YOMEDIA
NONE

Phân tích câu tục ngữ Trăng quầng thì hạn trăng tán thì mưa

phân tích câu tục ngữ "trăng quầng thì hạn trăng tán thì mưa"

giúp mk vs,huhuhu...mai nộp oy

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Tại sao trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa?
    Từ kinh nghiệm thực tiễn ông cha ta có câu “trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”. Vậy vì sao trăng quầng thì thời tiết khô hạn, trăng tán thì sắp mưa, cơ sở khoa học nào để có thể giải thích được câu nói đúc rút từ kinh nghiệm trên?
    Với một chút kiến thức vật lý chúng ta sẽ đi làm sáng tỏ hiện tượng trên nhé!

    Quầng sáng mặt trăng, hoặc quầng sáng mặt trời đều là hai hiện tượng giống nhau về bản chất vật lý, người ta gọi là "quầng" bởi vì ảnh của hiện tượng này giống như con mắt của ta bị thâm quầng khi mắt bị đau. Ta sẽ lấy hình ảnh quầng mặt trời để giải thích vì cường độ ánh sáng mặt trời lớn hơn mặt trăng rất nhiều nên ảnh chụp quầng sáng mặt trời rõ nét hơn (Hình 1).
    Nguyên nhân gây nên hiện tượng trên là do trong bầu khí quyển cách mặt đất khoảng 8 km có lớp mây ti mỏng. Đó là các đám mây không chứa những giọt hơi nước như bình thường mà là các tinh thể băng hình lăng trụ lục giác (Hình 2). Khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất đi xuyên qua các tinh thể băng trong đám mây này với góc tới thích hợp sẽ bị khúc xạ với góc khúc xạ vào khoảng 22o (Góc nhìn rõ ảnh khúc xạ từ đám mây). Các tia khúc xạ này kết hợp với nhau tạo nên ảnh một quầng sáng có màu đỏ bên trong rồi da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím (trong khúc xạ do tia tím bị lệch nhiều nhất nên nó nằm bên ngoài đường tròn quầng sáng).
    Vậy hiện tượng khúc xạ ánh sáng qua lớp mây ti để hình thành quầng sáng thì liên quan gì đến việc thời tiết “khô hạn”?
    Lý do là từ nguồn gốc hình thành mây ti như sau:
    Do khí quyển bên trên có độ ẩm và nhiệt độ khá thấp (lượng hơi nước trong không khí ít, nhiệt độ -22oC) hơi nước bị đóng băng thành các tinh thể băng hình thành lớp mây ti mỏng, từ đó mới hình thành quầng sáng mặt trời hoặc mặt trăng. Về cuối mùa thu đầu mùa đông nhiệt độ xuống thấp, hơi nước ít nên hay hình thành mây ti do vậy hình thành quầng sáng mặt trời, mà mùa này thì khô hanh, ít mưa, hoặc vào mùa hè, sau trận mưa giông lượng hơi nước ít đi, nhiệt độ không khí giảm, trên cao hay hình thành đám mây ti, báo hiệu trời sẽ rất nắng vài ngày sau. Do đó mới có câu “Trăng quầng thì hạn”. Tuy nhiên hiện tượng này cũng không phải lúc nào cũng đúng, đôi khi mây ti hình hành vào mùa hè báo hiệu một frong nóng mang nhiều hơi nước, và sẽ mang mưa giông đến trong vài giờ tới!
    Tiếp theo ta sẽ đi giải thích quá trình hình thành tán trăng. Như ta đã thấy một hiện tượng rất rõ rằng khi ta đi xe máy bật đèn trên đường vào buổi tối có hơi sương hoặc có sương mù. Ta thấy đèn của xe máy đi ngược chiều so với ta giường như mờ và to ra, như là hình thành thêm cái tán xung quanh (Hình 4). Đó chính là hình ảnh bị nhiễu xạ qua giọt nước của ánh sáng do đèn pha xe máy phát ra.
    Như vậy khi có hiện tượng trăng tán tức là trong không khí độ ẩm tương đối lớn nên dễ hình thành những đám mây mưa (Hình 5).
    Câu nói đúc rút từ kinh nghiệm của ông cha ta thường do quan sat từ thực tiễn tuy nhiên khí hậu biến đổi thất thường vì vậy mà không phải lúc nào nó cũng phản ánh đúng như nội dung của câu ca dao. Tuy nhiên điều quan trọng câu nói thể hiện ở đây đó là khi thời tiết có “biểu hiện lạ” thì thường mang lại điều không tốt cho cuộc sống của con người!
      bởi nguyên thị phương 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON