Một số đề thi Học sinh Giỏi môn Ngữ văn lớp 7
Một số đề thi HSG môn ngữ văn lớp 7 .
Trả lời (2)
-
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN HOẰNG HÓAKỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7
NĂM HỌC: 2014 -2015
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi: 17/3/2015
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)Câu 1 (4.0 điểm):
Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ sau:
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.(Hồ Chí Minh- Ngữ văn 7, tập I)
Câu 2 (6.0 điểm):
Cảm nhận của em về đoạn văn sau bằng một văn bản ngắn:
“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
(Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng)
Câu 3 (10 điểm):
Trong văn bản “Lòng yêu nước” (Ngữ văn 6 – Tập 1), nhà văn I. Ê-ren-bua đã viết:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.”
Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương đất nước.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆT YÊNĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN THI: NGỮ VĂN 7
Ngày thi: 3/4/2015
Thời gian làm bài phút, không kể thời gian giao đềCâu 1. (2,0 điểm)
Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt, khi tả cảnh bà con nông dân tuốt lúa trong đêm trăng sáng, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong máy tiếng quay xập xìnhTheo em, ở dòng thơ thứ nhất, trong hai cách ngắt nhịp dưới đây, em chọn cách ngắt nhịp nào? Vì sao?
- Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy.
- Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cho hai câu thơ sau:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.(Hồ Xuân Hương, Bánh trôi nước)
Hãy chỉ ra và phân tích ý nghĩa của quan hệ từ trong hai câu thơ trên.
Câu 3. (4,0 điểm)
Trong văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan, người mẹ nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Theo em, "thế giới kì diệu" đó sẽ là những gì? Hãy viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ của mình về "thế giới kì diệu" đó.
Câu 4. (10,0 điểm)
Các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú nhưng vẫn tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.
Qua các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh (SGK Ngữ văn 7, tập một, NXB giáo dục), em hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,0 điểm):
Trong bài thơ Thăm lúa của Trần Hữu Thung có đoạn:
Người ta bảo không trông
Ai cũng nhủ đừng mong
Riêng em thì em nhớa) Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn trích trên.
b) Chỉ ra các nét nghĩa của mỗi từ trong các từ đồng nghĩa mà em tìm được.
Câu 2 (2,0 điểm):
Viết đoạn văn ngắn (khoảng mười dòng) nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa được thể hiện trong bài thơ sau:
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.Câu 3 (7,0 điểm):
Có ý kiến đã nhận xét rằng:
"Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta."
Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)Câu 1: (8,0 điểm)
MẸ VÀ QUẢ
Nguyễn Khoa ĐiềmNhững mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả mọc rồi lại lặn
Như mặt trời khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên?
b) Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.
Câu 2. (12,0 điểm)
Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh (Sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016) đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Thanh Oai
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn thi: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1. (2.0 điểm)
Tìm câu bị động trong đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy?
Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934. Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ một cái hương vị phương xa. Tác giả Mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
(Theo Hoài Thanh)
Câu 2. (4.0 điểm)
Phân tích ngắn gọn phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích sau:
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
Câu 3. (4.0 điểm)
Hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong khổ thơ sau:
[...] Ôi! Sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về ... Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...(Tố Hữu, Theo chân Bác)
Câu 4. (10.0 điểm)
Nhà văn Pháp Ana- tôn Prăng- xơ từng nói:
Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người.
Câu nói trên giúp em cảm nhận được gì khi học hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh.
bởi Rùa lật ngửa 20/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
-
Tuyển tập 20 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 7 có đáp án và thang điểm
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------------
MÔN : NGỮ VĂN 7
Thời gian : 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4,0 điểm):
Có ý kiến nhận xét rằng:
“Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện
sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta.”
Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, hãy nêu
suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2 (6,0 điểm):
Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm
đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm
sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên .
------------------------------- Hết --------------------------------
Trang 1 -
Tuyển tập 20 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 7 có đáp án và thang điểm
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
MÔN : NGỮ VĂN 7
------------------
Câu 1 (4 điểm):
1.
Yêu cầu về kĩ năng và hình thức
Điểm số
.- Xác định đúng kiểu bài chúng minh nhận định về văn học dân gian (tục ngữ,
ca dao)
- Bài viết có bố cục rõ ràng
- Tình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy
Nội dung
Mở bài
Dẫn dắt vào vấn đề hợp lí
Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái
quát vấn đề.
0,5
Thân bài
Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim người lao động
Thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm
tục ngữ ,ca dao, dân ca…thể hiện đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau,đa
dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân
dân.
1
Thơ ca dân gian “thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp
của nhân dân ta”
- Tình yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên (d
ẫn chứng)
(0,5đ)
- Tính cảm cộng đồng ( dẫn chứng: Dù ai đi…mùng mười tháng
ba,Bầu ơi thương lấy…một giàn…) (0,5đ)
- Tình cảm gia đình (1đ)
+ Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (Con người có
tổ…có nguồn, Ngó lên nuột lạt… báy nhiêu….)
+ Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (Công cha như núi… là
đạo con, Ơn cha nặng …cưu mang, chiều chiều… chín chiều)
+ Tình cảm anh em huynh đệ (anh em như chân… đỡ đần, Chị
ngã em nâng….)
+ Tình cảm vợ chồng (Râu tôm… khen ngon, Thuận vợ thuận
chồng…cũng cạn…)
+ Tình thầy trò( Muốn sang…thầy )
+ Tình yêu đôi lứa (Qua đình….bấy nhiêu…)
2
Kết bài
- Đánh giá khái quát lại vấn đề
- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng
tỏ
0.5
Câu 2 (6điểm)
Yêu cầu chung
Trang 2 -
Tuyển tập 20 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 7 có đáp án và thang điểm
Văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận
văn học).
- Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm
bài, trong đó có kết hợp với phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng một
số bài văn, bài thơ khác để làm phong phú thêm cho bài làm.
- Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn…
Mở bài
Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc
trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về
những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc
sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một
trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm...0,25 điểm
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được viết trong thời
kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong
sáng về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm ấy đã làm
sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước...0,25 điểm
0.5
Thân bài
Làm sáng tỏ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu
được thể hiện qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã
làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước
a) Bài thơ
Tiếng gà trưa
đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi
thơ và tình bà cháu
Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ,
tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ.
- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như
trong tranh hiện ra trong nỗi nhớ:
"Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ …" 0,5 điểm
- Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng:
" - Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt…" 0,5 điểm
- Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương,
chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu:
" Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu " 0,5 điểm
- Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới
từ tiền bán gà - ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ…1 điểm
2.5
b) Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc
thêm tình yêu quê hương đất nước:
- Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân
thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu (0,5 điểm)
- Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người
chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của
mình:
" Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Bà ơi, cũng vì bà…" 0,5 điểm
2.5
Trang 3 -
Tuyển tập 20 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 7 có đáp án và thang điểm
- Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn
trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy
lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu.
(0,5điểm)
- Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm
tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê
hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia
đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc . Những tình cảm
thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ,
như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng…1 điểm
* HS có thể mở rộng và nâng cao bằng việc giới thiệu một số bài thơ khác có
cùng chủ đề viết về bà, về mẹ …
Kết bài
+ Khẳng định lại nội dung bài thơ: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về
những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ
và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
0,25 điểm
+ Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm gia
đình - nguồn sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống
hôm nay, có thể mở rộng và nâng cao qua một số tác phẩm văn học
khác nói về tình cảm gia đình ... 0,25 điểm
0.5
-------------------------------------
Trang 4 -
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (5 điểm). Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“… Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm
nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất
cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng
khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày
khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên
ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao,
hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng
trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ
vừa bước vào …”
(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1).
a. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên. (1điểm)
b. Tìm các từ láy trong đoạn văn . Phân tích tác dụng của các từ láy trong việc diễn
tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong đoạn văn. (2.5 điểm)
c. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và kiểu câu trong câu văn: Cái ấn tượng khắc sâu mãi
mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ
nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. (0.5 điểm)
d. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản. (1.0 điểm)
Câu 2. (5 điểm)
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không
có ý thức bảo vệ môi trường.
-----------Hết------------
Trang 5
bởi Nguyễn Lại Thanh Tâm 11/09/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
phương thức biểu đạt của bài “Tiếng Hát Tháng Giêng ( Y PHƯƠNG )
Giúp Mình với ạ!
23/11/2022 | 0 Trả lời
-
Về một mua xuân
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Mọc giữa đong sông xang Một bông hoa tím biếc Ơi,con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọi long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về biện pháp tu từ có vị chí nổi bật nhất trong bài thơ "mùa xuân nho nhỏ"
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn BIỂU CẢM về lợi ích của cây CÀ PHÊ.
04/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em hãy viết bài văn kể lạu một trận thi đấu bóng rổ mà em ấn tượng nhất khi bắt đầu vào trường thcs(lớp 7)
07/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em sẽ hành động như thế nào để "những tục lệ tốt đẹp ấy" và "những thức quý của đất mình" luôn có một vị trí quan trọng trong tâm hồn của người Việt? (Trả lời từ 3-5 câu)
Em đang cần gắp ạ!
11/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đọc và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cảnh vật được miêu tả qua màu sắc nào trong bài thơ "Chiều sông thương".
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ giải thích câu ca dao :
"Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân
Cá bụi sò huyết Pước An
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An"
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Nêu những điểm cần chú ý về văn bản thông tin. TT
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
sos . mọi người nhanh giúp mình với
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
đề tài của lừa và ngựa
Giúp Em Vs
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
'Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng, ông quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng.Ngay từ đầu lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết.Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng.Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùng sửng sốt.Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn.Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài'.
Từ nội dung của phần đọc hiểu , em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp được rút ra từ câu chuyên trên.
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! phần trên thui Câu 1 : Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của con mối và con kiến. Qua những từ ngữ ấy , tác giả muốn thể hiện điều gì? Câu 2 : Chỉ ra sự khác nhau trong hình thức kể chuyện của truyện Con mối và Con kiến với các chuyện Đèo cày giữa đường và Ếch ngồi đáy giếng. Câu 3 : Thủ pháp nào đc sd để lm nổi bật đặc điểm của hai con mối và kiến? Câu 4 : Hình ảnh con mối và con kiến để chỉ kiểu ng nào trong xã hội?
05/02/2023 | 0 Trả lời
-
bằng một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật ngụ ngôn mà em yêu thích
08/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! ai giỏi văn thì giúp mình nhé đừng lên gg ạ
19/02/2023 | 1 Trả lời
-
chỉ ra và nêu cách hiểu của em về các từ ngữ được dùng phép nói quá trong các câu sau :
1. " Nhớ đêm dài đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng "
2. " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây súng gửi trời "
3. " Gươm mài đá, đá cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn "
4. " Các bô lão là những kẻ quê mùa, chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son gác tía, chua bao giờ được bàn việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nắm tay, gân mặt, khảng khái tâu lên : Xin đánh, trăm miệng một lời, làm rung chuyển cả một toàn điện Diên Hồng "
Liên quan đến biện pháp tu từ nói quá ạ, mong mọi người giúp mk ạ!
21/02/2023 | 0 Trả lời
-
lập dàn ý ghi lại cảm xúc bài thơ mẹ và quả nguyen khoa diem lớp 7 dàn ý chi tiết nha
văn học lớp 7
24/02/2023 | 0 Trả lời
-
22/03/2023 | 2 Trả lời
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống( trình bày ý kiến phản đối )về các vấn đề của học sinh
26/03/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm hiểu về Vẻ đẹp của cây tre và con người Việt Nam
30/03/2023 | 0 Trả lời
-
có gì mới ở phương tây
có ngày có đêm
có máu và nước mắt
có sói lang và những anh hùng
31/03/2023 | 3 Trả lời
-
Hãy nêu tất cả các văn bản thông tin từ lớp 6 đến lớp 7 sách Ngữ văn Kết nối tri thức
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK tr76 tập 2 KNTT và trả lời câu hỏi: Phát biểu suy luận của em về mối liên hệ giữa chủ đề bài học và loại văn bản chính cần đọc.
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản Những câu chuyện của người thầy
23/04/2023 | 0 Trả lời