YOMEDIA
NONE

Phân tích bài ca dao trong Những câu hát về tình cảm gia đình

mình đang cần gấp giúp mình với

Phân tích bài ca dao 1 trong những câu hát về tình cảm gia đình

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  •  Ca dao dân ca luôn đem lại những cảm giác vô cùng ngọt ngào đối với người đọc cũng như người nghe, những câu ca dao mang theo hương lúa mới, mang theo tình người thắm đậm trong từng câu chữ, nhịp điệu trầm bổng như cánh sáo diều, mà đặc biệt hơn cả là những câu ca dao dân ca hát về tình cảm gia đình, một thứ tình cảm không thể thiếu trong mỗi người. Đặc biệt trong số những bài ca dao dân ca thể hiện hoàn hảo tình cảm đó.

    Công cha như núi Thái Sơn

    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

    Một lòng thờ mẹ kính cha

    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

       Lời ca dao nghe giản dị mà thật thiết tha, những ý nghĩa to lớn chứa đựng trong từng câu chữ càng làm cho bài ca dao hay hơn bao giờ hết, câu ca nhắc nhở đạo làm con phải biết đặt chữ hiếu lên hàng đầu, câu ca dao ca ngợi công lao biển trời của cha, mẹ, những người làm con nên thấu hiểu điều đó, cần biết người đã ban cho mình sự sống, nuôi dưỡng khó khăn, dạy dỗ vất vả để ta có thể nên người.

    Công cha như núi Thái Sơn

    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

      Tấm lòng người cha, người mẹ là bao la vô bờ bến. Công cha lớn lao như núi, người trụ cột của gia đình, luôn vất vả lo từng bữa ăn, từng chiếc áo mặc cho ta, người thức khuya dậy sớm, bươn chải giữa dòng đời tấp nập để vun đắp cho gia đình, người là chỗ dựa cho con cái mỗi khi vấp ngã, người là động lực để người con cất từng bước đi đầu tiên tiến về phía cha. Công lao đó được sánh ngay với những ngọn núi cao vời vợi đứng chắc chắn mạnh mẽ giữa trời cao, rồi khi bên cạnh ta ngoài cha còn có mẹ, người có công cưu mang chín tháng mười ngày, mạng nặng đẻ đau sinh ta ra trong đau đớn khó nhọc, rồi người mẹ đó vẫn âm thầm theo dõi người con lớn khôn mỗi ngày, bế bồng chăm sóc, dạy dỗ ta từng tiếng bập bẹ đầu tiên trong cuộc đời này, những đêm sốt cao người bên cạnh ta chính là người mẹ, dòng sữa mẹ ấm áp ngọt ngào nuôi ta lớn từng ngày, tình nghĩa đó được sánh với dòng suối nguồn chảy ra, dòng nước trong xanh ngọt ngào vô cùng.

    Một lòng thờ mẹ kính cha

    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

       Khi đã nhắc đến ơn sinh thành dưỡng dục của người cha, người mẹ, câu ca dao cũng đưa ra được trách nhiệm về đạo làm con của mỗi người, đạo làm công phải luôn thờ kính cha mẹ, mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, dù cho có sinh ra trong hoàn cảnh như thế nào đi chăng nữa cũng không bao giờ được trách cha mẹ mình, bởi vì họ đã ban cho ta sự sống trên cõi đời này và điều đó là vô giá không gì có thể đánh đổi được. Để xứng đáng với đạo làm con thì cần biết làm tròn chữ hiếu, vậy chữ hiếu như nào là tròn, đơn giản một người làm con phải biết cách cư xử với cha, mẹ, phải biết hết mực kính trọng, yêu thương, biết cách lắng nghe những gì cha, mẹ dạy, san sẻ gánh nặng công việc vừa với sức, với tuổi của mình, đó cũng là cách sống, cách làm người từ xa xưa cho tới nay, điều đó là thuận theo lẽ tự nhiên mọi người sinh ra đều cần phải biết.

      Bài ca dao cũng như bao bài ca dao khác cùng chủ đề, vô cùng nhẹ nhàng, hài hòa mà đong đầy cảm xúc, chân lí. Bài ca dao đã mang tính giáo dục sâu sắc từ bao đời nay mà sẽ còn lưu truyền mãi về sau.

      bởi ミ★Bạch Kudo★彡 26/02/2019
    Like (2) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam, tình cảm ấy được thể hiện đằm thắm ngọt ngào trong ca dao dân ca. Bên cạnh những bài ca ca ngợi công cha nghĩa mẹ, đạo làm con, tình cảm vợ chồng... còn có nhiều bài đặc sắc nói đến tình cảm anh em trong gia đình. Câu ca dao dưới đây là bài học về đạo lý làm người:

    Anh em như thể tay chân

    Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

    Trong ca dao dân ca, lối nói so sánh ví von được sử dụng khá hiệu quả. Chân và tay là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau. Thiếu chân hoặc tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế. Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp của con người kế cả hình thể lẫn tinh thần.

    Cách nói so sánh rất hay, lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình, trong dòng họ. Anh em cùng được sinh ra trong một gia đình, cùng cha mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm. Anh em sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt, họ cũng chung huyết hệ, bên nhau từ thuở ấu thơ đến lúc về già.

    Gia đình, gia tộc của con người Việt Nam xưa nay mang tính truyền thống bền vững trong cộng đồng làng xã ngàn năm. Nó phát triển qua quan hệ tình nghĩa giọt máu đào hơn ao nước lã, máu chảy ruột mềm. Tình cảm ấy thể hiện sâu sắc trong lễ, tết, ma chay, cưới hỏi...

    Từ mối quan hệ gia đình, nhân dân ta nói đến nghĩa vụ của anh em đối với nhau, nghĩa vụ ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:

    Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

    Đùm bọc, đỡ đần là thể hiện tình yêu thương nhau. Câu ca dao có hai vế đối nhau, mỗi vế là những cảnh đời khác nhau, số phận khác nhau. Trong anh và em có thể có kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn... Nhưng dẫu thế nào anh em vẫn phải đùm bọc yêu thương nhau.

    Yêu thương là phải biết giúp nhau lúc hoạn nạn, khó khăn là: lá lành đùm lá rách, - hành động theo tình yêu thương.

    Khi lớn lên, lập gia đình mỗi người có một hoàn cảnh riêng. Lúc khoẻ cũng như lúc ốm đau bệnh tật, tối lửa tắt đèn có nhau, phải nương tựa vào nhau. Có được như vậy thì mới không khỏi môi hở răng lạnh,. Đó là đạo lý nghĩa tình huynh đệ. Bao năm tháng đã trôi qua chúng ta vẫn cảm thấy tiếng nói ấy vẫn vọng về từ cha ông:

    Anh em nào phải người xa

    Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

    Yêu nhau như thể tay chân

    Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy

    Lòng hiếu thảo, tình cảm gia đình, anh em được xây dựng trên những quy ước của lễ giáo và sự ràng buộc về nghĩa vụ và trách nhiệm. Lúc nhỏ cha mẹ bận việc cấy cày, anh ru em ngủ, cõng em đi chơi.

    Yêu nhau từ thuở trong nôi

    Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru

    Trong những cảnh đời côi cút, anh còn thay cha mẹ nuôi dạy em khôn lớn trưởng thành. Lòng hiếu thảo hoà quyện với tình huynh đệ Hiếu lễ là kính trọng cha mẹ và yêu thương hoà thuận với anh em. Anh yêu thương em, nhường nhịn cho em, em kính trọng ngoan ngoãn vâng lời. Đó là đạo lí, nền nếp gia phong.

    Trong gia đình anh em có coi nhau như thể tay chân thì ra ngoài xã hội mới thương người như thể thương thân. Nếu như bất hoà trong tình cảm anh em thì chẳng những tình cảm anh em sứt mẻ mà xã hội cười chê:

    Tưởng rằng chị ngã em nâng

    Ai ngờ chị ngã, em bưng miệng cười

    Làng xã Việt Nam xưa nay vẫn tồn tại những dòng họ. Vai trò của ông trưởng tộc rất lớn, tình huynh đệ được đề cao và được coi trọng. Ngày giỗ tổ là ngày thể hiện sự gắn bó :tình anh em và tưởng nhớ cội nguồn.

    Gia đình là tế bào, nền tảng của xã hội. Từ tình thương anh em trong gia đình rộng ra:

    Nhiễu điều phủ lấy giá gương

    Người trong một nước phải thương nhau cùng

    Tóm lại bài ca dao mãi mãi là bài học về tình nghĩa anh em trong gia đình, thân thiết thuỷ chung. Tình cảm ấy phải được coi là máu thịt, có như vậy mới mong gìn giữ những đạo lý truyền thống của ông cha răn dạy chúng ta.

    Bạn tham khảo nha! Chúc bạn hc tốt!

      bởi Nguyễn Thu Trang 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON