YOMEDIA
NONE

Lập dàn ý giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

Lập dàn ý giúp mk nha mọi người, đề nè:

1) hãy giải thích câu tục ngữ "uống nước nhớ nguồn"

2) hãy giải thích câu nói của Lê-nin: "Học, học nữa, học mãi"

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 1

    I. Mở bài

    Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

    Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

    II. Thân bài

    1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

    Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

    Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

    Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

    2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

    - Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

    - Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

    - Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

    Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

    Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

    ... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

    3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

    -Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

    - Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

    - Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

    III. Kết bài

    - Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

    - Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

    Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

    2

    I. Mở bài: giới thiệu vấn đề “ Học, học nữa, học mãi”
    Đối với mỗi con người chúng ta, việc học tập là vô cùng cần thiết và quan trọng. học để chúng ta lĩnh hội kiến thức và phục vụ cho công việc, cho cuộc sống sau này. Chính vì thế mà việc học là một việc mỗi con người chúng ta đều phải học. nhưng học như thế nào cho đúng, cho hiệu quả thì ai có thể làm được. nhà triết học Lê- Nin đã có một câu nói về cách học mà chúng ta cần phải học hỏi, đó là “ Học, học nữa, học mãi”. Để biết rõ hơn về câu nói này, ta cùng đi tìm hiểu thế nào là “ Học, học nữa, học mãi”

    II. Thân bài
    1. Giải thích thế nào là “ Học, học nữa, học mãi”

    - Học: là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức.
    - Học nữa: “ học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì “ học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.
    - Học mãi: học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.

    2. Ý nghĩa của việc “ Học, học nữa, học mãi”
    - Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội
    - Xã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ. nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội.
    - Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học.

    3. Nên học tập ở đâu và phương pháp học
    - Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….
    - Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,….
    - Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.

    4. Nêu những lối học sai lầm
    - Học tủ, học vẹt,….
    - Học vì lợi ích
    - Học vì ép buột

    III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về “ Học, học nữa, học mãi”
    Việc học là một việc rất bổ ích và quan trọng với mỗi chúng ta. Nhờ vào học tập mà ta có công việc, có chỗ đứng trong xã hội, có được niềm tin yêu của mọi người. Câu nói của Lê- Nin khuyên ta nên học ở mọi lúc, mọi nơi đâu có thể. Chính vì thế hãy “ Học, học nữa, học mãi” .
    k nha

      bởi Thuỳy Linhh 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF