YOMEDIA
NONE

Viết đoạn văn khoảng 10 câu chứng minh tục ngữ đề cao giá trị, phẩm chất của con người.

Bài số 2Phần tự luận

Click để xem full hình

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Như vậy ta tháy được kho tàng văn học nước ta rất phong phú và đa dạng. Tục ngữ không chỉ cho chúng ta thấy được những kinh nghiệm của cuộc sống, những bài học quý báu, những tình cảm thiêng liêng mà nó còn tôn vinh giá trị của con người, đề cao giá trị của con người. Đặc biêt điều này ta thấy rõ trong câu tục ngữ “ Một mặt người bằng mười mặt của” . Với lối so sánh ẩn dụ đã làm tóat lên giá trị của con người trong đó. Đồng thời câu tục ngữ đã khéo léo phê phán vật chất luôn thua giá trị sâu sắc của con người.

    Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu tục ngữ là gì? Tục ngữ là những lời văn được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tiễn do ông cha ta để lại và có tác dụng giáo dục nhân cách của con người. Đồng thời có tục ngữ thì con người mới có những khuôn phép và chuẩn mực đạo đức để noi theo tạo nên một xã hội ổn định. Tục ngữ đóng một vai trò rất lớn đối với mỗi người nó làm cho tâm hồn của con người trở lên phong phú hơn. Và có tục ngữ thì con người mới hiểu hơn về cuộc sống.

    Nhưng trong xã hội hiện nay, chúng ta chỉ quan tâm cái hào nhoáng vật chất bên ngoài mà đang đánh mất phẩm chất quý báu của chính mình, điều này là vô cùng đáng buồn và thất vọng. Chính vì vậy, cậu tục ngữ vang lên như một lời cảnh tỉnh nhắc nhỏe con người về giá trị tâm hồn của mỗi người.

    Tục ngữ đề cao giá trị của con người qua những hình ảnh, ngôn ngữ giản dị nhưng thấm đượm bao triết lý sâu xa khiến con người phải suy ngẫm về bản thân và cuộc sống. Câu tục ngữ “thương người như thể thương thân” nhấn mạnh giá trị tâm hồn của con người phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau mỗi khi gặp khó khăn để tạo nen tính đoàn kết trong dân tộc. Đồng thời để cao giá trị tình người ở bên trong mỗi con người. Tục ngữ dạy chúng ta cách đối nhân xử thế ở đờ cũng dạy chúng ta cách làm người phải biết để ý đến xung quanh và giúp đỡ những người xung quanh để cuộc sống trở lên tốt đẹp hơn. Và từ tục ngữ có tác dụng đề cao phẩm chất và truyền thống của dân tộc ta, biết yêu thương đùm bọc và đoàn kết.

     

    Ngoài ra ta thấy có rất nhiều câu tục ngữ khác đề cao giá trị của con người như “ tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Lá lành đùm lá rách”, “ Đói cho sạch rách cho thơm”,…đều là những câu tục ngữ hay và được nhân dân từ xưa đến nay biết đến và làm theo.

    Đạo lý tốt đẹp ấy vẫn luôn tồn tại bên trong con người của nhân dân ta từ xưa đến nay. Như việc miền Trung bị lũ lụt trong thời gian dài kiến nhà cửa và của cải bị mất hết nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam đã cùng chung tay đóng góp cơm, áo, gạo , tiền để gửi đến những con người miền Trung. Đó là đức tính, phẩm chất đáng chân trọng và tự hào của nhân dân Việt Nam ta.

     

    Nhưng trong xã hội ngày càng phát triển thì con người dường như chỉ biết quan tâm đến lợi ích của bản thân mà quên đi những người xung quanh. Có những người bất chấp tất cả dùng những âm mưu và thủ đoạn hại người khác để đạt được mục đích của chính mình. Hay thực trạng vô cảm đã trở thành phổ biến và nó được chúng ta như một căn beejnnh mang tên bệnh vô cảm. Vô cảm tới mức mặc kệ sự sống của người khác và làm ngơ. Những người còn lợi dụng chức vụ của mình để tham ô, nhận hối lộ vơ vét tiền bạc của nhân dân. Đây là những điều rất đáng buồn và đáng lên án trong xã hội bây giờ. Từ đây chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền những câu tục ngữ về đạo lý và phẩm chất của con người đến với mỗi người để con người nên nhìn nhận lại bản thân và sửa đổi cách sống của mình vì một xã hội tốt đẹp hơn.

    Từ đây ta thấy được tục ngữ nước ta rất đa dạng luôn đề cao những phẩm chất tốt đẹp của con người “Tục ngữ luôn đề cao giá trị của con người”. Tục ngữ có ý nghĩa vô cùng sâu sắc những tấm gương mẫu mực cho mọi người, giúp cho con người không đánh mất chính bản thân mình. Đồng thời chúng ta phải biết trân trọng những gì mà tục ngữ đem lại nó giống một sợ dây vô hình đang gắn kết chúng ta với tâm hồn của chúng ta.

      bởi Vũ Minh Khang 01/03/2020
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Với lối nói ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo túng mà ta vẫn giữ được lối sống trong sạch, thanh cao, thì thật là quý giá vô cùng. Từ ngàn đời xưa việc giữ gìn nhân cách phẩm giá con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:

     

    Đói cho sạch, rách cho thơm

    Đọc câu tục ngữ ta gặp ngay hai cảnh tượng đói và rách. Nhưng đối lập với hai cảnh tượng ấy lại là tính chất sạch và thơm . Như vậy ta cần hiểu rõ các chi tiết ấy để thấm nhuần lời dạy của ông cha ta. Đói nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, không có cuộc sống đầy đủ. Và đã nghèo đói, thiếu thốn thì khó mà lành lặn cho được. Nghĩa là phải rách. Câu tục ngữ đã đặt con người ta vào tình huống thiếu thốn đến cơ cực. Vậy mà khi nghèo đói, thiếu thốn thì ta vẫn phải giữ cho sạch sẽ, tức là quần áo dù không lành lặn, có thế rách, vá víu nhưng phải sạch sẽ không có mùi hôi bẩn thỉu. Đã có biết bao người nghèo được như thế? Trên thực tế xã hội nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây ông cha ta đã mượn những tính chất sạch, thơm để nhằm giáo dục con người.

    Trong cuộc sống nhiều khi người ta vin vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho việc ăn mặc rách nát hoặc bẩn thỉu của mình. Đó chỉ là cái hình thức bên ngoài nhưng còn nhân cách và phẩm giá con người thì sao? đó mới chính là cái cốt lõi mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Bản thân mỗi người phải biết tự kiềm chế, phải sáng suốt và hết sức bình tĩnh trước mọi tình huống, mọi vấn đề, đừng vì nghèo túng hay vì vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ một lý do nào khác mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Trong thực tế văn học đã cho chúng ta thấy điều đó. Nhân vật Lão Hạc trong truyện Lão Hạc (Nam Cao) là một hình tượng tuyệt đẹp và rất đáng trân trọng. Trước cái nghèo túng trầm trọng lão thà chết trong sạch chứ không thể để cho chính cái nghèo kia biến lão thành kẻ trộm cắp. Cái chết xót xa, đau đớn của Lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi Lão Hạc là người nông dân nghèo nhưng có được tấm lòng và nhân cách đáng quý, thanh cao, đẹp đẽ, đáng khâm phục.

    Hay nhân vật Chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), vì quá nghèo mà phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Vậy mà chị thẳng thắn ném thẳng nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân để giữ gìn vào bảo vệ lòng chung thuỷ đối với chồng.

    Tất cả những tấm gương ấy đều là những nhân cách cao đẹp. Đặc biệt trong ca dao thì hình tượng con cò trong bài ca dao con cò mà đi ăn đêm là hình ảnh tiêu biểu cho người dân lao động bình thường, nghèo khó cơ cực, túng thiếu đói rách nhưng biết giữ gìn tiếng thơm cho con cháu đời sau.

    Có xáo thì xáo nước trong

    Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

    Lời răn dạy trên của ông cha ta từ ngàn đời xưa cứ vang vọng mãi cho đến đời nay và đến cả mai sau. Lời dạy ấy quả là một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người. Thấm nhuần giá trị câu tục ngữ trên, mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.

    Trong thực trạng xã hội ngày nay, đứng trước nguy cơ chạy theo đồng tiền, thì phẩm giá con người, nhân cách con người lại càng là một vấn đề hết sức quan trọng. Mỗi chúng ta quyết tâm giữ được sạch, thơm trong hoàn cảnh xã hội hiện nay quả là điều đáng quý.

      bởi Huất Lộc 01/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Từ xưa đến nay, ông cha ta đã truyền để lại biết bao kinh nghiệm hay và để lại cho con cháu chúng ta biết bao bài học đã ăn sâu vào mỗi người. Từ những câu tục ngữ quen thuộc,hay những câu chuyện sự tích được bắt đầu từ thời xưa nhưng đã tạo nên những thói quen vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Có lẽ cũng vì thế mà ông cha ta có câu tục ngữ rằng” túi khôn của nhân dân”.

    Túi được biết đến là vật dụng quen thuộc pụ vụ đời sống của con người,nó được làm từ rất nhiều nguyên liệu như : ni lông,vải,giấy,da… mục đích của chúng là để chứ đựng những vật để mang theo bên người. Vậy tại sao ông cha ta lại nói rằng “ túi khôn” của nhân? Thật khó có thể lí giải chính xác được câu nói đó. “ Khôn” tức là trí khôn,trí tuệ của con người theo khoa học nó còn được gọi chất xám của con người. Tuy nhiên không phải ai sinh ra đều có những trí thông minh khác người,mà nếu có thì số đó rất ít. Sự thông minh hay trí khôn đều bắt đầu tự sự kiên trì ,học tập và nỗ lực của con người,không phải ngay từ khi sinh ra là chúng ta đã có. Tục ngữ dân gian Việt Nam là tinh hoa của nhân loại,những câu nói có giọng điệu,có nhịp và vần không những dễ nhớ mà lại để ấn tượng lớn cho thế hệ con cháu sau này.

    Ở mỗi khía cạnh của đời sống đều có những câu ca dao rất hay,có những câu ca dao nghe mà thấm thía được cuộc sống. “ Bút sa gà chết; Gần mực thì đen,gần đèn thì sáng…” .Nếu người không hiểu được kĩ ý thì ban đầu ai cũng nghĩ là nói xấu,nói không tốt thế nhưng xét về ý sâu rộng thì đó là điều rẩt đúng. Đó gần như là lời nhận xét là lời chỉ trích mà ông cha không thể hiện trực tiếp bằng câu từ thô thiển mà lại sử dụng giọng thơ như muốn giảm nhẹ suy nghĩ của người đối diện.

    Thiên nhiên như dung hòa với cuộc sống, gắn liền với nhân loại những câu ca dao gần gũi nhưng lại mang tính chất như báo hiệu cho con người biết trước điều gì để tránh được những điều xui xẻo điều không may mắn. “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,ngày tháng mười chưa cười đã tối; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,bay cao thì nắng bay vừa thì râm…” Đó là những hình ảnh rất quen thuộc nhưng lại được cha ông ta sử dụng rất nhiều vào cuộc sống. Tất cả là những kinh nghiệm sống là thói quen mà ông cha ta đã đúc kết lâu ngày để tạo nên những thói quen giúp ích cho người dân.Ngoài ra thì những câu ca dao liên quan đến phương thức canh tác,hay những câu ca dao về lao động cũng không kém phần giúp ích cho con người biết được cái ác hay cái xấu. Những câu nói lắng động và ăn sâu vào mỗi người mang tính khuyên răn,dạy bảo cho con cháu theo một hướng đi tốt nhất cho cuộc sống của mình, “ Túi khôn” của nhân dân là những kinh nghiệm mà ông cha ta đã đúc kết để lại cho con cháu,nó là những câu ca dao,câu tục ngữ,hay lời bài hát… Tất cả được dựa vào rất nhiều khía cạnh của cuộc sống như thiên nhiên,thời tiết,và để có thể tạo ra những “ túi khôn” đó đều dựa vào những thói quen và hành động của con người.

    Chỉ với những lời ca tiếng hát mộc mạc,chân thành và giản dị ông cha ta đã để lại cho con cháu những kho tàng kiến thức kinh nghiệm lớn về cuộc sống. Những câu nói mang những ý nghĩa lớn và chứa đựng những ý nghĩa sâu xa nhưng lại có hữu ích với cuộc sống của chúng ta. Do vậy nhưng chúng ta càng phải phát huy” túi khôn” của mình hơn nữa để cuộc sống thêm màu mè,thêm hiểu biết để giúp ích cho con người.

      bởi Nguyễn Hoàng Thịnh 01/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF