YOMEDIA
NONE

Lập dàn ý Giải tích nội dung lời khuyên của Lê-nin Hoc, học nữa, học mãi

Mọi người có ai có dàn bài của đề "em hãy giải tích nội dung lời khuyên của lê nin: Hoc, học nữa, học mãi" ko ạ Có thể cho mình tham khảo không ạ. Cảm ơn

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • I/ Mở bài
    - Trên con đường tiến tới đài vinh quang của nhân loại, chẳng bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng.
    - Qua đó Lê-nin đã nhắc nhở chúng ta về thái độ học tập không ngừng bằng một câu nói nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi.
    II/ Thân bài

    1)Giải thích ngắn ( là gì ? )
    - “Học” là sự kế thừa những kiến thức mà ông cha ta để lại.
    - Khi học chúng ta phải tìm hiểu và mở rộng các kiến thức đã thu nhân được từ thế giới xung quanh.
    - “Học nữa” là chúng ta phải học từ trình độ này đến trình độ khác.
    - Nâng cao trình độ và sự hiểu biết của mình về mọi mặt và ở bất cứ nơi nào
    - “Học mãi” có nghĩa là chúng ta phải không ngừng học tập.
    - Phải luôn luôn tìm tòi và nghiên cứu những kiến thức mà ta đã học được.
    - Từ ngàn xưa, lợi ích của việc học tập là đúc kết những tinh túy và áp dụng chúng vào cuộc sống.
    - Chỉ khi có học thức chúng ta mới có thể góp phần đem lại một xã hội văn minh và tiến bộ.
    - Như thế lời dạy của Lê-nin mang hàm ý khuyên răn chúng ta phải học hỏi không ngừng và học suốt đời.

    2)Lý giải cơ sở nảy sinh vấn đề (Tại sao?)
    * LĐ1:
    - Kiến thức mà ta biết chỉ là một giọt nước, còn những điều ta chưa biết là biển cả.
    +Chỉ có học tập mới giúp ta thỏa mãn sự hiểu biết và sự tò mò của con người.
    +Học là con đường ngắn nhất trong hành trình đến với tri thức.

    *LĐ2:
    - Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi con người
    +nghĩa vụ: ai cũng phải học tập để có nền tảng kiến thức, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ Quốc
    + trách nhiệm: học tập phải là một quá trình nghiêm túc, góp phần xóa nạn mù chữ ở nước ta
    +quyền lợi: ai cũng có quyền được học, được trở thành người văn minh, có tri thức

    *LĐ3:
    - Học tập đem lại lợi ích cho bản thân
    + bảo vệ bản thân
    + tự nuôi sống bản thân
    - Và qua đó ta cũng có thể khẳng định giá trị của mình qua những kiến thức mà ta đã áp dụng.

    3) Phương hướng vận dụng (Như thế nào?)
    - Chúng ta phải cố gắng học tập thật chăm chỉ.
    - Với mỗi con người sẽ có nhiều cách học khác nhau, nhưng quan trọng nhất là học phải đi đôi với hành.
    - phải luôn học tập không ngừng (qua mỗi giờ trên Trái Đất lại có thêm một phát minh mới ra đời)
    - học ở nhà trường và tham khào thêm nhiều từ sách vở, từ kinh nghiệm của mọi người xung quanh
    - Nhân vật điển hình
    + nhà bác học nổi tiếng Đắc-uyn : “ Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học”.
    +Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam.
    (Bác đã không ngừng học hỏi từ các nước láng giềng và đem những tinh túy ấy áp dụng vào nước ta.)
    - Qua đó đã góp phần nâng lên giá trị chân lí của Lê-nin.

    4) Phê phán:
    - Trong trường học: có những học sinh lười biếng không chăm chỉ học hành, kiến thức dở dang
    - Trong xã hội: những người tự kiêu mãn nguyện với những gì mình đã làm được, nên không chịu tiếp tục học hỏi.

    III/ Kết bài:
    - Câu nói: “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin là câu nói mang ý nghĩa nhân văn lớn cho con người.
    - Nó sẽ luôn là một ngọn đèn sáng soi đường dẫn lối cho chúng ta bước tới đài vinh quang của nhân loại

      bởi Biết Tuốt 24/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON