YOMEDIA
NONE

Lập dàn ý giải thích câu tục ngữ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ

Lập dàn ý cho đề bài sau:

Hãy giải thích câu tục ngữ : Tay làm hàm nhai,tay quai miệng trễ

(Giúp mink nha mink đg cần gấp)

***Thanh you***

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • . Mở bài
    – Trong tục ngữ nhân dân ta đã nêu lên nhiều kinh nghiệm qụý báu về lao động, về thái độ đối với lao động, tục ngữ khuyên nhủ chúng ta:
    Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
    Và phê phán: Giàu đâu nghững kẻ ngủ trưa
    Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.
    II. Thân bài
    1. Câu tục ngữ khuyên nhu mọi người phải chăm chỉ làm việc.

    a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trề.
    – Câu tục ngữ có hai vế, mỗi vế nêu lên một thái độ đối với lao động.
    – Tay là cơ quan quan trọng nhất của con người làm việc.
    Hình ảnh bàn tay ở đây tượng trưng cho con người. Tay làm là hình ảnh con người chăm chỉ, tay quai là hình ảnh con người lười biếng, không chịu làm việc .
    Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
    Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày
    – Hàm và miệng là cơ quan giúp cho con người ăn uống. Hình ảnh hàm và miệng ở đây tượng trưng cho cuộc sống của cơn người. Người chăm chỉ mới có cái để ăn (liên hệ với câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn. Không dưng ai dễ đem phần đến cho), nói rộng ra người có chăm làm cuộc sống mới được đảm bảo, kẻ lười biếng thì chẳng có gì đề ăn. Nói rộng ra kẻ lười biếng cuộc sống sẽ khổ sở, thiếu thôn.
    – Câu tục ngữ khuyên mọi người cần chăm chỉ lao động, chê trách thái độ lười biếng.
    b. Nêu dẫn chứng chứng minh người lao động chăm chỉ sẽ có một cuộc sống no đủ tốt đẹp. (Lây các dẫn chứng trong cuộc sống thực tế ở xung quanh, có thể nêu lên cụ thể).
    – Người nông dân chăm chỉ cày sâu cuốc bẫm, mùa đến sẽ, thu hoạch tốt.
    – Người công nhân chăm chỉ, có tay nghề giỏi sẽ có năng suất cao do đó lương cao, được thưởng nhiều. Cuộc sống vì thế sẽ sung túc.
    – Người thợ thủ công chăm chỉ làm ra được nhiều sản phẩm, thu nhập cao. Vì thế gia đình có cuộc sổng đầy đủ.

    2. Các câu tục ngữ phê phán thái độ lười biếng trong lao động.
    a. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ
    – Vế thứ hai của câu tục ngữ đều nêu lên một thực tế trái ngược với vế thứ nhất: Kẻ lười biếng không có miếng ăn.
    – Câu tục ngữ thứ hai phê phán thói lười biếng cũng bằng cách nêu ra hậu quả của thái độ đó. Ngủ trưa, ngủ dậy muộn để trốn tránh công việc (không phải ngủ vào buổi trưa), say sưa rượu chè be bét thì không mong gì giàu sang.
    – Kết hợp cả hai câu tục ngữ chúng ta thấy, những kẻ lười biếng thì ngay miếng ăn hàng ngày cũng không có, sự giàu sang càng là một điều viển vông. Bằng sự phê phán đó, các câu tục ngữ trên góp phần khắng định cần thiết phải chăm chỉ lao động.
    b. Chứng minh kẻ lười biếng sẽ khổ sở (Lấy dẫn chứng trong thực tể cuộc sống ở xung quanh).

    – Kẻ làm ruộng mà lười, sản phẩm sẽ ít, lương thấp lại không được thưởng. Cuộc sống khó khăn.

    – Bất cứ kẻ nào, làm nghề gì mà lười cũng chịu hậu quả là thu nhập thấp, đời sống khó khăn.

    – Những thanh niên sa vào nghiện ngập rượu chè, hút chích, hêroin vừa hại sức khỏe, vừa suy sụp tài sản, mất nhân tính và đi đến bệnh tật, tử vong (báo Công An Thành phố HCM có đăng rất nhiều bài).
    – Thái độ lao động biểu hiện đạo đức của con người chăm chỉ lao động, cần cù làm việc là phẩm chất của người tốt. Lười biếng (ngu muộn, làm muộn, về sớm, chỉ ham rượu chè mà không ham làm việc..) là tính xấu mỗi người cần tránh xa.
    – Các câu tục ngữ trên có giá trị khuyên nhủ mọi người có thái độ đúng với lao động.
    3. Kết bài : Khẳng định lại vai trò của việc lao động chăm chỉ.

      bởi Nguyễn Hoàng Nam 03/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF