Nêu tác dụng của hình ảnh con cuốc cuốc, cái gia gia
"Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên xông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"
1.Hình ảnh "con cuốc cuốc'', ''cái gia gia ''có tác dụng j
2.Tìm biện pháp tu từ trong đoạn trích và phân tích giá trị biểu đạt của phép tu từ đó
Các p giúp mk nha mk cần gấp
Trả lời (1)
-
Về bài thơ Qua Đèo Ngang:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá , đá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ ( chợ ) mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
của bà Huyện Thanh Quan, hiện đã có nhiều bài viết về bài thơ nổi tiếng này. Vì vậy bài này chỉ có ý đến với khung cảnh của bài thơ , đến với hai điển tích "quốc quốc", "gia gia" và sau cùng là bàn sơ qua chữ "rợ " hay "chợ" viết trong câu thứ tư của bài thơ.
Thời bà Huyện Thanh Quan là thời vua Minh Mạng. Bà Huyện đã từng là thầy dậy học trong hoàng cung. Thời đó, theo Đại Nam Nhất Thống Chí, Đèo Ngang thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình, ở phiá bắc. Bây giờ thì Đèo Ngang nằm trong huyện Kỳ An, huyện cuối cùng về phiá nam trong tỉnh Hà Tĩnh. Quảng Bình giáp giới phiá nam Hà Tĩnh, được ngăn đôi bởi dãy Hoành Sơn, cao khoảng 400 mét. Hoành có nghĩa là ngang. Dãy Hoành Sơn chắn ngang nước Việt, sừng sững không cho gió bấc thổi xuống, gió nồm thổi lên. Vì thế khí hậu Hà Tĩnh là khí hậu miền bắc và Quảng Bình thuộc khí hậu trong nam. Thông thương hai tỉnh nhờ có Đèo Ngang.
Đèo Ngang cao 256 mét. Trên Đèo Ngang nhìn ra xa chỉ có núi đá và biển đông. Quảng Bình ở dưới thấp hơn Đèo Ngang. Trong tỉnh có con sông lớn tên là Roòn mà từ trên Đèo Ngang không nhìn thấy được. Vì lý do đó, nhiều người cho rằng bà Huyện Thanh Quan làm bài thơ này ở tỉnh Quảng Bình, dưới chân Đèo Ngang vì bà Huyện còn nhìn thấy "Lác dác bên sông rợ ( chợ ) mấy nhà ". Chính xác hơn, có ngươi ` còn luận rằng bà Huyện làm bài thơ trong chuyến đi từ Quảng Bình ra Hà Tĩnh vì bà "Bước tới " chứ không có "Bước xuống " Đèo Ngang.
Bà Huyện sống trong khung cảnh thanh bình. Tại sao lại "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc ", "Thương nhà mỏi miệng cái gia gia "? Qua hai câu này, chắc không phải bà Huyện đang diễn tả tâm trạng đất nước của mình mà có lẽ lúc đi qua Đèo Ngang, bà Huyện nghe được tiếng kêu của con chim cuốc và con chim đa đa nên nhớ lại tích xưa. Chữ "quốc' dùng trong câu thơ thứ năm là để đối với chữ "nước" . Chữ "gia dùng trong câu thơ thứ sáu là để đối với chữ "nhà". Lới đối này hiển nhiên không phải luật đối của thơ thời nhà Đường.
Bây giờ chúng ta đi vào điển tích chim cuốc và chim đa đa.
Chim cuốc, hay chim quốc quốc còn có tên là Đỗ Quyên, Tử Quy, Thục Vũ hay Đỗ Vũ. Chim có mỏ dài và cong. Lưng chim màu xám, bụng trắng có một vệt đen. Thường sống trong bụi rậm. Mùa hè chim kêu rỉ rả ngày đêm. Có người cho rằng chim cuốc kêu nguyên đêm, sáng ra khan cổ, máu chảy ra khỏi miệng rồi chết.
Chuyện kể vua Đỗ Vũ nước Thục, yêu bà Biết Linh, vợ của một ông tướng dưới quyền. Vì thế bị ông tướng cướp mất ngôi vua. Đỗ Vũ phải trốn vào rừng, thương tiếc một sự nghiệp của thời vàng son, chết hoá thành con chim Đỗ Quyên. Bởi thế mới "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc ". Trong truyện Kiều, Nguyễn Du hỏi "Ấy hồn Thục đế hay là Đỗ Quyên" là tích này đây. Vì chim cuốc kêu vào mùa hè nên có thể bà Huyện viết bài thơ này vào mùa hè ở Đèo Ngang.
Cuối đời nhà Thương, vua Trụ tàn ác, hoang dâm vô độ, giết người không gớm tay. Khi Văn Vương là chư hầu vua Trụ mới từ trần, con lên nối ngôi là Vũ Vương. Vừa lên ngôi, thấy lòng người lầm than cực khổ than oán vua Trụ, Vũ Vương dấy binh đi dẹp Trụ. Nhiều người bỏ vua Trụ theo Vũ Vương, chẳng hạn Khương Tử Nha. Vua Trụ thua phải tự thiêu mà chết. Khi Vũ Vương dấy binh thì có hai người là Bá Di, Thúc Tề cản Vũ Vương viện cớ cha mới mất mà can qua là bất hiếu, làm bầy tôi vua Trụ mà phản chúa là bất trung.
Vũ Vương trả lời rằng vua là bạo quân trừ đi sao gọi bất trung, cứu trăm họ khỏi lầm than để tiếng thơm cho cha ta sao gọi bất hiếu ? Nói rồi cất quân diệt nhà Trụ mà lập nên nhà Chu. Sau này ở ngoài Huế có từ "phản chủ đầu trâu" là lấy từ tích "phản Trụ đầu Châu" mà ra.
Khi Vũ Vương thay thế nhà Trụ thì Bá Di, Thúc Tề bỏ lên núi sống. Không ăn cơm, chỉ ăn rau và hoa quả vì nghĩ cơm gạo là của nhà Chu, mình đã không theo nên không ăn. Nhưng có người bảo với hai ông rằng đất này giờ của nhà Chu thì một cộng cỏ cũng của nhà Chu huống gì cây rau, hoa trái trên rừng trên núi. Hai ông cho là có lý nên nhịn ăn mà chết. Chết đi hoá thành hai con chim suốt ngày kêu " Bất thực túc Chu gia" , " Bất thực túc Chu gia", nghĩa là "Không ăn lúa nhà Chu". Kêu mãi sau líu lưỡi chỉ còn hai chữ "gia gia". Người đời đặt tên cho là chim đa đa. "Thương nhà mỏi miệng cái gia gia". Truyện Tam Quốc Chí kể lại chuyện Ngô vương là Tôn Quyền sai anh ruột của Khổng Minh là Gia Cát Cẩn sang Tây Thục dụ Khổng Minh về với Đông Ngô. Gia Cát Cẩn hỏi Khổng Minh: "Em còn nhớ chuyện Bá Di, Thúc Tề không ? ". Khổng Minh trả lời :" Bá Di, Thúc Tề sống chết không rời nhau, anh với em đều là tôi nhà Hán, chi bằng rước anh về với Hoàng Thúc cho em được đêm ngày hầu hạ".
Nhân bà Huyện nhắc đến chim. Ở ngoài trung, hình như ở Quảng Nam hay Quảng Ngãi, có con chim Điều, sống ở trên cây, núi đá cao. Săn bắt rất cực khổ. Nhiều người bỏ mạng. Nhưng chim Điều có trong các vị thuốc loại Nhất Dạ Ngũ Giao của vua Minh Mạng nên hàng năm có lệ tiến cống chim Điều. Khi biết chuyện săn bắn lầm than, bà Huyện có lần xin vua Minh Mạng cho bỏ lệ cống chim Điều và nhà vua đã nhậm lời tâu cho bỏ lệ này.
Có lần tôi đọc được trên Web một bài tả về nghề nghiệp đánh cá voi ở miền trung bình về chữ "vạn" và một bài viết của ông Phúc Trạch phê bình chữ "rợ" hay "chợ" trong câu thứ tư của bài thơ. Theo ông Phúc Trạch, chữ "rợ" hay "chợ" không chỉnh với chữ "Tiều" của câu ba. Nay nhớ mang máng xin được kể lại.
Nếu xét về luật bằng, trắc thì không có gì để nói nhưng chữ "Tiều" vừa để diễn tả một nghề nghiệp (hái củi), vừa để diễn tả một người (tiều phu). Vậy thì mang cái "chợ" hay cái "rợ" là mấy nóc gia của người miền cao nguyên thì không chỉnh. Lẽ đâu bà Huyện viết sai. Xét về nghề nghiệp của thời bà Huyện thì có thể kể đến Ngư, Tiều, Canh, Mục. Chữ Ngư và Canh không đối luật bằng trắc với chữ Tiều. Như vậy chỉ còn nghề Mục. Nhưng ở sát bên sông có ai đi chăn nuôi, làm mục đồng. Xét cho cùng ở sát bờ sông chỉ có nghề chài lưới. Có người đưa ra chữ Vạn. Chữ Vạn có rất nhiều nghĩa, là mười ngàn, là hàng ngàn, là một trong 32 đức tính của Đức Phật, v.v .... Ở miền Trung Việt Nam còn có nghĩa là làng đánh cá, nhà sàn trên sông, nghề đánh cá, ngư phủ . Người đứng đầu trong vạn là Vạn Trưởng. Thuyền bè của một vạn đều có phù hiệu riêng để người trong vạn còn biết mà hỗ trợ. Những định nghĩa này hiện có trong từ điển Việt Nam. Thời Minh Mạng, nhiều vạn đã được sắc phong của nhà vua . Hiện nay còn nhiều làng mạc có tên bắt đầu bằng chữ vạn như Vạn Thủy Tú, Vạn Nam Nghĩa, Vạn Thạch Long v.v....
Câu hỏi đặt ra là nguyên thủy phải chăng bà Huyện đã viết:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông vạn mấy nhà
bởi Nguyễn Hưng 04/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
phương thức biểu đạt của bài “Tiếng Hát Tháng Giêng ( Y PHƯƠNG )
Giúp Mình với ạ!
23/11/2022 | 0 Trả lời
-
Về một mua xuân
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Mọc giữa đong sông xang Một bông hoa tím biếc Ơi,con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọi long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về biện pháp tu từ có vị chí nổi bật nhất trong bài thơ "mùa xuân nho nhỏ"
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn BIỂU CẢM về lợi ích của cây CÀ PHÊ.
04/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em hãy viết bài văn kể lạu một trận thi đấu bóng rổ mà em ấn tượng nhất khi bắt đầu vào trường thcs(lớp 7)
07/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em sẽ hành động như thế nào để "những tục lệ tốt đẹp ấy" và "những thức quý của đất mình" luôn có một vị trí quan trọng trong tâm hồn của người Việt? (Trả lời từ 3-5 câu)
Em đang cần gắp ạ!
11/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đọc và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cảnh vật được miêu tả qua màu sắc nào trong bài thơ "Chiều sông thương".
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ giải thích câu ca dao :
"Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân
Cá bụi sò huyết Pước An
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An"
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Nêu những điểm cần chú ý về văn bản thông tin. TT
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
sos . mọi người nhanh giúp mình với
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
đề tài của lừa và ngựa
Giúp Em Vs
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
'Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng, ông quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng.Ngay từ đầu lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết.Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng.Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùng sửng sốt.Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn.Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài'.
Từ nội dung của phần đọc hiểu , em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp được rút ra từ câu chuyên trên.
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! phần trên thui Câu 1 : Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của con mối và con kiến. Qua những từ ngữ ấy , tác giả muốn thể hiện điều gì? Câu 2 : Chỉ ra sự khác nhau trong hình thức kể chuyện của truyện Con mối và Con kiến với các chuyện Đèo cày giữa đường và Ếch ngồi đáy giếng. Câu 3 : Thủ pháp nào đc sd để lm nổi bật đặc điểm của hai con mối và kiến? Câu 4 : Hình ảnh con mối và con kiến để chỉ kiểu ng nào trong xã hội?
05/02/2023 | 0 Trả lời
-
bằng một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật ngụ ngôn mà em yêu thích
08/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! ai giỏi văn thì giúp mình nhé đừng lên gg ạ
19/02/2023 | 1 Trả lời
-
chỉ ra và nêu cách hiểu của em về các từ ngữ được dùng phép nói quá trong các câu sau :
1. " Nhớ đêm dài đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng "
2. " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây súng gửi trời "
3. " Gươm mài đá, đá cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn "
4. " Các bô lão là những kẻ quê mùa, chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son gác tía, chua bao giờ được bàn việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nắm tay, gân mặt, khảng khái tâu lên : Xin đánh, trăm miệng một lời, làm rung chuyển cả một toàn điện Diên Hồng "
Liên quan đến biện pháp tu từ nói quá ạ, mong mọi người giúp mk ạ!
21/02/2023 | 0 Trả lời
-
lập dàn ý ghi lại cảm xúc bài thơ mẹ và quả nguyen khoa diem lớp 7 dàn ý chi tiết nha
văn học lớp 7
24/02/2023 | 0 Trả lời
-
22/03/2023 | 2 Trả lời
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống( trình bày ý kiến phản đối )về các vấn đề của học sinh
26/03/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm hiểu về Vẻ đẹp của cây tre và con người Việt Nam
30/03/2023 | 0 Trả lời
-
có gì mới ở phương tây
có ngày có đêm
có máu và nước mắt
có sói lang và những anh hùng
31/03/2023 | 3 Trả lời
-
Hãy nêu tất cả các văn bản thông tin từ lớp 6 đến lớp 7 sách Ngữ văn Kết nối tri thức
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK tr76 tập 2 KNTT và trả lời câu hỏi: Phát biểu suy luận của em về mối liên hệ giữa chủ đề bài học và loại văn bản chính cần đọc.
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản Những câu chuyện của người thầy
23/04/2023 | 0 Trả lời