.

    Phong tục gói bánh chưng, bánh Tét

    Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

    Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

    Từ thời vua Hùng dựng nước đến nay, đã qua lịch sử hơn 4 ngàn năm dựng nước, cũng qua bốn ngàn năm dân tộc Việt lưu truyền tục gói bánh chưng, vào dịp Tết. Sau này, miền đất phía Nam được mở rộng ra, người dân nơi đây lại có tục gói bánh Tét, nguyên liệu cũng chẳng khác gì bánh chưng nhưng hình dáng thì dài hình trụ chứ không vuông giống bánh chưng.

    Chiếc bánh chưng, bánh tét xanh được làm nên từ những vật phẩm thân quen của nền văn minh lúa nước như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, lá chuối, lạt giang… Ở khắp mọi nhà, trên mọi miền quê của đất Việt, dù là giàu sang hay nghèo khó, thiếu thốn hay đủ đầy, đô thị hay nông thôn thì cứ đến Tết là có bánh chưng, bánh Tét trong nhà.

    Bên nồi bánh chưng đang đỏ lửa, ông bà cha mẹ kể cho con cháu nghe về truyền thuyết Lang Liêu gói bánh chưng bánh giày dâng vua Hùng, kể về truyền thống gia đình, về ân đức tổ tiên, qua đó mà giáo dục con cháu về đạo lý uống nước nhớ nguồn, về lễ hiếu và cách gìn giữ trân trọng truyền thống.

    Gói bánh chưng cũng cần sự tỉ mỉ và khéo léo, làm sao để chiếc bánh chưng vuông vắn, chiếc bánh tét được tròn đầy, để dâng cúng tổ tiên được chiếc bánh đẹp nhất. Cùng với bánh cặp bánh chưng hay đôi đòn bánh tét, trên bàn thờ tiên tổ còn bày biện nào mâm ngũ quả (mỗi miền 5 loại quả khác nhau), nào bánh mứt, nào hoa tươi, rượu,… Tất cả tạo nên một Tết Việt rất đậm đà, rất riêng biệt, không hề giống với bất cứ một đất nước nào.

    Tục xông đất (hay xông nhà)

    Theo quan niệm dân gian của người Việt, một năm mới bắt đầu từ mồng Một Tết, nếu ngày mồng Một mà mọi việc suôn sẻ, thuận lợi, may mắn thì cả năm cũng được tốt lành, thuận lợi. Chính vì thế mà người khách đến thăm nhà đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng.

    Gia đình thường để ý những người thân, họ hàng, bạn bè mình có ai có tuổi “tam hợp” với gia chủ hoặc là người có tính tình cởi mở, vui vẻ, rộng rãi, làm ăn phát đạt để nhờ xông đất đầu năm. Chính vì thế mà người được nhờ xông đất cũng cảm thấy được vui vẻ, tự hào.

    Tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm

    Ngày mồng Một Tết, các thành viên trong gia đình thường sum vầy, tụ họp đầy đủ tại nhà ông bà, cha mẹ để làm lễ cúng lạy tổ tiên, mừng tuổi các cụ cao niên và con trẻ. Người ta chúc nhau những điều may mắn, tốt lành nhất sẽ đến trong năm mới, chúc cho ông bà, cha mẹ mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi, như cây cao bóng cả tỏa bóng mát che chở cho con cháu. Người lớn thì mừng tuổi cho trẻ em những phong bao lì xì đỏ tươi cùng những lời chúc để ngoan ngoãn, hay ăn chóng lớn…

    Xuất hành, du xuân đầu năm

    Người ta quan niệm rằng hướng đi đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng, hướng đi này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của người đó trong cả năm sắp tới. Người ta thường xem sách vở, học những kinh nghiệm dân gian rồi xem sách lịch để chọn ra hướng xuất hành cho mình để năm mới mọi việc được may mắn, thuận lợi nhất.

    Sau những giây phút đoàn tụ ấm cúng bên gia đình, dịp Tết người ta thường xuất hành đi lễ chùa, đi tới những danh lam thắng cảnh để cầu bình an, cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn cho một năm mới.

    Khắp ba miền Bắc Trung Nam ở nước ta, đâu đâu cũng có những di tích, những đền, đài, chùa miếu, những danh lam thắng cảnh để du xuân. Đến đó, người ta thường cầu mong cho gia đình yên ấm, được dồi dào sức khỏe, năm mới làm ăn phát đạt, thành công.

    Ngày nay, những chuyến du xuân xa hơn, nhiều hơn và phổ biến hơn khi biến thành những chuyến du lịch trong và ngoài nước. Người ta không chỉ đi đến những thắng cảnh, di tích ở quê hương mình mà còn đến những vùng đất mới để tham gia những lễ hội, khám phá nét đẹp trong phong tục tập quán và chiêm ngưỡng cảnh đẹp của thiên nhiên…

    Trải qua ngàn đời, Tết Việt vẫn giữ được hồn riêng, vẫn là ngày lễ quan trọng nhất, ấm áp nhất, đủ đầy nhất của cả dân tộc. Mỗi mùa xuân về, mỗi dịp Tết đến là mỗi lần truyền thống được khơi dậy, tôn vinh và lan tỏa tới tất cả mọi thế hệ cũng là dịp tuyệt vời nhất để phong tục Việt được lưu truyền cho tới mãi mai sau.

      bởi Lê Trần Khả Hân 27/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON