YOMEDIA
NONE

Phân biệt tục ngữ và ca dao

C1: phân biệt tục ngữ và ca dao? Cho ví dụ

C2:phân biệt tục ngữ và thành ngữ? Cho ví dụ

Giải nghĩa 4câu tục ngữ

a) tấc đất, tất vàng

b) học ăn, học nói, học gói, học mở

C) nhất nước, nhì phần, tam cần, tứ giống

D) ăn quả nhớ kể trồng cây

C4 viết đoạn văn không 5 cậu nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài Đức tính gian di của bác hồ và bài ý nghĩa văn chương

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • C1: phân biệt tục ngữ và ca dao? Cho ví dụ

    + Giống:

    Ca dao tục ngữ đều là những câu nói do người đời lưu truyền lại ,tán tụng trong nhân gian .Là bài học,lời dạy ,kinh nghiệm sống ,kinh nghiệm tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên , thời tiết , khí hậu , mùa màng .
    + Khác :
    - Ca dao : thì có vần có điệu ,rườm rà hơn ,trữ tình hơn
    - Tục ngữ : thì không nhất thiết phải có vần có điệu mà tục ngữ ngắn gọn,xúc tích và không có tính rườm rà hay mang tính chất kể nể như ca dao
    .

    C2:phân biệt tục ngữ và thành ngữ? Cho ví dụ .

    + Khác :

    - Tục ngữ : là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông). Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm).

    - Thành ngữ : lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn "Chân cứng đá mềm". Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi "chân cứng đá mềm")...
    Một điểm đáng chú ý nữa là, tục ngữ thường dùng độc lập, vì nó là một câu và diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn, người ta thường nhắc nhau: "Lờì nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng xen trong câu nói. Chẳng hạn: "Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo".

    + Giống :

    Cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân

    Giải nghĩa 4câu tục ngữ :

    a) tấc đất, tất vàng

    => Đất quý như vàng và đề cao giá trị của đất , quý trọng và bảo vệ đất , phê phán hiện tượng lãng phí đất .

    b) học ăn, học nói, học gói, học mở

    => Muốn sống cho có văn hóa ,lịch sự thì cần phải học ,học từ cái lớn đến cái nhỏ và học hằng này.

    c) nhất nước, nhì phần, tam cần, tứ giống

    => Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố ( nước , phân , lao động ,giống ) đối với nghề trồng lúa .

    d) ăn quả nhớ kể trồng cây

    => Khi được hưởng thành quả phải nhớ người đã tạo duwngjk nên thành quả đó .

      bởi Nguyễn Hoàng Long 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON