YOMEDIA
NONE

Viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (5)

  • Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa và đạo lý tốt đẹp, đại diện cho truyền thống đó là kho tàng các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

    Các câu tục ngữ của nhân dân ta thường mang đặc điểm ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, sử dụng hình ảnh gần gũi, quen thuộc. Và trong câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" cũng vậy, hình ảnh "ăn quả", "trồng cây" rất giản dị và mộc mạc. Nghĩa đen của câu tục ngữ chính là nhắc nhở con người ta khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả mà ăn, ví dụ như ăn xoài nhớ kẻ đã trồng xoài cho ta ăn. Mở rộng ra, "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó. Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống.

    Câu tục ngữ nhắc nhở con người chúng ta sống phải đề cao ơn nghĩa, phải biết đến cội nguồn, nguồn gốc của mình. Ai cũng có cha có mẹ, nhờ có cha mẹ sinh ta ra mà mới có ta trên cuộc đời, không có cha mẹ mãi mãi không có sự tồn tại của ta. Sống làm người mà không biết đến ơn nghĩa mẹ cha thì thực không đáng sống! Thời xưa, ông cha ta đã luôn coi trọng, gìn giữ và bảo vệ truyền thống này qua các nghi lễ, tập tục thờ cúng, ví dụ như tục thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, điển hình như truyền thống giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng. Bên cạnh đó còn có các nghi lễ cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất một năm mưa thuận gió hòa cho người dân một vụ mùa bội thu...

    Ngày nay, truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã ngày càng được phát huy trên nhiều phương diện và mọi mặt đời sống, ví dụ như chúng ta có các ngày lễ kỷ niệm như: ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 để nhớ về công ơn giáo dục của các thầy cô, ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 để nhớ về những người anh hùng chiến đấu hi sinh mang lại nền độc lập cho dân tộc... Gắn liền với các ngày nghỉ lễ là những hoạt động đền ơn đáp nghĩa được diễn ra, như tổ chức đi thăm hỏi thầy cô, thăm hỏi và trao quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có liệt sĩ, thương binh.

    Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình. Bởi biết ơn chính là một trong những tiêu chí đầu tiên trong thước đo đánh giá phẩm chất và đạo đức con người.

      bởi Lâm Nguyễn 15/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Nhân dân Việt Nam có một tấm lòng nồng nàn yêu nước – đó là một truyền thống nhân nghĩa thủy chung sâu sắc. Bởi vậy mà trải qua bao nhiêu thế hệ, dân ta vẫn luôn nhớ và biết ơn những gì các ông cha đi trước để lại, đồng thời biết phát huy chúng trong hiện tại. Vì thế mà dân gian đúc kết thành câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

     Câu tục ngữ này có ý nghĩa cực kì sâu sắc, nó nói lên nét đẹp trong lòng người Việt. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nghĩa là để có những “quả” – thành tựu tốt đẹp như ngày hôm nay thì chúng ta phải biết ơn người đã “trồng cây” – kẻ làm nên những thành tựu đẹp. 

    Đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”  giúp chúng ta hiểu hơn về lòng nhân đạo trong cuộc sống. Nên biết ơn những người đã mang đến những điều tốt đẹp cho mình và đồng thời cũng phải phát huy bản thân để mang lại những điều tốt đẹp hơn cho người khác. Không nên chỉ biết nghĩ cho riêng mình một cách ích kỉ, bởi cuộc sống là cho đi đâu cần nhận lại. Đó cũng chính là một đạo lí sâu sắc ở đời mà ai ai cũng cần ghi nhớ.

     

      bởi Zies Nguyễn 15/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1.Dàn ý:(Mình xin phép được bỏ qua phần này vì mình chưa chuẩn bị kịp!)

    2.Phần làm văn(Mình xin phép được qua phần làm văn):

                                                         Bài làm

    Dân tộc Việt Nam là một dân tộc coi trọng nguồn cội. Từ xưa đến nay ông cha ta đã để lại cho ngàn đời sau những tài sản vật thể và phi vật thể vô giá, không thể không kể đến đó là những bài học cuộc sống. Chắc hẳn ai ai cũng chẳng còn xa lạ với bài học dân gian: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Câu nói ấy nhắc nhở ta về sự biết ơn nguồn cội, về ý thức sống của các thế hệ sau đối với những thế hệ đi trước. Bởi đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
    Ta có thể hiểu theo nghĩa đen rằng khi thưởng thức vị ngon của cây trái, ta phải nhớ đến công ơn của người trồng cây. Bao nhiêu năm cây lớn thành một cây cổ thụ ra hoa kết trái phục vụ cho đời, những người ấy đã đổ biết bao mồ hôi công sức từ những công đoạn đầu tiên, đào đất, ươm mầm, chăm sóc, vun trồng bón phân, tưới nước… để giờ đây ta được thưởng thức những tinh hoa của thành quả ấy.
    Tuy nhiên, đằng sau cách diễn đạt mộc mạc ấy là sự ẩn chứa một bài học nhân cách và đạo đức về đạo lý ở đời. “ Quả” còn có nghĩa là thành quả về vật chất, tinh thần mà ngày nay tất cả chúng ta đang được hưởng từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày. Những người tạo nên thành quả ấy là “kẻ trồng cây”. Trong cuộc sống hiện tại, những thứ ta đang hưởng thụ một cách hiển nhiên từ đồ ăn thức uống, từ cái tăm cái dép, cho đến cuộc sống tự do hạnh phúc chúng ta đang có hôm nay đều được dựng xây từ xương máu những người đi trước, những người đã hy sinh đấu tranh cho hòa bình dân tộc. Mọi thứ trên cuộc đời này không phải tự dưng mà có, không phải tự dưng mà mất đi, tất thảy đều được đánh đổi bằng mồ hôi công sức, bằng tính mạng và cuộc đời của con người. Để có được một bát cơm ngon, người nông dân phải một nắng hai sương trên cánh đồng nắng cháy, chăm cho từng hạt lúa từng tấc đất. Để có được một chiếc áo đẹp, những người thợ phải dệt sợi may vá, chăm chút đến từng mũi khâu. Con người ta hôm nay nhờ công ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục, kiến thức ta bước vào đời do thầy cô ân cần dạy dỗ. Hơn tất thảy, cuộc sống ấm no mà ta trải qua từng ngày được đánh đổi bằng sự hy sinh to lớn của bao anh hùng liệt sĩ, những người chấp nhận ra đi trong đau đớn về thể xác và sự lo lắng trong tâm hồn khi chưa được tận mắt thấy nước nhà độc lập. Trong lúc ta đang hạnh phúc bên những người thân, hưởng thụ thành quả của những người đi trước thì rải rác bên những cánh rừng biên giới hay nơi hải đảo xa xôi vẫn còn bao hài cốt của những liệt sĩ vô danh chưa có người chăm sóc, vẫn vùi sâu trong đất mẹ mà chưa có ai hay. Nhớ ơn họ là điều bắt buộc với mỗi chúng ta.
    Biết ơn người đi trước là một truyền thống đạo lý ngàn đời của dân tộc Việt Nam, là lẽ sống tốt đẹp mà bao đời nay cha ông ta cố công gìn giữ, gửi gắm qua dân gian. Bài học về lòng biết ơn là bài học giáo dục về nhân cách,về thái độ sống và là cách gìn giữ truyền thống tốt đẹp để duy trì được nét đẹp tâm hồn, bản sắc văn hoá riêng của dân tộc.
    Lòng biết ơn phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể, dù ít dù nhiều. Ta cần phải duy trì, bảo tồn và gìn giữ di sản di vật tinh thần của những người đi trước để lại và tiếp tục phát huy những giá trị ấy cho đời sau. Tất cả những điều tốt đẹp ấy cần phải được lưu giữ để nó đã, đang và sẽ trở thành nét đẹp văn hoá riêng của đất nước.
    Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số người sống quên nguồn cội, không biết trước biết sau, vong ân bội nghĩa, quay lưng với quá khứ, chỉ biết ăn quả mà không biết ai là kẻ trồng cây. Họ sẵn sàng chà đạp lên những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc trong khi toàn dân đang cố gắng phát huy những việc làm tốt đẹp thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn. Không ít các bạn trẻ đã và đang như thế. Chính lối sống chóng vánh vô cảm của hiện đại với những thú vui tầm thường vô nghĩa đã khiến cho một số bạn trẻ ngày nay quên mất những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc, không tỉnh táo mà tiếp nhận những phù phiếm đang bôi nhọ truyền thống dân tộc . Thật đáng xấu hổ khi có nhiều người rõ ràng là có học thức, có trình độ nhưng lại vô ơn không biết gì về những nhân vật có công với đất nước trong lịch sử và những trang sử vàng của dân tộc bắt đầu từ thuở Hùng Vương dựng nước. Họ đang dần dần tự đánh mất chính mình, tự phủ nhận nguồn cội, thật đáng bị lên án.
    Phát huy truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là việc cần thiết phải làm với mỗi người hiện nay. Chúng ta đang sống trong một dân tộc giàu truyền thống văn hóa, trong một đất nước đang phát triển trên xương máu của thế hệ đi trước. Chúng ta luôn phải biết ơn những công lao vô danh nhưng hết mực to lớn vĩ đại, phát huy và giữ gìn chúng để đất nước ta mãi là một cái nôi giàu truyền thống tốt đẹp như ông cha ta mong đợi.

                                               ~Mình xin hết~

      bởi Shiota Nagisa 18/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Từ xa xưa, lối sống ân nghĩa thủy chung của dân tộc ta là một niềm tự hào của con người Việt Nam. Vì vậy mà ông cha ta muốn truyền lại lối sống ấy cho thế hệ tương lai qua câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

    Ta cùng đi tìm hiểu về câu tục ngữ thì trước hết, ta phải hiểu ý nghĩa của nó. Có lẽ không ai là không biết nếu muốn có trái thơm quả ngọt để ăn thì chúng ta phải trồng cây, chăm sóc, bón phân và tưới nước hàng ngày, để cây lớn lên và tươi tốt. Và người trồng cây sẽ là người đã đổ mồ hôi sôi nước mắt để chăm bón cây hàng ngày cho đến lúc cây ra quả, để chúng ta được thưởng thức vị ngọt lịm của những trái chín. Có lẽ, người xưa muốn nhắn nhủ chúng ta khi ta được thưởng thức trái ngọt, đừng mải mê với vị ngọt mà quên mất trong đó cũng có vị đắng của những giọt mồ hôi, của vất vả và gian lao của những người cho ta quả ngọt ấy. Qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn nhắn nhủ với chúng ta một lối sống ân tình thủy chung, khi ta được sống hạnh phúc sung sướng đừng quên đi những ngày tháng khổ đau vất vả, khi ta tận hưởng bao điều tốt đẹp chớ quên đi người đã tạo ra thành quả đó.

    Trong chiều dài của lịch sử dân tộc, nhân dân ta dù khó khăn gian khổ vẫn giữ vững nếp sống tình nghĩa ấy. Có biết không để chúng ta được sống một cuộc sống công bằng văn minh, biết bao lớp người đã hy sinh không tiếc thân mình bảo vệ bờ cõi. Các anh không tiếc đời xanh, xả thân giữ lấy từng tấc đất, biết bao máu xương đã chôn vùi nơi biên ải, biết bao người chiến sĩ mà ta không biết mặt biết tên đã ngã xuống nơi sa trường. Tất cả vì sự độc lập của dân tộc, vì để có được cuộc sống ấm no cho chúng ta ngày hôm nay. Các bạn có biết để chúng ta trở thành một con người khỏe mạnh, sống hạnh phúc, cha mẹ đã vất vả bao năm tháng để nuôi chúng ta. Trồng cây và trồng người, cả hai đều rất khó khăn, nhưng con người không hề nản lòng, người ta dùng cả cuộc đời mình để trồng cây và trồng người. Có lẽ để ta đứng trên những tòa nhà trọc trời, nhìn khắp mọi nơi trên thành phố thì biết bao nhiêu người công nhân đã phải lao động không ngừng, đặt nền móng, đắp từng cục gạch từ dưới mặt đất. Những điều đó tuy đã là chuyện quá khứ nhưng ta không nên quên, bởi không có quá khứ sẽ không có hiện tại, không có người kiến tạo sẽ không có cuộc sống của chúng ta như ngày hôm nay.

    Vậy chúng ta phải làm gì để xứng đáng với câu nói của cha ông? Ta hãy nhớ kĩ những năm tháng khó khăn của một thời đã qua, nhớ những giọt mồ hôi lăn dài trong quá khứ. Xin đừng lãng quên và coi nhẹ nó, hãy sống với nỗi nhớ và sự biết ơn, nối tiếp truyền thống bao đời của dân tộc ta. Hơn nữa, chúng ta phải cố gắng và nỗ lực thật nhiều để dựng xây và làm giàu thêm nữa những giá trị đẹp đẽ để không uổng công sức của những người đi đầu, tạo lập ra những giá trị đó.

    Trong xã hội hiện nay, vẫn có rất nhiều những kẻ vong ơn bội nghĩa mà ta cần phải lên án. Những kẻ quen với lối sống hưởng thụ, quen lối ăn chơi trên sự khó nhọc của người khác và tệ hơn họ không hề biết ơn mà còn coi thường sự khó nhọc ấy. Nếu những kẻ đó biến mất, xã hội sẽ công bằng và dân chủ hơn rất nhiều.

    Tóm lại, "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là câu tục ngữ rất ý nghĩa, nó trở thành một bài học răn dạy ta sống nghĩa tình và thủy chung.

      bởi Vũ Minh Khang 03/03/2020
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Dàn ý:

    1. Mở Bài

    Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

    2. Thân Bài

    - Giải thích câu tục ngữ:

    Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn

    Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó

    - Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:

     Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống

    Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu

    Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7

    3. Kết Bài

    Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình

      bởi Huất Lộc 11/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF