YOMEDIA
NONE

Nêu khái niệm, tác dụng của pháp điệp ngữ

Diep ngu la gi? Tac dung cua diep ngu?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Điệp ngữ là việc lặp lại nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn hay trong một bài thơ hay một bài văn.

    DiepTuDiepNgu

    2. Các hình thức điệp ngữ

    a) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự nhấn mạnh

    Buồn trông cửa bể chiều hôm,

    Thuyền trôi thấp thoáng cánh buồn xa xa,

    Buồn trông ngọn nước mới sa,

    Hoa trôi man mác biết là về đâu.

    Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu,

    Chân mây mặt nước một màu xanh xanh.

    Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh,

    Tiếng mưa sầm sập vây quanh chỗ ngồi

    từ "buồn trông" được lặp đi lặp lại là 1 điệp ngữ để làm nổi bật nỗi buồn của Thúy Kiều.

    b) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê

    Hạt gạo làng ta

    Có vị phù sa

    Của sông Kinh Thầy

    Có hương sen thơm

    Trong hồ nước đầy

    Có lời mẹ hát….

    Có bão tháng bẩy

    Có mưa tháng ba

    (Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)

    Việc lặp lại nhiều lần từ có trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp người đọc thấy được: để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó. Cây mạ được cấy xuống không chỉ có phù sa màu mỡ, có hương được chắt lợ cái tinh túy của đất trời, có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tai và tàn phá.

    c) Lặp từ, cụm từ, cả câu nhằm tạo sự khẳng định


    VD: Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực…
    Cách sử dụng điệp ngữ trong câu văn trên có tác dụng khẳng định số lượng hoa phượng ở đây là nhiều vô kể…

      bởi Trần Văn Minh 27/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF