YOMEDIA
NONE

Ôn tập Ngữ văn 7

1, Tìm 10 câu tục ngữ là câu rút gọn ?

2, Xác định trạng ngữ trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của chúng : Trong đình , đèn thắp sáng trưng ; nha lệ lính tráng , kẻ hầu người hạ , đi lại rộn ràng ....Bên canh ngài , mé tay trái , bát yến hấp đường phèn , để trong khay khảm 

3, Viết đoạn văn 8->10 câu , nêu cảm nhận của em về nhân vật quan phụ mẫu trong văn bản '' Sống chết mặc bay '' ( trong đó có một câu bị động ) 

4,Tìm cụm C_V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu sau 

a, Người thanh niên ấy đến muộn làm mọi người khó chịu 

b, Lan học tập tiến bộ vượt bậc làm mọi người ngạc nhiên 

c, Đó là những kỉ niệm mà mình chẳng thể nào quên mail

 

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (8)

  • Các bạn có thể trả lời nhanh đi các bạn ơi
      bởi Nhi Lê 07/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • A
      bởi Đào Ngọc Việt 12/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • A
      bởi Đào Ngọc Việt 12/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người thanh niên ấy đi mượn làm mọi người khó chịu
      bởi Đào Ngọc Việt 12/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người thanh niên ấy đi mượn làm mọi người khó chịu
      bởi Đào Ngọc Việt 12/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ôn tập ngữ văn 7 indecision
     

    Nội dung ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7

    I. Văn bản:

    Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau:

    1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

    2. Tục ngữ về con người và xã hội

    3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

    4. Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

    5. Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)

    6. Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)

    II. Tiếng Việt:

    1. Thế nào là câu rút gọn? Tác dụng? Cách dùng câu rút gọn: BT SGK/15, 16

    2. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt: BT SGK/29

    3. Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định gì?

    Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có ranh giới gì?

    4. Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị động và ngược lại? Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: BT SGK/58, 64, 65

    5. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu BT SGK/65, 69

    6. Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê: BT SGK/104

    7. Dấu chấm lửng dùng để làm gì? Dấu chấm phẩy dùng để làm gì BT SGK/123

    8. Công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối BT SGK / 130, 131

    III. Tập làm văn

    + Tìm hiểu chung về văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận?

    + Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận?

    1. Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh và cách làm bài tập lập luận chứng minh

    Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" SGK/51

    Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý: ''ăn quả nhớ kẻ trồng cây"; "Uống nước nhớ nguồn" SGK/51

    Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK/59

    Đề 4: Chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường.

    2. Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Cách làm bài văn lập luận giải thích

    Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó – SGK/ 84

    Đề 2: Một nhà văn có câu nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó – SGK/84

    Đề 3: Nhiễu điều phủ lấy giá gương

    Người trong một nước phải thương nhau cùng

    Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy – SGK/88

    Đề mẫu ôn thi học kì 2 môn Văn lớp 6 

    ĐỀ 1

    I. LÝ THUYẾT: (4đ)

    Câu 1: Nêu giá trị nội dung của văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" (2đ)

    Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu) với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng câu đặc biệt

    II. LÀM VĂN: (6đ)

    Đề: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người

    Đáp án:

    I. Lý thuyết: (4đ )

    Câu 1: Giá trị nội dung của văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

    - Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu (0,5đ)

    - Truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo dòng thời gian lịch sử (0,5đ)

    - Nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước của toàn dân

    + Biểu dương tất cả những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước (0,5đ)

    + Tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo để mọi người đóng góp vào công cuộc kháng chiến (0,5đ)

    Câu 2: Yêu cầu của đoạn văn

    - Viết đoạn văn đúng hình thức, nội dung phù hợp, diễn đạt chặt chẽ (1,5đ)

    - Sử dụng đúng câu đặc biệt, có gạch dưới câu đặc biệt có trong đoạn văn (0,5đ)

    II. Làm văn (6đ)

    1. Yêu cầu chung:

    Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn chứng minh. Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, đáp ứng yêu cầu của đề bài

    2. Yêu cầu cụ thể:

    Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

    Bài làm phải có bố cục 3 phần: Mở bải, thân bài, kết bài

    a/ Mở bài: Thiên nhiên bao giờ cũng gắn bó và có vai trò rất quan trọng đối với con người. Do đó, ta cần phải bảo vệ môi trường thiên nhiên.

    b/ Thân bài:

    - Thiên nhiên đem đến cho con người nhiều lợi ích, vì thế bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người.

    - Thiên nhiên cung cấp điều kiện sống và phát triển của con người.

    - Thiên nhiên đẹp gợi nhiều cảm xúc lành mạnh trong thế giới tinh thần của con người.

    - Con người phải bảo vệ thiên nhiên.

    c/ Kết bài: tất cả mọi người phải có ý thức để thực hiện tốt việc bảo vệ thiên nhiên.

    ĐỀ 2

    Câu 1: (2 điểm)

    a) Câu đặc biệt là gì?

    b) Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của những câu đặc biệt trong đoạn văn đó?

    Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây...Bốn giây...Năm giây...Lâu quá!

    Câu 2: (2 điểm) Nêu lên ý nghĩa giá trị của kinh nghiệm hai câu tục ngữ sau?

    a) Tấc đất tấc vàng.

    b) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

    Câu 3: (6 điểm)

    Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

    Đáp án

    Câu 1: (2 điểm)

    a) Nêu được định nghĩa câu đặc biệt: (0.5 điểm)

    - Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ

    b) Học sinh xác định và nêu được tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn (1,5đ)

    - Những câu đặc biệt có trong đoạn văn:

    + Ba giây...Bốn giây...Năm giây... (Xác định thời gian) (1 điểm)

    + Lâu quá! (Cảm xúc hồi hộp chờ đợi) (0.5 điểm)

    Câu 2: (2 điểm)

    - Nêu được ý nghĩa, giá trị của kinh nghiệm từng câu tục ngữ, mỗi câu đúng được (1 điểm)

    a) Tấc đất tấc vàng

    - Đất được coi như vàng, quý như vàng. Câu tục ngữ đã lấy cái rất nhỏ (tấc đất) so sánh với cái lớn (tấc vàng) để nói giá trị của đất.

    - Đất quý giá vì đất nuôi sống con người. Vàng ăn mãi cũng hết. Còn "chất vàng" của đất khai thác mãi cũng không cạn.

    b) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

    - Câu tục ngữ khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, lao động, giống lúa) đối với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta.

    - Vận dụng trong quá trình trồng lúa giúp người nông dân thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ của chúng.

    Câu 3: (6 điểm)

    I/ Yêu cầu chung:

    - Học sinh làm đúng yêu cầu về kiểu bài nghị luận giải thích.

    - Xây dựng bài văn có bố cục ba phần

    - Văn viết mạch lạc, dẫn chứng xác thực, lí lẽ thuyết phục, viết đúng chính tả.

    II/ Yêu cầu cụ thể:

    a) Mở bài: (1 điểm)

    - Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết.

    b) Thân bài: (4 điểm) Học sinh giải thích rõ ràng và lập luận làm nổi rõ vấn đề:

    - Nghĩa đen

    + Câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng" là ý nói đi nhiều đi xa và đi thì học được nhiều kinh nghiệm, kiến thức... "một sàng khôn".

    - Nghĩa bóng: nghĩa của cả câu tục ngữ muốn khuyên răn, nhắc nhở và khuyến khích chúng ta kinh nghiệm của ông cha cần "Đi một ngày đàng học một sàng khôn"

    (lấy dẫn chứng cụ thể chứng minh.)

    - Mở rộng bàn luận:

    Nêu được mặt trái của vấn đề: đi nhiều mà không học hỏi, không có mục đích của việc học...

    c) Kết bài: (1 điểm)

    - Câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với ngày hôm nay.

      bởi N. T .K 09/09/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7

      bởi văn độ 09/09/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nội dung ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 I. Văn bản: Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau: 1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 2. Tục ngữ về con người và xã hội 3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) 4. Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) 5. Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) 6. Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh) II. Tiếng Việt: 1. Thế nào là câu rút gọn? Tác dụng? Cách dùng câu rút gọn: BT SGK/15, 16 2. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt: BT SGK/29 3. Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định gì? Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có ranh giới gì? 4. Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị động và ngược lại? Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: BT SGK/58, 64, 65 5. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu BT SGK/65, 69 6. Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê: BT SGK/104 7. Dấu chấm lửng dùng để làm gì? Dấu chấm phẩy dùng để làm gì BT SGK/123 8. Công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối BT SGK / 130, 131 III. Tập làm văn + Tìm hiểu chung về văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? + Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận? 1. Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh và cách làm bài tập lập luận chứng minh Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" SGK/51 Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý: ''ăn quả nhớ kẻ trồng cây"; "Uống nước nhớ nguồn" SGK/51 Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK/59 Đề 4: Chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. 2. Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Cách làm bài văn lập luận giải thích Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó – SGK/ 84 Đề 2: Một nhà văn có câu nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó – SGK/84 Đề 3: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy – SGK/88 Đề mẫu ôn thi học kì 2 môn Văn lớp 6 ĐỀ 1 I. LÝ THUYẾT: (4đ) Câu 1: Nêu giá trị nội dung của văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" (2đ) Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu) với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng câu đặc biệt II. LÀM VĂN: (6đ) Đề: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người Đáp án: I. Lý thuyết: (4đ ) Câu 1: Giá trị nội dung của văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" - Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu (0,5đ) - Truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo dòng thời gian lịch sử (0,5đ) - Nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước của toàn dân + Biểu dương tất cả những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước (0,5đ) + Tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo để mọi người đóng góp vào công cuộc kháng chiến (0,5đ) Câu 2: Yêu cầu của đoạn văn - Viết đoạn văn đúng hình thức, nội dung phù hợp, diễn đạt chặt chẽ (1,5đ) - Sử dụng đúng câu đặc biệt, có gạch dưới câu đặc biệt có trong đoạn văn (0,5đ) II. Làm văn (6đ) 1. Yêu cầu chung: Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn chứng minh. Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, đáp ứng yêu cầu của đề bài 2. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: Bài làm phải có bố cục 3 phần: Mở bải, thân bài, kết bài a/ Mở bài: Thiên nhiên bao giờ cũng gắn bó và có vai trò rất quan trọng đối với con người. Do đó, ta cần phải bảo vệ môi trường thiên nhiên. b/ Thân bài: - Thiên nhiên đem đến cho con người nhiều lợi ích, vì thế bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người. - Thiên nhiên cung cấp điều kiện sống và phát triển của con người. - Thiên nhiên đẹp gợi nhiều cảm xúc lành mạnh trong thế giới tinh thần của con người. - Con người phải bảo vệ thiên nhiên. c/ Kết bài: tất cả mọi người phải có ý thức để thực hiện tốt việc bảo vệ thiên nhiên. ĐỀ 2 Câu 1: (2 điểm) a) Câu đặc biệt là gì? b) Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của những câu đặc biệt trong đoạn văn đó? Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây...Bốn giây...Năm giây...Lâu quá! Câu 2: (2 điểm) Nêu lên ý nghĩa giá trị của kinh nghiệm hai câu tục ngữ sau? a) Tấc đất tấc vàng. b) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Câu 3: (6 điểm) Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. Đáp án Câu 1: (2 điểm) a) Nêu được định nghĩa câu đặc biệt: (0.5 điểm) - Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ b) Học sinh xác định và nêu được tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn (1,5đ) - Những câu đặc biệt có trong đoạn văn: + Ba giây...Bốn giây...Năm giây... (Xác định thời gian) (1 điểm) + Lâu quá! (Cảm xúc hồi hộp chờ đợi) (0.5 điểm) Câu 2: (2 điểm) - Nêu được ý nghĩa, giá trị của kinh nghiệm từng câu tục ngữ, mỗi câu đúng được (1 điểm) a) Tấc đất tấc vàng - Đất được coi như vàng, quý như vàng. Câu tục ngữ đã lấy cái rất nhỏ (tấc đất) so sánh với cái lớn (tấc vàng) để nói giá trị của đất. - Đất quý giá vì đất nuôi sống con người. Vàng ăn mãi cũng hết. Còn "chất vàng" của đất khai thác mãi cũng không cạn. b) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. - Câu tục ngữ khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, lao động, giống lúa) đối với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta. - Vận dụng trong quá trình trồng lúa giúp người nông dân thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ của chúng. Câu 3: (6 điểm) I/ Yêu cầu chung: - Học sinh làm đúng yêu cầu về kiểu bài nghị luận giải thích. - Xây dựng bài văn có bố cục ba phần - Văn viết mạch lạc, dẫn chứng xác thực, lí lẽ thuyết phục, viết đúng chính tả. II/ Yêu cầu cụ thể: a) Mở bài: (1 điểm) - Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết. b) Thân bài: (4 điểm) Học sinh giải thích rõ ràng và lập luận làm nổi rõ vấn đề: - Nghĩa đen + Câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng" là ý nói đi nhiều đi xa và đi thì học được nhiều kinh nghiệm, kiến thức... "một sàng khôn". - Nghĩa bóng: nghĩa của cả câu tục ngữ muốn khuyên răn, nhắc nhở và khuyến khích chúng ta kinh nghiệm của ông cha cần "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" (lấy dẫn chứng cụ thể chứng minh.) - Mở rộng bàn luận: Nêu được mặt trái của vấn đề: đi nhiều mà không học hỏi, không có mục đích của việc học... c) Kết bài: (1 điểm) - Câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với ngày hôm nay.

      bởi Lê Nguyên 31/10/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF