YOMEDIA
NONE

Viết bài văn với luận điểm Chớ nên tự phụ

Mọi người giúp mình với nhé...!!

Cái này là bài ''ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN''

Cho đề bài: "Chớ nên tự phụ" nêu ra một ý kiến thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với thói từ phụ. Em có tán thành với ý kiến đó không? Nếu tán thành thì coi đó là luận điểm của mình và lập luận cho luận điểm đó. Hãy nêu ra các luận điểm gần gũi với luận điểm của đề bài để mở rộng suy nghĩ. Cụ thể hóa luận điểm bằng các điểm phụ.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Đề bài: Chớ nên tự phụ

    1. Xác lập luận điểrn

    Đề bài: Chớ nên tự phụ nêu ra một ý kiến, thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với thói tự phụ. Chớ nên tự phụ là một ý kiến hoàn toàn đúng, vì tự phụ là một thói xấu của con ngưòi, ai cũng cần tránh.

    Bên cạnh luận điểm chính Chớ nên tự phụ, ta có thể nêu một số luận điểm phụ sau:

    – Tự phụ làm cho con người trở nên kiêu ngạo.

    – Tự phụ là thiếu tôn trọng người khác.

    – Tự phụ không giúp cho con người tiến bộ.

    2. Tìm luận cứ

    Để lập luận cho tư tưởng Chớ nên tự phụ, thông thường người ta nêu các câu hỏi:

    – Tự phụ là gì?

    – Vì sao không nên tự .phụ?

    – Tự phụ có hại như thế nào?

    – Tự phụ có hại cho ai?

    Tự phụ là một thói xấu bởi vì:

    – Tự đánh giá quá cao về bản thân mình và đánh giá quá thấp những người khác.

    – Khiến mọi người xa lánh, không muôn gần gũi, gắn bó.

    – Vì thế không hợp sức được với người khác trong công việc.

    Sau khi nêu những luận cứ này, các em có thể dẫn những dẫn chứng trong học tập, trong cuộc sông sinh hoạt hằng ngày để minh họa.

    3. Xây dựng lập luận

    Để bày tỏ việc tán thành ý kiến nêu trồng đề bài Chớ nên tự phụ, có thể lập luận theo trật tự sau:

    – Thế nào là tự phụ?

    – Những biểu hiện cụ thể của tự phụ.

    – Tác hại của thói tự phụ.

    – Liên hệ với đời sống.

    – Khẳng định: tự phụ là thói xấu, cần phải tránh.

      bởi Màu Của Mưa 05/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN BÀI BÀI VIẾT SỐ 4 LỚP 7: CHỚ NÊN TỰ PHỤ

    I.Mở bài:

    • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:

    Một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là phải trở thành một người biết khiêm tốn. Mỗi chúng ta từ ngày bé đều đã được dạy rằng “chớ nên tự phụ”. Dù chỉ có bốn chữ ngắn gọn xúc tích, nhưng đây quả thực là một bài học quý giá đối với mỗi người.

    II.Thân bài:

    1.Giải thích vấn đề cần bàn luận:

    • Tự phụ là một thói xấu mà nhiều người mắc phải
    • Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác, kể cả những người ở trên mình
    • Như vậy, câu nói là một lời khuyên nhắc nhở chúng ta không nên quá tự cao, tự đại về bản thân mình

     2. Bàn luận về tính đúng đắn của ý kiến:

    a.Tự phụ khiến chúng ta không biết được bản thân mình là ai

    • Khi chúng ta quá coi trong bản thân mình, chúng a sẽ cho rằng bản thân mình là nhất, là số một, cái gì cũng giỏi hơn người khác
    • Thực tế, kiến thức là một đại dương bao la, rộng lớn, và những gì chúng ta có trong tay chỉ như một giọt nước trong đó mà thôi
    • Chúng ta có thể giỏi hơn người này nhưng sẽ luôn luôn có và thậm chí là có rất rất nhiều những người khác tài giỏi hơn chúng ta, và cũng chẳng có ai trở thành người giỏi nhất, bởi mỗi người có một tài năng riêng
    • Quá coi trọng bản thân mình khiến chúng ta không tự ý thức được những hạn chế, những khuyết điểm của chính mình bởi sự tự cao đã che mờ mắt ta rồi.
    • Chính vì thế mà chúng ta không biết được vị trí thực sự của mình, sẽ trở thành một cái “thùng rỗng kêu to”, giống như con ếch trong truyện ngụ ngôn “ếch ngồi đáy giếng”, nó nghĩ rằng ông trời chỉ bé bằng cái vung và nó là kẻ lớn nhất, quyền lực nhất bởi vì tầm nhìn của nó quá hạn hẹp và nó đã phải trả giá đắt cho sự tự phụ của mình

    b. Tự phụ khiến ta có thói xấu coi thường người khác:

    • Trong mắt kẻ tự phụ, người khác luôn thấp kém hơn họ bởi họ cho mình là hơn người, là giỏi giang không ai có thể sánh được
    • Quá tự tin vào khả năng của bản thân khiến chúng ta coi thường những khả năng, tài năng của người khác, không dễ dàng chấp nhận việc mình kém hơn họ
    • Trong những cuộc thi, những kẻ tự phụ thường coi thường đối thủ, chắc mẩm rằng mình sẽ giành phần thắng, sinh ra chủ quan và kết cục thất bại

    c. Tự phụ khiến chúng ta bị mọi người xa lánh, không nhận được sự tôn trọng từ mọi người:

    • Quá tự cao, tự đại không coi ai ra gì khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy bị xúc phạm, bị coi thường. Chính vì thế, mọi người thường xa lánh những kẻ tự phụ
    • Do đó, những kẻ tự phụ thường bị cô lập trong xã hội, không anh muốn hợp tác, muốn chia sẻ, làm việc gì cũng sẽ chỉ có một mình, không có sự hỗ trợ giúp đỡ của người khác khi cần thiết dẫn đến công việc sẽ không thể thành công và đạt được kết quả tốt nhất

    III.Kết bài:

    • Nêu bài học của bản thân rút ra từ câu nói:

    “Chớ nên tự phụ” là bài học đắt giá mà mỗi cúng ta cần khắc ghi, không chỉ là để trở thành một người tốt, dễ dàng hơn trên con đường đi đến thành công mà còn là để tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với người khác.

    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF