YOMEDIA
NONE

Phân tích bài Hạt gạo làng ta

phân tích bài thơ "hạt gạo làng ta" của Trần Đăng Khoa.

nêu cảm nhận của em khi đọc bài thơ đó.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Một trong những bài thơ tiêu biểu viết về quê hương đất nước cho thiếu nhi đó là bài thơ “Hạt gạo làng ta” trích trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” năm 1968 của thần đồng thi ca Trần Đăng Khoa. Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958 quê thuộc huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. Bài thơ được sáng tác khi tác giả còn là một cậu bé 11 tuổi. Thế nhưng ý nghĩa của bài thơ lại có tầm suy nghĩ của một người chín chắn.
    Hạt gạo làng ta có vị phù sa
    Của sông Kinh Thầy
    Có hương sen thơm
    Trong hồ nước đầy
    Có lời mẹ hát
    Ngọt bùi đắng cay…
    Hạt gạo làng ta
    Có bão tháng bảy
    Có mưa tháng ba
    Giọt mồ hôi sa
    Những trưa tháng sáu
    Nước như ái nấu
    Chết cả cá cờ
    Cua ngoi lên bờ
    Mẹ em xuống cấy
    Hạt gạo làng ta
    Những năm bom Mỹ
    Trút trên mái nhà
    Những năm cây súng
    Theo người đi xa
    Những năm băng đạn
    Vàng như lúa đồng
    Bát cơm mùa gặt
    Thơm hào giao thông…
    Hạt gạo làng ta
    Có công các bạn
    Sớm nào chống hạn
    Vục mẻ miệng gàu
    Trưa nào bắt sâu
    Lúa cao rát mặt
    Chiều nào gánh phân
    Quang trành quết đất
    Hạt gạo làng ta
    Gửi ra tuyền tuyến
    Gửi về phương xa
    Em vui em hát
    Hạt gạo làng ta…
    Bài thơ được phát triển từ ý nghĩa khái quát hạt gạo được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào của quê hương đó là hương đồng gió nội, là lời ru của mẹ, là vị phù sa của đất đai màu mỡ của quê nhà. Hạt gạo còn được làm ra từ những khó khăn khắc nghiệt của thiên tai, từ trong khói lửa của chiến tranh, từ mồ hôi công sức của mẹ, của người lao động trân chính. Hạt gạo không chỉ mang giá trị vật chất mà còn mang giá trị tinh thần vô giá.
    “Hạt gạo làng ta
    Có vị phù sa
    Của sông Kinh Thầy
    Có hương sen thơm
    Trong hồ nước đầy
    Có lời mẹ hát
    Ngọt bùi đắng cay”
    Đoạn thơ trên miêu tả hương vị của hạt gạo làng ta là vị của phù sa, hương sen hay lời hát ru của mẹ xen vào đó là vị ngọt bùi đắng cay của cuộc sống. Khổ thơ tiếp theo tập trung thể hiện những “đắng cay” mới có được hạt gạo dẻo thơm. Như ông cha ta từng có câu “ Ai ơi bưng bát cơm đầy dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Đắng cay mà tác giả nói đến trong bài thơ là những vất vả của người nông dân với việc khắc phục thiên tai trong lao động sản xuất. Để có được hạt gạo thơm ngon người nông dân phải trải qua “Bão tháng bảy”, “mưa tháng ba” “trưa tháng sáu” những bão lụt, hạn hán dồn dập… Những giọt mồ hôi công sức của những người lao động trân chính. Điệp từ “có” kết hợp với các số từ “bảy”, “ba”, “sáu” nhà thơ đã thể hiện được sự tàn phá ghê gớm của thiên nhiên.
    “Hạt gạo làng ta
    Có bão tháng bảy
    Có mưa tháng ba
    Giọt mồ hôi sa
    Những trưa tháng sáu
    Nước như ái nấu
    Chết cả cá cờ
    Cua ngoi lên bờ
    Mẹ em xuống cấy”
    Trong cái nắng nóng của tháng sáu đến cá chết, cua ngoi lên bờ vậy mà người mẹ vẫn xuống cấy lúa mặc cho thiên tai khắc nghiệt, mặc cho mưa gió bão bùng, vượt qua mọi khó khăn người nông dân đã làm nên những hạt gạo trắng thơm, sản phẩm từ mồ hôi và nước mắt.
    Trong những năm 60, 70 giặc Mỹ bắn phá miền Bắc. Chúng nhằm phá hoại những thành quả lao động của ta mục đích là ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đến tuyền tuyến lớn miền Nam. Những trai làng phải lên đường đi đánh giặc.
    “Hạt gạo làng ta
    Những năm bom Mỹ
    Trút trên mái nhà
    Những năm cây súng
    Theo người đi xa
    Những năm băng đạn
    Vàng như lúa đồng
    Bát cơm mùa gặt
    Thơm hào giao thông…”
    Đoạn thơ trên miêu tả cảnh đất nước trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước những nỗi khổ, khó khăn mà người nông dân gặp phải: “Bom chút trên mái nhà”, “băng đạn vàng như lúa đồng” qua biện pháp tu từ so sánh càng làm tăng thêm sự nghiệt ngã, tàn khốc của chiến tranh gây ra. Bắt buộc con người vừa phản sản xuất, vừa phải tham gia chiến đấu để bảo vệ thành quả lao động của mình, bảo vệ quê hương yên bình với cánh đồng thẳng cánh cò bay. Ngày ấy hình ảnh các cô gái súng quàng trên vai trở thành một biểu tượng đẹp của con người Việt Nam. Đó là sự kết hợp đẹp giữa chiến đấu và sản xuất. Trong những năm tháng gian khổ ấy các em thiếu nhi cũng muốn đóng góp một phần sức lực của mình vào công cuộc giữ gìn và xây dựng đất nước:
    “Hạt gạo làng ta
    Có công các bạn
    Sớm nào chống hạn
    Vục mẻ miệng gàu
    Trưa nào bắt sâu
    Lúa cao rát mặt
    Chiều nào gánh phân
    Quang trành quết đất”
    Các em tham gia làm công việc bằng sự tự giác, chăm chỉ. Sự chăm chỉ ấy được thể hiện qua các từ sớm, trưa, chiều. Sự đối nghịch giữa tầm vóc và sức lực bé nhỏ với công việc người lớn của các em tham gia được tác giả phác họa ngộ nghĩnh và đầy xúc động: “sớm chống hạn”, “trưa bắt sâu”, “chiều gánh phân”…Những công việc ấy bình thường không phải là một công việc của một em nhỏ. Trẻ em phải được vui chơi và làm những việc nhỏ bé. Nhưng trong hoàn cảnh điều kiện cuộc sống khó khăn thì những con người bé nhỏ đó cũng có thể làm được những việc lớn lao mà tưởng chừng như chỉ có người lớn mới làm được. Khổ thơ cuối cùng nhắc đi nhắc lại điệp khúc “hạt gạo làng ta” nhằm nâng cao giá tri của hạt gạo, hạt gạo quý như hạt vàng.
    “Hạt gạo làng ta
    Gửi ra tuyền tuyến
    Gửi về phương xa
    Em vui em hát
    Hạt gạo làng ta…”
    Xuyên suốt bài thơ ở mỗi khổ đều có điệp khúc “Hạt gạo làng ta” thể hiện giá trị to lớn của hạt gạo và thể hiện tình cảm yêu quê hương, đất nước của tác giả. Công dụng của hạt gạo được sản xuất ra nhằm mục đích gửi cho tuyền tuyến miền Nam đấu tranh chống giặc bảo vệ đất nước.
    Bài thơ trên cho ta thấy giá trị to lớn của hạt gạo mỗi một hạt gạo quý như vàng. Mỗi người lao động sản xuất phải bỏ ra bao nhiêu mồ hôi công sức, chống lại sự khắc nghiệt của thiên tai, của chiến tranh để làm ra hạt gạo trắng thơm để gửi cho những người chiến sĩ nơi xa yên tâm chiến đấu tốt bảo vệ nước nhà. Hạt gạo chứa đựng trong nó là mồ hôi là những đắng cay, vất vả, chịu nắng, chịu bão bùng, bom đạn đến ngay cả những em nhỏ cũng góp một phần sức của mình để tham gia sản xuất. Thế mới biết giá trị của hạt gạo quý giá biết nhường nào.

      bởi nguyễn hoàng anh 30/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON