YOMEDIA
NONE

Nêu các dẫn chứng để chứng minh là nói dối có hại

Hãy nêu các dẫn chứng để chứng minh là nói dối có hại.

Nêu các dẫn chứng là một trong các cách chứng minh. Các dẫn chứng phải chân thực, tiêu biểu, đủ số lượng. Khi nêu các dẫn chứng, cũng cần sắp xếp chúng sao cho có hệ thống. Ví dụ, dẫn chứng có thể chia thành các mặt:

- Nói dối có hại cho người nghe.

- Nói dối có hại cho bản thân người nói dối.

- Nói dối tạo bầu không khí nghi ngờ, mất tin cậy nhau.

Theo gợi ý trên, em hãy tìm các dẫn chứng phù hợp.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Chúng ta có lẽ ai cũng từng nghe tới câu chuyện của một chú bé chăn cừu vì muốn trêu chọc mọi người nên đã nói dối rằng có sói. Sau nhiều lần như vậy thì mọi người bắt đầu không còn tin tưởng chú nữa. Điều đó đã dần tới hậu quả đáng buồn là khi có bầy sói thật tới thì không còn ai tin vào những tiếng kêu giúp của chú nữa. Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, có một vấn nạ đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đó chính là vấn đề về sự trung thực. Con người ngày càng trở nên thay đổi và không còn giữa được cho mình những đức tính trung thực nữa. Mọi người rất dễ dàng để nói dối về chính bản thân mình. Và những điều đó đã khiến cho chúng ta gặp rất nhiều những khó khăn, có ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của mỗi người.

    Nói dối là một thói quen rất xấu và cũng là căn bệnh chung của xã hội ngày hôm nay. Nói dối chính là một hành động không trung thực, khiến cho người khác hiểu lầm về những lời nói của mình.. Những hành vi ấy có khả năng khiến cho những người mà mình quen biết sẽ không còn tin mình nữa nếu như họ biết chúng ta nói dối họ nhiều lần. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người có thói quen xấu như vậy sẽ phải sống trong chính những câu chuyện của họ và điều đó sẽ khiến cho bản thân họ không còn có được những thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà sẽ khiến cho đạo đức của họ bị đi xuống, Thậm chí có những khi chính họ sẽ mắc phải căn bệnh tự huyễn hoặc chính bản thân mình rằng họ chính là những con người tài giỏi hoặc tự coi những gì mà họ nói là đúng. Đó là một điều vo cùng nguy hiểm trong xã hội hiện nay.

    Chúng ta có thể thấy rất nhiều những ví dụ liên quan tới những việc nói dối trong cuộc sống hiện nay. Trong công việc, có rất nhiều người không hề học tập được những kết quả tốt, không bao giờ tự cố gắng và đi lên bằng chính sức mạnh của mình. Ấy vậy nhưng họ lại luôn mong có những tấm bằng đẹp. có kết quả tốt để được nhiều người công nhận và cũng để có được những ánh mắt ngưỡng mộ của người khác. Chính bởi lí do như vậy mà có thời gian, vấn nạn bằng giả, học giả đã trở thành một vấn đề nhức nhối ở trong xã hội. Ở đất nước chúng ta, đã từng có biết bao nhiêu kĩ sư, cử nhân nhưng chính bản thân họ có những khi không hề đi học bằng chính những chất xám của mình mà năng lực của họ chỉ được chứng mình qua tấm bằng đại học, thạc sĩ. Để tới khi đi làm tại các công ty thì họ hoàn toàn không thể bắt nhịp được với nhịp làm việc của những người làm cùng với mình.

    Thế nhưng đáng buồn rằng những người luôn nói dối về bằng cấp của mình lại có những khi nắm giữ những chức vụ rất cao trong các cơ quan, làm cho bộ máy hoạt động thêm cồng kềnh. Hay có những khi, bạn có một người bạn rất hay nói dối thì có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng, sẽ chẳng có ai lại muốn làm một người tri kỉ với những người như vây. Bởi họ là những người không trung thực và những lời nói dối của họ khiến cho chúng ta không thể đặt niềm tin quá nhiều ở họ- một trong những yếu tố cấu thành nên tình bạn bền chặt. Hay nếu nói rộng hơn, chẳng hạn như một đất nước mà có quá nhiều những người nói dối, không hề trung thực trong nhiều mặt thì chúng ta cũng rất khó có được cơ hội hợp tác với những quốc gia khác trên thế giới. Lí do là bởi họ cũng không hề tin tưởng vào chất lượng nhân lực của đất nước ta. Khi chúng ta có được những lời khuyên trong sự hợp tác hay công việc thì điều quan trọng nhất chính là đam mê và trung thực. Có được hai yêu tố quan trọng này thì những điều tiếp theo chúng ta hoàn toàn có thể luyện tập một cách tốt nhất. Và điều quan trọng hơn cả là khi mà chúng ta không hề có những sự cố gắng, làm cho nói dối trở thành thói quen thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền giáo dục những em nhỏ của thế hệ sau này.

    Tóm lại, nói dối là một trong những thói quen xấu mà có nhiều tác hại tới con người và sự phát triển của đất nước nhất. Chỉ khi chúng ta luyện tâp cho mình được những thói quen tốt với những cố gắng khắc phục điểm yếu của mình thì chúng ta mới nắm trong tay được những người bạn đích thực ở bên cạnh của mình và được làm việc trong môi trường công bằng, văn minh.

      bởi Mainguyen Jason 20/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Mỗi chúng ta ai sinh ra cũng có một tính cách, một đặc điểm của riêng minh. Ông bà ta thường nói “ cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, đúng thế ba mẹ ta sinh ta ra không thể lựa chọn tính nết cho chúng ta. Có người rất hiền lành, có người rất hung hăng, có người lại vô cùng hòa nhã hay có ngườilaij cộc cằn, khi có người lại nổi nóng,…. Mỗi đức tính đều mang một đặc trưng khác nhau, nhưng đức tính được chia làm hai loại đó là tốt và xấu. một trong những đức tinh rất xấu và mang hại đến cho bản thân ta đó là nói dối.
    Nói dối là một đức tinh vô cùng xấu. từ nhỏ chúng ta đã được học qua các câu chuyện kể của bà, những câu chuyện cổ tích về tác hại của sự nói dối. nói dối cũng có mặt tốt mặt xấu, như bác sĩ nói dối với bệnh nhân để họ vui vẻ sống quãng đời còn lại là nói tốt. nhưng nói dối tốt chỉ là một số ít. Chúng ta cùng đi tìm hiểu “ Nói dối có hại cho bản thân”.
    Chủ đề “Chứng minh Nói dối có hại cho bản thân” được nhắc đến rất nhiều trong chương trình ngữ văn của bậc trung học cơ sở Một trong những chuẩn bị tốt nhất là lập dàn ý cho bài văn với đề “Chứng minh Nói dối có hại cho bản thân”. Để các em có một chuẩn bị tốt thì Bài viết dưới đây Vforum sẽ Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Chứng minh Nói dối có hại cho bản thân” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn.

    DÀN Ý:
    I. Mở bài: giới thiệu “ Nói dối có hại cho bản thân”

    Ví dụ:
    Ông bà ta có câu “ chẳng ai tin người dối trá cho dù họ nói sự thật”, đúng như thế người dối trá luôn là một người dối trá. Nói dối rất có hại cho bản thân để hiểu rõ về vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu “ Nói dối có hại cho bản thân”.
    II. Thân bài: chứng mình “ Nói dối có hại cho bản thân”.
    1. Giải thíhc “ Nói dối có hại cho bản thân”.

    • Nói dối là nói sai sự thật, nói sai những gì mình nghe thấy hay nhìn thấy
    • Nói dối sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi người xung quanh và chính bản thân mình
    • “ một lần bất tín, vạn lần bất tin”

    2. Chứng minh “ Nói dối có hại cho bản thân”.
    - Trong học tập:

    • Khi chúng ta lừa dối bạn bè thầy cô thì chúng ta sẽ không dược tin tưởng
    • Nếu chúng ta nói dối thì sẽ không ai chơi và giao việc cho chúng ta làm, chúng ta sẽ bị tẩy chay.

    - Trong cuộc sống:

    • Mọi người sẽ không tin tưởng ta
    • Mọi người sẽ không ai quan hệ hay chơi với chúng ta
    • Chúng ta sẽ trở nên hư hỏng

    - Trong văn học:

    • Bài học về chú bé chăn cừu nói dối và bị chó sói ăn thịt khi đã nói dối mọi người
    • Lí thông đã nói dối vói nhà vua mình đã giết chằn tinh và cuối cùng đã bị biến thành con thạch sung

    III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về “ Nói dối có hại cho bản thân”.
    Ví dụ: 
    Nói dối là một đức tính không tốt, chúng ta hãy tự mình khiến mình trở nên trung thực và thật thà hơn. Nói dối rất có hại cho bản thân.

    nhớ tick mk ^^

     

      bởi Nhi Chun 16/01/2019
    Like (3) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF