YOMEDIA
NONE

Phân tích câu ca dao Ơn cha nặng lắm ai ơi...

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

Hãy phân tích câu ca dao trên và cho biết tác dụng

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (4)

  • Công cha như núi Thái Sơn,
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn trong chảy ra”

    Hay

    “Công cha như ngất trời,
    Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông"

    1. Bài ca dao sau đây lại nói về ơn cha nghĩa mẹ:

    "Ơn cha nặng lắm ai ơi,
    Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang”

    Vẫn là điệu thơ lục bát thiết tha ngọt ngào. Câu trên là lời cảm thán cất lên gieo vào lòng người bao sự đồng cảm: “Ơn cha nặng lắm ai ơi!” Nhờ cha sinh mẹ dưỡng ta mới nên người. Cha là trụ cột của gia đình cả về tinh thần lẫn vật chất. Cha lao động vất vả để nuôi con khôn lớn học hành. Cha dạy bảo con nên người. Tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Cảnh “mẹ goá con côi” thì bất hạnh vô cùng! Sống trong xã hội nông nghiệp ngày xưa, “bát cơm đổi bát mồ hôi” con cái mới thấm thía ơn cha vô cùng sâu nặng, không thế nào kể xiết.

    Câu dưới bài ca dao nói về nghĩa mẹ; nghĩa mẹ được so sánh với Trời rộng Trời cao. “Nghĩa mẹ bằng Trời” là bằng sự bao la mênh mông. Làm sao có thể đo được, tính được? Nghĩa mẹ cũng là công ơn sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo của mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau. Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi nấng con khôn lớn từng ngày. Mẹ bú mớm, nâng niu con thơ, trông nom con khôn lớn từng ngày: “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Nghĩa mẹ đâu chỉ có “chín tháng cưu mang”, mà là “bằng vô cùng, vô tận”. Vì thế mới có câu ca:

    "Chim Trời đâu dể đếm lông,
    Nuôi con ai dám kể công tháng ngày”

    Con tập bò, tập nói, tập đi, con lớn khôn từng ngày trong tình thương của mẹ hiền. Khi khôn lớn, con mới thấu hiểu ơn cha nghĩa mẹ và đạo làm con. Bài ca dao nói ít mà gợi nhiều, có tác dụng giáo dục mỗi chúng ta về đạo làm con, biết “tròn chữ hiếu”, biết thương mẹ kính cha, biết đền đáp công ơn của cha mẹ.

    Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát biến thể. Chữ “ơi” cuối câu lục không bắt vần với chữ thứ sáu câu bát mà lại bắt vần với chữ thứ tư chữ “Trời”. Sự kết hợp nghệ thuật cảm thán với biện pháp tu từ so sánh tạo nên giọng điệu vừa ngọt ngào vừa gợi lên hình tượng bao la mênh mông, vô cùng thấm thía.

    2. Bài ca dao dưới đây nói về cha mẹ già yếu. Bác mẹ là cha mẹ:

    "Cây khô chưa dễ mọc chồi,
    Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta.
    Non xanh bao tuổi mà già,
    Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu".

    Từ hiện tượng “cây khô” mà suy nghĩ đến tuổi già của cha mẹ. Đó là quy luật của sự sống, quy luật của tự nhiên. Cây khô là cây đã chết thì không thể “mọc chồi” nảy mẩm xanh. Cha mẹ cũng vậy, tuổi già là về cội, là quy tiên. “Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta” vì đó là quy luật của sự sống.

    Câu thứ ba là câu hỏi: “Non xanh bao tuổi mà già?”. Non xanh là núi mùa xuân, nghĩa rộng là đời người thời thanh xuân trẻ trung. Câu thứ tư nói rõ sự biến đổi của non xanh, của đời người: “Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu”. Về mùa đông, núi non phủ đầy sương tuyết, nên “non xanh” ngày nào, nay đã trở thành “bạc đầu”. “Sương tuyết” là một ẩn dụ gợi lên sự vất vả của cha mẹ trong những tháng ngày nuôi con. Cuộc đời vất vả, gieo neo, sức mỗi ngày một yếu, tuổi mỗi ngày một cao, nên ông bà, cha mẹ mới “hóa ra bạc đầu”.

    Bài ca dao sử dụng điệp ngữ (chưa dễ), ẩn dụ “non xanh” và “sương tuyết” để nói về cha mẹ già yếu. Đó là nghĩa thực. Nghĩa bóng của bài ca dao là khuyên con cháu trong gia đình phải hiếu thảo, hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, ông bà khi già yếu. “Trẻ trông cha, già trông con” đó là tình nghĩa.

    Cả hai bài ca dao đều thể hiện một cách cảm động về tình cảm gia đình. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu. Bài học, về đạo hiếu, đạo làm con được nêu lên sâu sắc. Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp nhất đối với mỗi chúng ta. Cả hai bài ca dao đều thấm đượm tình người.

      bởi Thúy Vy Nguyễn 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • “Ơn cha nghĩa mẹ” tuy đã ngốn không biết bao nhiêu là giấy mực của những đại thi hào trên thế giới. Bersot đã từng cất lời ca ngợi “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”. “Trái tim người mẹ” thể hiện tình yêu bất diệt, vĩnh hằng mà người đã dành cho chúng ta. Đó cũng là bến đỗ bình yên cho chúng ta khi gặp sóng gió của cuộc đời. Cho nên:
    “Cơm người khổ lắm ai ơi
    Chẳng như cơm mẹ chỉ ngồi xuống ăn”
    Qua đó cho ta thấy được chữ “tình” mà mẹ dành cho ta không thể tả hết bằng lời chỉ biết cảm nhận và thấu hiểu bằng con tim.
    Ngày nay, ai cũng có cho riêng mình một thần tượng, một mẫu nam thần trong tư tưởng. Nhưng đối với tôi dường như chúng ta đang quên đi những sự hy sinh thầm lặng của người chiến binh đã có những chiến công lặng lẽ nhưng mang đến giá trị vô cùng tuyệt vời cho sự sống của chúng ta. Nói đến đây chắc mọi người cũng đoán ra đó là ai rồi phải không?
    Đó không phải là những “Hoàng tử bạch mã” xuất hiện trên màn ảnh, lại càng không phải những soái ca trong “Hậu duệ mặt trời”, đúng vậy đó là “Cha”.
    Nhắc đến “Công ơn sinh thành” ai cũng nghĩ đến “Mẹ” nhưng chúng ta lại quên mất hình ảnh lặng thầm của một người cha. Thật vậy Chế Lan Viên có câu:
    “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
    Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.”
    Qua đây chúng ta vẫn chưa thấy bóng dáng của người đàn ông quyền lực. Ca dao có câu:
    “Còn cha gót đỏ như son. Một mai cha mất gót con thâm xì.”Nhắc đến “Cha” hình ảnh đầu tiên sự lam lũ, là chiếc áo đẫm mồ hôi, là làn da ngâm đen đầy sương gió của cuộc đời. Cha làm mọi thứ miễn cho con được bằng bạn bằng bè, nhưng cha mãi không nói ra ! Chúng ta vẫn thường nghe “Nước mắt đàn ông chảy ngược vào, trong không như người mẹ chảy ra ngoài”. Im lặng không có nghĩa là ngừng yêu thương, tình cha là vậy đấy lặng thầm nhưng hùng vĩ.
    Mùa báo hiếu lại đến, những giá trị thực tế mà buổi lễ mang lại nhằm đánh thức chúng ta về công ơn sinh thành dưỡng dục của đấng sinh thành. Dẫu biết rằng còn rất nhiều người chưa ý thức công ơn ấy nên đâu đó chúng ta vẫn thường nghe trên nhiều mặt báo về hành vi giết cha, giết mẹ. Nếu xét về phương diện Phật giáo thì người đó đã phạm “tội ngũ nghịch” sẽ không có kết quả tốt trong tương lai.
    Hãy nhớ “Người tuyệt vời nhất” trong đời ta chỉ có hai : Cha và mẹ – Đó là những con người đã không tiếc hi sinh bản thân của họ cho sự tồn tại của chúng ta.Vu Lan lại trở về làm cho hàng ngàn trái tim của bao người thổn thức. Những cành hoa hồng rực rỡ xin dành tặng và chúc mừng cho những ai còn mẹ, và những cành hoa hồng trắng xin chia buồn và gửi đến những ai đã mất mẹ.

      bởi ミ★Bạch Kudo★彡 01/02/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Cha mẹ là người đã sinh ra chúng ta và nuôi dưỡng chúng ta bằng tình yêu thương vô bờ bến. Tình yêu thương của cha mẹ như sông dài, biển rộng và ấm áp như nắng sớm mai. Ca dao xưa có câu: "Ơn cha nặng lắm ai ơi. Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang" để bày tỏ tình yêu thương và lòng biết ơn vô bờ bến của mình đối với cha mẹ. Thư viện sách điện tử phòng giáo dục Đông Triều xin giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách: "Ơn cha nghĩa mẹ". Đây là cuốn sách tuyển tập những tản văn hay nhất từ mục "Tri ân" trên tập san "Áo Trắng" và một số bài viết vào chung khảo từ cuộc thi "Góc nhà bình yên" trên báo Tuổi Trẻ.
    Ơn cha nghĩa mẹ là cuốn sách của nhiều tác giả, xuất bản năm 2013 của Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ, Nhà phát hành Phương Nam. Tác phẩm viết về đấng sinh thành thật sự không kể xiết. Nhưng những lời ngợi ca công ơn mẹ cha sẽ không bao giờ là thừa, giống như tình thương yêu bất tận giữa cha mẹ và con cái sẽ mãi mãi không có giới hạn về không gian và thời gian. Gói gọn trong hơn trăm trang là chắt lọc từ các tản văn xúc động về cha mẹ từ mục "Tri ân" trên tập san Áo Trắng và một số bài viết vào chung khảo từ cuộc thi "Góc nhà bình yên" trên báo Tuổi Trẻ. Ðến với tập sách mỏng manh, đơn sơ này, bạn sẽ bắt gặp nhiều câu chuyện sống động, đẹp vô ngần. Bút lực có thể không sắc sảo, giọng văn có thể chưa trau chuốt nhưng lực hút của nó lại nằm ở chính sự chân thành.
    Trong những câu chuyện nhỏ từ tập sách này thấp thoáng bóng hình những gánh hàng rong, bát canh so đũa mẹ nấu, hương tóc mẹ, hay hình ảnh người cha lỡ thời vận phải bán buôn bán kiếm sống qua ngày chứ nhất định không để vợ con ra nơi tủi nhục ấy… Hình ảnh những người cha, người mẹ, người con ấy chính là cuộc sống thân thuộc quanh ta. Nghĩa tình bình dị mến thương ấy chính là bầu khí quyển nơi ta thở. Hít sâu một hơi, để những câu chữ ấy thấm sâu vào từng tế bào, để ta sống tỉnh thức hơn, biết trân trọng hơn những ngày còn cha mẹ ở trên đời…
    Một điểm nhấn đáng chú ý là hầu như các cây viết không chuyên này đều xuất thân từ một làng quê nghèo khó nào đó. Mỗi câu chuyện đều đong đầy cảm xúc khó tả. Nào là nỗi nhớ mẹ mỗi khi mùa bông so đũa về hay những ngày trời mưa lâm thâm tháng Ba. Rồi chiếc áo bông ấm áp của cha nhường cho con trai vào ngày mùa đông rét mướt. Hoặc trải nghiệm khó phai mờ trong những chuyến đi soi ếch đêm cùng cha….
    Công cha, nghĩa mẹ như suối nguồn, tựa non cao. Quan tâm, yêu thương con cái, thậm chí cả một đời vất vả, nặng nhọc, hi sinh tất cả vì con. Nhưng các bậc sinh thành chỉ có một mong ước giản dị là con cái sẽ nên người và thành công. Và phải chăng đó chính là cách đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục cho mẹ cha một cách có ý nghĩa nhất.
    Cuộc sống hiện đại tuy có rất nhiều giá trị đổi thay, nhưng tình mẫu tử luôn thiêng liêng và cao đẹp bởi sự hi sinh và tấm lòng của cha mẹ mãi dệt nên những những giá trị nhân văn trong cuộc sống. Sau khi đọc xong cuốn sách chắc chắn bạn sẽ có những giọt nước mắt vì xúc động, những người làm cha mẹ đều học được cách giáo dục con, thương con như thế nào cho đúng, và mỗi người con chúng ta đều biết phải làm gì để mẹ không phải đau lòng. Hãy đến với cuốn sách "Ơn cha nghĩa mẹ" để cảm nhận sâu sắc và thấm thía hơn ơn nghĩa sinh thành!

      bởi ミ★Bạch Kudo★彡 01/02/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • "Ơn cha nặng lắm ai ơi, 
    Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang”
    Câu trên là lời cảm thán cất lên gieo vào lòng người bao sự đồng cảm: “Ơn cha nặng lắm ai ơi!” Nhờ cha sinh mẹ dưỡng ta mới nên người. Cha là trụ cột của gia đình cả về tinh thần lẫn vật chất. Cha lao động vất vả để nuôi con khôn lớn học hành. Cha dạy bảo con nên người. Tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Cảnh “mẹ goá con côi” thì bất hạnh vô cùng! Sống trong xã hội nông nghiệp ngày xưa, “bát cơm đổi bát mồ hôi” con cái mới thấm thía ơn cha vô cùng sâu nặng, không thế nào kể xiết. Câu dưới bài ca dao nói về nghĩa mẹ; nghĩa mẹ được so sánh với Trời rộng Trời cao. “Nghĩa mẹ bằng Trời” là bằng sự bao la mênh mông. Làm sao có thể đo được, tính được? Nghĩa mẹ cũng là công ơn sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo của mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau. Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi nấng con khôn lớn từng ngày. Mẹ bú mớm, nâng niu con thơ, trông nom con khôn lớn từng ngày: “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Nghĩa mẹ đâu chỉ có “chín tháng cưu mang”, mà là “bằng vô cùng, vô tận”. Con tập bò, tập nói, tập đi, con lớn khôn từng ngày trong tình thương của mẹ hiền. Khi khôn lớn, con mới thấu hiểu ơn cha nghĩa mẹ và đạo làm con. Bài ca dao nói ít mà gợi nhiều, có tác dụng giáo dục mỗi chúng ta về đạo làm con, biết “tròn chữ hiếu”, biết thương mẹ kính cha, biết đền đáp công ơn của cha mẹ.

      bởi ミ★Bạch Kudo★彡 01/02/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON