YOMEDIA
NONE

Từ ghép chia làm mấy loại

I. Lý Thuyết
Câu 1: Từ ghép chia làm mấy loại? Đặc điểm của từng loại? Nêu ví dụ minh họa .

Câu 2 : Phân loại từ láy. Ví dụ minh họa .

Câu 3 : Đại từ là gì? Phân loại đại từ .

Câu 4 : Quan hệ từ là gì? Nêu cách dùng và cách chữa lỗi sau khi dùng quan hệ từ .

Câu 5 : Khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và cho ví dụ mỗi loại .

II. Bài tập
Câu 1 : Tìm từ láy, từ ghép trong các câu sau
a) Tôi mếu máo trả lời và đứng chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ, liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.
b) Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng.

Câu 2 : Chỉ ra quan hệ từ dùng sai trong các câu văn sau và chữa lại :
a) Chúng em luôn tranh thủ thời gian vì học tập.
b) Em tôi thích môn Tiếng Anh và tôi không thích.
c) Tuy gương có tan xương nát thịt thì vẫn còn nguyên tấm lòng ngay thẳng.

Câu 3 : Xác định từ đồng âm, từ đồng nghĩa trong các câu sau :
​a) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

b) Ba em bắt được con ba ba

c) Mẹ tôi gánh một gánh lúa ra đồng /

d) Năm nay bố tôi đã ngoài năm mươi tuổi

Câu 4 : Viết một đoạn văn ( 7-9 câu ) về một mùa trong năm. Có sử dụng quan hệ từ và từ trái nghĩa .

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • I. Lý Thuyết
    Câu 1: Từ ghép chia làm 2 loại:

    Có 2 loại từ ghép :

    +) Từ ghép chính phụ

    VD: Xanh ngắt, xanh lơ , đỏ rực, ....

    +) Từ ghép đẳng lập

    VD: Cây cỏ, ẩm ướt,...

    Câu 2: Phân loại từ láy + VD:

    +) Láy toàn bộ: Đăm đăm ..v..v.

    +) Láy bộ phận (Phụ âm đầu): Mếu máo ..v..

    +) Láy phần vần: Liêu xiêu ...v...v

    Câu 3: Đại từ: Là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.

    VD:

    - Đại từ chỉ ngôi thứ nhất ( chỉ người nói ) : Tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,…

    - Đại từ chỉ ngôi thứ hai ( chỉ người nghe ) : Mày, cậu, các cậu, …

    - Đại từ chỉ ngôi thứ ba ( người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới) : Họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,…

    Câu 4: Quan hệ từ: Là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau : và, với, hay, hoặc,nhưng, mà, thì, của, bằng, như, để ...

    Thường mắc lỗi về:

    +) Lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

    +) Lỗi thừa quan hệ từ

    +) Lỗi thiếu quan hệ từ

    +) Lỗi dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

    Câu 5: Khái niệm từ đồng nghĩa:

    +) Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai.

    +) Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic

    +) Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa.

    Câu 1: Tìm từ láy, từ ghép trong các câu sau
    a) Tôi mếu máo trả lời và đứng chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ, liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.

    b) Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng.

    +) Từ ghép: In đậm

    +) Từ láy: In nghiêng

    +) Từ ghép + láy: Đậm + nghiêng

    Câu 2: Chỉ ra quan hệ từ dùng sai trong các câu văn sau và chữa lại:
    a) Chúng em luôn tranh thủ thời gian vì học tập.

    => Lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. (Không biết sửa '-')
    b) Em tôi thích môn Tiếng Anh và tôi không thích.

    => Thiếu quan hệ từ. Sửa:

    - Em tôi thích môn Tiếng Anh nhưng tôi thì không thích nó lắm
    c) Tuy gương có tan xương nát thịt thì vẫn còn nguyên tấm lòng ngay thẳng.

    => (Không cần sửa, chắc đúng ròi '-' )

    Câu 3: Xác định từ đồng âm, từ đồng nghĩa trong các câu sau :
    ​a) Một cây làm chẳng nên non
    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

    => Đồng nghĩa
    b) Ba em bắt được con ba ba

    => Đồng âm khác nghĩa

    c) Mẹ tôi gánh một gánh lúa ra đồng

    => Đồng âm khác nghĩa

    d) Năm nay bố tôi đã ngoài năm mươi tuổi

    => Không có

    Câu 4: Viết một đoạn văn ( 7-9 câu ) về một mùa trong năm. Có sử dụng quan hệ từ và từ trái nghĩa:

    Xuân! Xuân đến thật rồi. Tôi thấy mọi người, cảnh vật dường như năng động hơn chàn đầy sức sống hơn sau một mùa đông lạnh giá, buồn tẻ, cảnh vật thiên nhiên bỗng vui tươi rực rỡ hơn, cây hoa đâm chồi nảy lộc, và không khí nhà nhà người người đi sắm tết, dọn dẹp nhà cửa, nhà nào cũng mở nhạc vui vẻ với không khí gia đình đầm ấm... Trong vườn, cây cối đã bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! thật là đẹp.

      bởi Nga CLộ Thiên 29/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF