YOMEDIA
NONE

Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài Cảnh khuya

Câu 1 (4.0 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ sau:

CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Hồ Chí Minh- Ngữ văn 7, tập I)

Câu 2 (6.0 điểm):

Cảm nhận của em về đoạn văn sau bằng một văn bản ngắn:

“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

(Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng)

Câu 3 (10 điểm): Trong văn bản “Lòng yêu nước” (Ngữ văn 6 – Tập 1), nhà văn I. Ê-ren-bua đã viết:

“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vônga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.” Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương đất nước.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • 1_

    Biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ.

    - Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người.

    - Điệp từ lồng với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc…

    - Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước.

    => Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người.

    2_Gợi ý:
    Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng.
    Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.”
    Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu.
    - Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi tự nhiên trong tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêng…Từ đó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nghe, người đọc… Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân.
    - Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.
    - Thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân, với quê hương, đất nước.

    3_

    - Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống yêu nước của dân tộc.

    - Nêu vấn đề:

    + Lòng yêu nước được hình thành từ những biểu hiện cụ thể hằng ngày.

    + Trích dẫn câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua:

    1. Giải thích nội dung câu nói của nhà văn I.Ê-ren-bua:

    - Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hàng ngày. Câu nói của I.Ê-ren-bua đã diễn tả tình yêu tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu bằng hình ảnh so sánh: “ Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốccũng giống như dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển”.

    Tại sao I.Ê-ren- bua có thể nói như vậy ?

    + Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê, với những người thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè,…

    + Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến của con người đối với quê hương.

    + Tình yêu Tổ quốc được bắt đầu từ chính tình yêu những điều nhỏ bé, đơn sơ, giản dị ấy.

    2. Những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước:

    + Đất nước Việt Nam còn nghèo nàn lạc hậu nhưng không vì vậy mà chúng ta không yêu Tổ quốc.

    + Suốt mấy chục năm xây dựng CNXH, chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống người dân vẫn còn nhiều thiếu thốn. Vì vậy, mỗi người cần cố gắng góp sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh.

    + Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển nên người dân Việt nam cần phát huy tinh thần yêu nước, tự hào, tin tưởng và quyết tâm đưa đất nước vững bước đi lên…

    3. Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh:

    + Yêu nước nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè,…

    + Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung quanh,…

    + Lòng yêu nước của lứa tuổi học sinh còn phải được biểu hiện bằng những hành động thiết thực cụ thể như: Chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội…

    4. Khẳng định tình yêu nước là thiêng liêng, cần thiết. Liên hệ, rút ra suy nghĩ của bản thân.

      bởi nguyễn hoàng anh 25/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Mình chỉ làm bài 1 thôi nha:

    Bài thơ Cảnh khuya của tác giả Hồ Chí Minh đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Bài thơ đã sử dụng phép so sánh giữa “tiếng suối trong” và “tiếng hát xa”, so sánh âm thanh của tự nhiên với âm thanh của con người, cách so sánh này có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng. cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến thiên nhiên trở nên gần gũi với con người, cảnh khuya yên ắng, tĩnh mịch nhưng không hoang vắng lạnh lẽo mà ấm áp hơi thở của sự sống con người. Điệp ngữ “lồng” gợi khung cảnh thiên nhiên nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối, đa dạng, có bóng hình vươn cao tỏa rộng lấp loáng trong trăng, có bóng lá, bóng cây in xuống mặt đất như hình ảnh những bông hoa gợi lên cảm giác hòa quyện, quấn quýt của thiên nhiên. Bức tranh phong cảnh này chỉ có duy nhất hai màu sáng, tối, trăng, đen nhưng lại có thể tạo nên một khung cảnh thiên nhiên lung linh, tuyệt đẹp. qua đó ta cũng thấy được tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của tác giả. Điệp ngữ “chưa ngủ” được đặt ở cuối câu thứ ba đến đầu câu thứ tư như một bản lề mở ra hai khía tâm trạng của nhà văn: chưa ngủ vì cảnh thiên quá đẹp và chưa ngủ vì lo cho vận mệnh của đất nước. Qua đó ta có thể thấy được lòng yêu nước sâu sắc của Bác Hồ. bằng các biện pháp tu từ, bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận dược khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời cũng như tinh thần lạc quan và thái độ ung dung của Bác.

      bởi Trần Linh 22/02/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON