Lập dàn ý chi tiết cho đề văn dân gian ta có câu gần mực thì đen gần đèn thì rạng nhưng có bạn nói rằng .... chưa chắc đã rạng.
Trả lời (10)
-
Bài hơi dài nha bạn^^ đây là ảnh 1bởi Vietanh Tran 01/03/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
-
đây là ảnh 2bởi Vietanh Tran 01/03/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
-
đây là ảnh 3bởi Vietanh Tran 01/03/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
-
đây là ảnh 4bởi Vietanh Tran 01/03/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
-
đây là ảnh 5bởi Vietanh Tran 01/03/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
-
đây là ảnh 5bởi Vietanh Tran 01/03/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
-
đây là ảnh 7. Chúc bạn học tốt^^bởi Vietanh Tran 01/03/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
-
I. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Ví dụ: Có thể nói những câu tục ngữ và ca dao có vai trò vô cùng quan trọng, một trong những ý nghĩa quan trọng đó là dạy bảo chúng ta về những thói hư trong cuộc sống, những cách ứng xử vô cùng ý nghĩa và những bài học về cách làm người. Một trong những câu tục ngữ có ý nghĩa dạy dỗ sâu sắc về chọn bạn mà chơi đó là câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.
II. Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
– Nghĩa bóng:
+ Mực là mực viết, khi gần mực, dùng mực thì chúng ta sẽ bị vấy bẩn, dính mực và đen
+ Đèn là ánh sáng, nơi phát ra ánh sáng, gần nơi sáng sủa thì chúng ta cũng sáng
– Nghĩa đen:
+ Nếu chúng ta gần những cái xấu xa thì chúng ta cũng trở nên xấu xa và hư hỏng như vậy
+ Khi chúng ta gần những cái tốt, cái đẹp thì chúng ta sẽ có những điều tốt đẹp và tươi sáng
2. Những biểu hiện về câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
- Những đứa trẻ hư chơi với nhau sẽ hư, chơi với những đứa trẻ hư sẽ trở nên hư hỏng
- Những đứa trẻ tốt, sáng sủa chơi với nhau thì chỉ có tốt đẹp và sáng hơn
- Những đứa trẻ xấu khi chơi với những đứa trẻ tốt cũng sẽ trở nên tốt đẹp
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Ví dụ: Câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng là một câu tục ngữ rất đúng. Chúng ta nên chọn bạn mà chơi trong học tập cũng như trong công việc.
Có thể bạn quan tâm: Bài văn mẫu chứng minh câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Dàn ý chi tiết 1:
I. Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Ví dụ: Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ
a. Nghĩa đen
– Mực: là một loại mực mà người xưa thường dùng để viết, để sử dụng được mực này phải rất khó khăn. Mực này màu đen và dễ bị dính bẩn.
– Đèn: là một vật dụng được thắp sáng trong gia đình, đây là một dụng cụ rất hữu ích.
b. Nghĩa bóng
– Mực: lấy hình ảnh của mực đen, thể hiện cho những điều xấu xa, tiêu cực và sai trái trong cuộc sống.
– Đèn: đèn là hình ảnh của ánh sáng thể hiện cho sự trong sáng, tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực.
2. Bình luận câu tục ngữ
– Hoàn cảnh sống quyết định mỗi con người, hoàn cảnh tốt thì con người tốt, yêu thương chan hòa
– Hoàn cảnh khó khăn thì gây nên những con người xấu xa
– Khi chơi với bạn tốt thì sẽ tốt
– Khi chơi với bạn xấu thì sẽ xấu
– Câu tục ngữ là một lời dạy hết sức ý nghĩa và đúng đắn
– Nên học tập và làm theo câu tục ngữ
3. Ý nghĩa của câu tục ngữ
a. Đối với gia đình
– Gia đình hạnh phúc ấm no thì con gái ngoan hiền, lễ phép và học giỏi
– Gia đình bất hòa thì con cái sẽ vô lễ, hư hỏng
b. Đối với xã hội
– Khi tiếp xúc và giao du với bạn xấu sẽ học những thói hư tật xấu và trở nên hư hỏng
– Khi chơi với bạn tốt thì sẽ trở thành một người con tốt, một học sinh con ngoan trò giỏi
– Giúp đỡ những bạn xấu theo những điều tốt đẹp
III. Kết bài: Nêu cảm nhận về câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Ví dụ: Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là một câu tục ngữ hết sức ý nghĩa. Câu tục ngữ khuyên ta nên học những điều hay lẽ phải và tránh xa những điều sai trái, xấu xa. Để trở thành một con người tốt và ý nghĩa, chúng ta nên học tập theo câu tục ngữ.
Tham khảo thêm một số mẫu bài Giải thích câu nói Học học nữa học mãi (Lê-nin)
Dàn ý chi tiết 2:
I. Mở bài:
- Tục ngữ là những lời khuyên răn của ông cha dành cho con cháu
- Môi trường sống và những người xung quanh ảnh hưởng tới nhân cách và đạo đức của con người.
- Vậy nên ông cha đã dạy bảo con cháu qua câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".
II. Thân bài:
- Giải thích câu tục ngữ:
+ "Mực": Là loại mực Tàu thường được các thầy đồ dùng để viết chữ thời xưa, có màu đen tuyền
+ "Đèn": Là vật dụng dùng để thắp sáng cho con người.
+ "Gần mực thì đen": Tức là nếu ở gần mực sẽ bị dây bẩn, lấm lem
+ "Gần đèn thì rạng": Tức là nếu gần ánh sáng những nơi có ánh sáng thì cũng sẽ được chiếu sáng, rạng rỡ.
- Nghĩa bóng:
+ "Mực": Tức là những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.
+ "Đèn": Tức là những điều tốt đẹp, tích cực.
+ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng": Muốn khuyên mọi người, nhất là lớp trẻ cần biết "chọn bạn mà chơi", chọn những con người tốt đẹp để học được những điều hay, điều phải trong cuộc sống.
=> Ý nghĩa của cả câu tục ngữ: Ông cha ta muốn răn dạy con cháu rằng trong cuộc sống phải biết học những điều tốt đẹp, chọn những người bạn tốt để học được điều hay. Nên tránh xa những cái xấu, cái tiêu cực, thói hư tật xấu, không lành mạnh dễ ảnh hưởng trở thành người xấu.
- Dẫn chứng:
+ Mẹ của Trang Tử ba lần chuyển trường học cho con.
+ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã lánh xa chốn quan trường đầy những âm mưu đen tối để về làm bạn cùng núi rừng "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao".
- Liên hệ với thực tế hiện nay: Lời khuyên răn của ông cha còn nguyên giá trị
+ Đối với gia đình: Một gia đình hạnh phúc, bố mẹ luôn giáo dục con cái, hướng con cái tới những điều tốt đẹp thì chúng sẽ trở thành những người có ích cho xã hội. Ngược lại gia đình bố mẹ bất hòa, con cái sẽ dễ dẫn tới sa ngã, thành những người xấu.
+ Đối với xã hội: Phải luôn biết chọn người để giao lưu học hỏi, biết chọn lựa những người có đạo đức, ngay thẳng để học được những điều hay. Nếu gặp những người bạn chưa tốt, có thể khuyên răn để họ trở thành những người tốt hơn.
III. Kết bài:
- Rút ra bài học cho bản thân từ câu tục ngữ
- Cần học tập rèn luyện để xứng đáng với lời dạy của cha ông để lại.
Dàn ý chi tiết 3:
I. Mở bài
– Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức, nhân cách.
– Người xưa đã đúc kết: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
II. Thân bài
1. Giải thích:
+ Mực: là thỏi mực Tàu màu đen, mài ra hòa với nước dùng để viết chữ Hán. Nghĩa bóng: chỉ những điều xấu xa, tiêu cực.
+ Đèn: là vật để thắp sáng. Nghĩa bóng: tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực.
=> Ý nghĩa của cả câu tục ngữ:
– Hoàn cảnh sống tốt thì con người sẽ tốt, hoàn cảnh sống xấu con người sẽ xấu.
– Khuyên mọi người không nên gần gũi kẻ xấu, nên chọn bạn tốt mà chơi để học được điều hay, lẽ phải.
2. Bình luận câu tục ngữ
- Quan hệ trong gia đình:
+ Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo.
+ Gia đình bất hòa, con cái dễ hư hỏng. (Dẫn chứng)
- Quan hệ trong xã hội:
+ Giao du với kẻ xấu dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. (Dẫn chứng)
+ Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều hay. (Dẫn chứng)
+ Gặp bạn chưa tốt nên cố gắng giúp đỡ, cảm hóa để giúp bạn tiến bộ. (Dẫn chứng)
III. Kết bài
– Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nêu lên một trong nhiều kinh nghiệm sống ở đời.
– Bản thân cũng rút ra được bài học bổ ích.
BÀI VĂN MẪU THAM KHẢO CHỨNG MINH, GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ GẦN MỰC THÌ ĐEN GẦN ĐÈN THÌ SÁNG
Cùng với thành ngữ, tục ngữ là hòn ngọc quý trong tiếng nói của dân tộc Việt Nam ta. Tục ngữ thường truyền đạt những kinh nghiệm sống thiết thực của ông cha ta cho các thế hệ nối tiếp. Nhằm mục đích khuyên bảo dạy dỗ thanh niên học sinh phải biết “chọn bạn mà chơi” tục ngữ Việt Nam có câu: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Câu tục ngữ này có ý nghĩa như thế nào?
“Mực” là một chất liệu dùng để viết, có màu đen. “Đèn” là dụng cụ dùng để thắp sáng. Như vậy, câu tục ngữ có hai vế đối nhau rất chuẩn theo kiểu đối ngữ tương hỗ mực - đèn, và đối ngữ tương phản đen - sáng. Tầng nghĩa đen của câu tục ngữ cho rằng người học sinh tiếp xúc thường xuyên với mực rất dễ bị bẩn do mực dính vào tay chân, quần áo. Trái lại, các em ngồi gần ánh đèn đang thắp, ánh sáng sẽ tỏa khắp nơi các em ngồi. Tầng nghĩa bóng thể hiện ý nghĩa: nếu chúng ta tiếp xúc, gần gũi với môi trường sống xấu xa, không lành mạnh thì dễ bị ảnh hưởng thói hư tật xấu, có hại cho bản thân. Ngược lại, nếu chúng ta quan hệ với những người sống tốt đẹp sẽ dễ dàng học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, có ích cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
Vì sao lại nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”? Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, con người rất dễ thích nghi với hoàn cảnh và chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của hoàn cảnh. Nếu ở môi trường xung quanh chúng ta, cái xấu lấn chiếm cái tốt, bóng tối bao trùm ánh sáng thì chúng ta sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Vả lại, cũng có những người sống trong môi trường xấu mà có tài năng, ý chí, có đạo đức muốn làm việc tốt giúp đời luôn bị kẻ xấu cản trở, thậm chí bị cô lập, trở thành người bơ vơ, lạc lõng. Trong khi đó nếu sống gần những người tốt thì chúng ta ngày càng được hướng đến cái chân – thiện – mĩ. Việc làm của những người tốt luôn là tấm gương sáng để chúng ta nhìn vào đó mà soi xét, tu chỉnh bản thân mình. Chẳng hạn một người xấu nhưng được may mắn sống gần những người tốt, luôn được những người đó phê bình góp ý, cảm hóa thì sẽ khắc phục được khuyết điểm và dần trở thành người tốt. Hay một học sinh học tập còn yếu nhưng thường ngày đi học, được ngồi gần, được chơi chung với các bạn tốt, được sự chỉ dẫn tận tình, chu đáo của các bạn học giỏi thì sẽ rất mau tiến bộ trên con đường học tập và rèn luyện.
Nhìn chung, môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng đó có giới hạn. Sự nỗ lực chủ quan, ý chí phấn đấu vươn lên của con người mới là yếu tố quyết định nhất. Cho nên Disraeli có nói một câu bất hủ: “Con người đâu có phải là sự tạo nên của hoàn cảnh, hoàn cảnh là sự tạo nên của con người”.
Thật vậy, có nhiều người sống trong môi trường xấu, nhưng vẫn luôn giữ được bản chất thanh cao, trong sáng của tâm hồn mình. Bác Hồ vô vàn kính yêu của chúng ta là một điển hình. Trong những ngày giam cầm vô cớ tại nhà tù của Quốc dân đảng ở Quảng Tây, Trung Quốc, Người sống trong một môi trường xấu, thiếu thốn mọi mặt, bị hành hạ về thể xác, vậy mà, người chiến sĩ cách mạng ấy không hề bị “nao núng tinh thần” nhờ vào lí tưởng chiến đấu cao đẹp, lòng yêu nước thương dân, niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi ngày mai. Bởi thế, mọi người gọi Người là bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng”.
Và đây cũng là một tấm gương sáng vô ngần:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
(Ca dao)
Bài thơ tả vẻ đẹp của hoa sen nhưng thật ra cái nghĩa hàm ẩn sâu xa muốn đề cao phẩm chất “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” của con người. Phải chăng bài ca dao trên “là tiếng nói của một nhà nho nào đó, tự hào đã giữ bản chất trong trắng của mình giữa cuộc sống đầy rẫy những bùn nhơ như là bọn buôn danh bán lợi”. Phải chăng tiếng nói đáng thương ấy muốn “phân trần với mọi người xung quanh trong một cái xã hội mà những gì trong trắng không dễ gì được mọi người tin”?
Ngược lại với những tấm gương nói trên, có trường hợp con người sống trong môi trường tốt mà vẫn bị hư hỏng, thoái hóa, biến chất. Đó là bọn người cơ hội, tham nhũng, ăn không ngồi rồi, sống chỉ biết có cái tôi cá nhân nhỏ bé, chật hẹp của mình mà không nghĩ đến lợi ích của người khác.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên tìm cách tránh xa những người xấu. Đối với người xấu, chúng ta cần tìm hiểu, giúp đỡ, cảm hóa họ thành những người tốt bằng tấm lòng khoan dung độ lượng, nhân ái của mình. Nếu cần thiết, chúng ta có thể nhờ đến các đoàn thể, các tổ chức xã hội thuyết phục và tạo điều kiện thuận lợi cho họ. Được như thế, chúng ta mới là con người sống có trách nhiệm, sống vì mọi người.
Tóm lại, lời dạy của câu tục ngữ trên đây có ý nghĩa thiết thực trong xã hội. Theo lời dạy của câu tục ngữ, chúng ta cần phải biết “chọn bạn mà chơi” cũng như tự rèn luyện bản thân mình để có bản lĩnh vững vàng, đặc biệt là không được chạy theo những cám dỗ vật chất tầm thường làm ảnh hưởng đến nhân cách. Hơn thế nữa, chúng ta cần có thái độ dứt khoát, rõ ràng trước mọi vấn đề diễn ra trong cuộc sống.
bởi Lê Xuân Bình 07/05/2020Like (0) Báo cáo sai phạm -
* Dàn ý tham khảo
1, Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
- Nêu vấn đề
2, Thân bài
a, Giải thích
- Giải thích từng từ ngữ: "mực","đen","đèn","sáng".
Giải thích theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
b, Phân tích nghệ thuật lặp từ ngữ, lướt qua nhưng không thể thiếu,giúp mọi người dễ nhớ, dễ hiểu
"Gần....gần"
c, Chứng minh
- Jack Ma, Bin gate,...
- Những người mắc nhiều lỗi sai trong cuộc sống
d, Bình luận
- Ông cha ta đã căn dặn "Chọn bạn mà chơi, chọn thầy mà học". Nếu chúng ta chơi đúng bạn, chơi với những người bạn tốt thì chúng ta sẽ trở thành người tốt. Nếu chúng ta học những người thầy giỏi chúng ta sẽ trở thành nhân tài của đất nước.
- Việc chọn bạn tốt, thầy tốt, môi trường tốt sẽ rất có lợi cho sự phát triển của chúng ta.
- Tuy nhiên, có những bạn không chơi với bạn tốt, được học trong môi trường tốt nhưng họ vẫn giỏi bởi lẽ họ biết cách làm cho mình hơn người khác.
- Bạn có giỏi hay không, tốt hay xấu đều do bạn quyết định, yếu tố khách quan chỉ là ngoại lệ.
e, Liên hệ
3, Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".
BÀI VĂN MẪU THAM KHẢO CHỨNG MINH, GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ GẦN MỰC THÌ ĐEN GẦN ĐÈN THÌ SÁNG
Nhân dân ta có một kho tàng tục ngữ vô cùng quý báu. Câu tục ngữ "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" thể hiện sâu sắc lời dạy của cha ông về cách sống.
Câu tục ngữ trên thật đúng nhưng có ban không tán thành. Chúng ta cần phân tích và tìm hiểu chi tiết để biết được ý nghĩa và bài học mà câu tục ngữ thể hiện.
Về nghĩa đen, mực là một chất lỏng được dùng để viết hoặc vẽ. Nó có màu đậm, thường là màu đen và khó tẩy rửa. Khi sử dụng nó ai cũng phải cẩn thận nếu không mực sẽ làm bẩn lên tay, lên áo hay lên tường.
"Rạng" ở đây có nghĩa là sáng. Còn đen và vật dùng để thắp sáng. Đèn điện, đèn pin hay đèn dầu đều là những thứ rất hữu ích đối với cuộc sống của con người. Nhờ có đèn, chúng ta mới có ánh sáng để học tập, làm việc. Đèn soi sáng cả những nơi mặt trời không thể chiếu rọi. Đèn xua tan bóng tối, giúp người nhìn rõ mọi vật xung quanh. Đúng như lời nhận định "gần đèn thì sáng".
Như vậy, xét theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn thể hiện: nếu như chúng ta tiếp xúc gần mực sẽ bị bôi bẩn, bị đen; ngược lại nếu chúng ta ở gần đèn thì chúng ta sẽ được đèn soi sáng, do đó mà trở lên sáng suốt tinh tường hơn.
Không chỉ dừng ở đó, câu tục ngữ còn mang một hàm ngĩa khác. Đó chính là: hoàn cảnh sống tác động đến nhân cách con người như thế nào. Mực là chỉ hoàn cảnh không tốt, môi trường sống không lành mạnh. Đèn là chỉ môi trường sống tích cực. Như thế có nghĩa là khi người ta sống trong môi trường không tốt thì nhân cách dễ bị tha hóa, dẽ làm điều sai trái và sa ngã và ngược lài, nếu như được giáo dục trong môi trường lành mạnh thì con người có thể rèn luyện được tích cách của mình cho tốt.
Về cơ bản thì câu tục ngữ này đúng. Hoàn cảnh tác động và chi phối đến nhân cách chúng ta rất nhiều. Trẻ con sinh ra giống như một tờ giấy trắng. Những gì ta giáo dục, môi trường tác động đến nó như thế nào thì nó sẽ trở thành một con người như thế ấy. Nếu xung quanh bạn luôn có những người tốt, sống tích cực thì bạn cũng sẽ học được ở họ nhiều điều hay. Và ngược lại, nếu quanh bạn chỉ toàn những người xấu thì hoàn cảnh tiêu cực ấy cũng sẽ dần làm bạn tha hóa về nhân cách.
Cũng như trong một lớp học, nếu chúng ta chơi nhiều những bạn xấu thì chúng ta dễ bị rủ rê và lôi cuốn. Ta sẽ trở thành một người không tốt, không chịu học hành và dễ xa vào tệ nạn xã hội. Nhưng nếu ta chơi với nhiều bạn học giỏi, chăm chỉ thì ta sẽ có điều kiện để tiến bộ. Bạn cho ta những kiến thức mà bản thân ta bị thiếu hụt. Bạn dạy ta những điều tốt đẹp bổ ích thiết thực cho cuộc đời. Gần những người biết quan tâm đến những người khác tâm hồn ta cũng trở nên trong sáng hơn giàu tình yêu thương hơn. Nhưng cũng đùng vì thế mà thiếu quan tâm đến những người bạn xấu.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Hồ Chí Minh là người lãnh tụ vĩ đại là mặt trời soi sáng cho cả dân tộc. Ở thời gian ấy biết bao những anh bộ đội cụ hồ đã sống đã chiến đấu noi gương theo phẩm chất của Người. Chính họ đã làm nên ngững chiến công oanh liệt, giải phóng quê hương, đất nước. Những đức tính của Người. Chính họ đã làm nên những chiến công oanh liệt giải phóng quê hương đất nước. Những đức tính của Người được ảnh hưởng, rèn luyện trong cuộc sống, trong chiến đấu từ những tấm gương sáng mà tiêu biểu là Bác Hồ. (Đó là lòng yêu nước tinh thần đoàn kết, tình yêu thương đồng bào, đồng chí, đó là thái độ chiến đấu hết mình hi sinh tất cả cho độc lập tự do). Nếu không có ánh sáng của Đảng dẫn đường nếu không có một môi trường tốt đẹp thì không có thể nào sản sinh ra được những con người tuyệt vời ấy. Câu tục ngữ "gần mực thì đen gần đèn thì rạng" luôn có ý nghĩa trong thực tế.
Bởi vậy dân gian ta cũng có câu: "Ở chọn nơi, chơi chọn bạn" hay "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài". Hay như ngày xưa, bà mẹ của thầy Mạnh Tử đã chuyển nhà đến ba lần để chọn môi trường sống tốt cho con mình. Điểm cuối cùng bà chọn là trường học. Vì bà cho rằng, hàng ngày khi thấy học sinh ngoan ngoãn, lễ phép biết học hỏi thì Mạnh Tử theo đó mà cũng bắt chước được những điểm tốt đấy. Mà sau này Mạnh Tử đã trở thành một bậc tài nổi tiếng, được tôn vinh đến muôn đời.
Thế nhưng câu tục ngữ cũng chưa hoàn toàn đúng. Có rất nhiều người trong hoàn cảnh bị hạn chế, cái xấu luôn vây quanh nhưng họ vẫn không chịu tác động không trở thành con người xấu. Đó là những người có ý chí vươn lên, giàu nghị lực kiên cường trong cuộc sống. Ngược lại cũng có người được giáo dục tốt nhưng lại trở nên hư hỏng tự mình phá hủy nhân cách của mình. Dân gian ta đã lấy loài sen làm biểu tượng cho nhân cách cao đẹp "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Và Hồ Chí Minh là tấm gương cao đẹp cho bao thế hệ Việt Nam noi theo, dù có sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu thì Người vẫn luôn giữ được nhân cách sáng ngời, luôn chèo lái con thuyền cách mạng để đưa đất nước tới bến bờ độc lập.
Rõ ràng tốt xấu là tượng trưng của mực và đen. Chúng ta cần tránh xa những cái xấu, không để cái xấu của người khác là cạm bẫy đối với ta. Cái tốt của năng lực hay của đạo đức ta cũng đều học tập để không ngừng vươn lên trong quá trình "rèn đức luyện tài". Là một học sinh đang ngồi trên nghế nhà trường việc chọn bạn mà chơi chọn môi trường để tiếp xúc rất quan trọng. Chúng ta phải kịp thời nhận ra cái xấu, tránh xa nó chống lại nó để không rơi vào các tệ nạn xã hội. Đồng thời, chúng ta phải không ngừng hoàn thiện chính mình hướng đến những cái lành mạnh bổ ích. Chúng ta nên giúp đỡ những bạn xấu tránh xa khỏi sai lầm khắc phục kịp thời.
"Gần mực thì đen, gần mực thì sáng" là câu tục ngữ đúng đắn, đem đến cho ta lời khuyên thật đáng quý. Nó như một chân lý mà ta không nên phủ định. Thực hiện tốt lời khuyên ấy sẽ giúp ích cho ta được nhiều điều trong cuộc sống.
bởi ♚한나 _태국❤ 09/05/2020Like (0) Báo cáo sai phạm -
I. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng Ví dụ: Có thể nói những câu tục ngữ và ca dao có vai trò vô cùng quan trọng, một trong những ý nghĩa quan trọng đó là dạy bảo chúng ta về những thói hư trong cuộc sống, những cách ứng xử vô cùng ý nghĩa và những bài học về cách làm người. Một trong những câu tục ngữ có ý nghĩa dạy dỗ sâu sắc về chọn bạn mà chơi đó là câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”. II. Thân bài: 1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ – Nghĩa bóng: + Mực là mực viết, khi gần mực, dùng mực thì chúng ta sẽ bị vấy bẩn, dính mực và đen + Đèn là ánh sáng, nơi phát ra ánh sáng, gần nơi sáng sủa thì chúng ta cũng sáng – Nghĩa đen: + Nếu chúng ta gần những cái xấu xa thì chúng ta cũng trở nên xấu xa và hư hỏng như vậy + Khi chúng ta gần những cái tốt, cái đẹp thì chúng ta sẽ có những điều tốt đẹp và tươi sáng 2. Những biểu hiện về câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng - Những đứa trẻ hư chơi với nhau sẽ hư, chơi với những đứa trẻ hư sẽ trở nên hư hỏng - Những đứa trẻ tốt, sáng sủa chơi với nhau thì chỉ có tốt đẹp và sáng hơn - Những đứa trẻ xấu khi chơi với những đứa trẻ tốt cũng sẽ trở nên tốt đẹp III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng Ví dụ: Câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng là một câu tục ngữ rất đúng. Chúng ta nên chọn bạn mà chơi trong học tập cũng như trong công việc. Có thể bạn quan tâm: Bài văn mẫu chứng minh câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng Dàn ý chi tiết 1: I. Mở bài: - Giới thiệu câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” Ví dụ: Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này. II. Thân bài 1. Giải thích câu tục ngữ a. Nghĩa đen – Mực: là một loại mực mà người xưa thường dùng để viết, để sử dụng được mực này phải rất khó khăn. Mực này màu đen và dễ bị dính bẩn. – Đèn: là một vật dụng được thắp sáng trong gia đình, đây là một dụng cụ rất hữu ích. b. Nghĩa bóng – Mực: lấy hình ảnh của mực đen, thể hiện cho những điều xấu xa, tiêu cực và sai trái trong cuộc sống. – Đèn: đèn là hình ảnh của ánh sáng thể hiện cho sự trong sáng, tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực. 2. Bình luận câu tục ngữ – Hoàn cảnh sống quyết định mỗi con người, hoàn cảnh tốt thì con người tốt, yêu thương chan hòa – Hoàn cảnh khó khăn thì gây nên những con người xấu xa – Khi chơi với bạn tốt thì sẽ tốt – Khi chơi với bạn xấu thì sẽ xấu – Câu tục ngữ là một lời dạy hết sức ý nghĩa và đúng đắn – Nên học tập và làm theo câu tục ngữ 3. Ý nghĩa của câu tục ngữ a. Đối với gia đình – Gia đình hạnh phúc ấm no thì con gái ngoan hiền, lễ phép và học giỏi – Gia đình bất hòa thì con cái sẽ vô lễ, hư hỏng b. Đối với xã hội – Khi tiếp xúc và giao du với bạn xấu sẽ học những thói hư tật xấu và trở nên hư hỏng – Khi chơi với bạn tốt thì sẽ trở thành một người con tốt, một học sinh con ngoan trò giỏi – Giúp đỡ những bạn xấu theo những điều tốt đẹp III. Kết bài: Nêu cảm nhận về câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” Ví dụ: Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là một câu tục ngữ hết sức ý nghĩa. Câu tục ngữ khuyên ta nên học những điều hay lẽ phải và tránh xa những điều sai trái, xấu xa. Để trở thành một con người tốt và ý nghĩa, chúng ta nên học tập theo câu tục ngữ. Tham khảo thêm một số mẫu bài Giải thích câu nói Học học nữa học mãi (Lê-nin) Dàn ý chi tiết 2: I. Mở bài: - Tục ngữ là những lời khuyên răn của ông cha dành cho con cháu - Môi trường sống và những người xung quanh ảnh hưởng tới nhân cách và đạo đức của con người. - Vậy nên ông cha đã dạy bảo con cháu qua câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". II. Thân bài: - Giải thích câu tục ngữ: + "Mực": Là loại mực Tàu thường được các thầy đồ dùng để viết chữ thời xưa, có màu đen tuyền + "Đèn": Là vật dụng dùng để thắp sáng cho con người. + "Gần mực thì đen": Tức là nếu ở gần mực sẽ bị dây bẩn, lấm lem + "Gần đèn thì rạng": Tức là nếu gần ánh sáng những nơi có ánh sáng thì cũng sẽ được chiếu sáng, rạng rỡ. - Nghĩa bóng: + "Mực": Tức là những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống. + "Đèn": Tức là những điều tốt đẹp, tích cực. + "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng": Muốn khuyên mọi người, nhất là lớp trẻ cần biết "chọn bạn mà chơi", chọn những con người tốt đẹp để học được những điều hay, điều phải trong cuộc sống. => Ý nghĩa của cả câu tục ngữ: Ông cha ta muốn răn dạy con cháu rằng trong cuộc sống phải biết học những điều tốt đẹp, chọn những người bạn tốt để học được điều hay. Nên tránh xa những cái xấu, cái tiêu cực, thói hư tật xấu, không lành mạnh dễ ảnh hưởng trở thành người xấu. - Dẫn chứng: + Mẹ của Trang Tử ba lần chuyển trường học cho con. + Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã lánh xa chốn quan trường đầy những âm mưu đen tối để về làm bạn cùng núi rừng "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao". - Liên hệ với thực tế hiện nay: Lời khuyên răn của ông cha còn nguyên giá trị + Đối với gia đình: Một gia đình hạnh phúc, bố mẹ luôn giáo dục con cái, hướng con cái tới những điều tốt đẹp thì chúng sẽ trở thành những người có ích cho xã hội. Ngược lại gia đình bố mẹ bất hòa, con cái sẽ dễ dẫn tới sa ngã, thành những người xấu. + Đối với xã hội: Phải luôn biết chọn người để giao lưu học hỏi, biết chọn lựa những người có đạo đức, ngay thẳng để học được những điều hay. Nếu gặp những người bạn chưa tốt, có thể khuyên răn để họ trở thành những người tốt hơn. III. Kết bài: - Rút ra bài học cho bản thân từ câu tục ngữ - Cần học tập rèn luyện để xứng đáng với lời dạy của cha ông để lại. Dàn ý chi tiết 3: I. Mở bài – Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức, nhân cách. – Người xưa đã đúc kết: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. II. Thân bài 1. Giải thích: + Mực: là thỏi mực Tàu màu đen, mài ra hòa với nước dùng để viết chữ Hán. Nghĩa bóng: chỉ những điều xấu xa, tiêu cực. + Đèn: là vật để thắp sáng. Nghĩa bóng: tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực. => Ý nghĩa của cả câu tục ngữ: – Hoàn cảnh sống tốt thì con người sẽ tốt, hoàn cảnh sống xấu con người sẽ xấu. – Khuyên mọi người không nên gần gũi kẻ xấu, nên chọn bạn tốt mà chơi để học được điều hay, lẽ phải. 2. Bình luận câu tục ngữ - Quan hệ trong gia đình: + Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo. + Gia đình bất hòa, con cái dễ hư hỏng. (Dẫn chứng) - Quan hệ trong xã hội: + Giao du với kẻ xấu dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. (Dẫn chứng) + Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều hay. (Dẫn chứng) + Gặp bạn chưa tốt nên cố gắng giúp đỡ, cảm hóa để giúp bạn tiến bộ. (Dẫn chứng) III. Kết bài – Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nêu lên một trong nhiều kinh nghiệm sống ở đời. – Bản thân cũng rút ra được bài học bổ ích. BÀI VĂN MẪU THAM KHẢO CHỨNG MINH, GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ GẦN MỰC THÌ ĐEN GẦN ĐÈN THÌ SÁNG Cùng với thành ngữ, tục ngữ là hòn ngọc quý trong tiếng nói của dân tộc Việt Nam ta. Tục ngữ thường truyền đạt những kinh nghiệm sống thiết thực của ông cha ta cho các thế hệ nối tiếp. Nhằm mục đích khuyên bảo dạy dỗ thanh niên học sinh phải biết “chọn bạn mà chơi” tục ngữ Việt Nam có câu: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Câu tục ngữ này có ý nghĩa như thế nào? “Mực” là một chất liệu dùng để viết, có màu đen. “Đèn” là dụng cụ dùng để thắp sáng. Như vậy, câu tục ngữ có hai vế đối nhau rất chuẩn theo kiểu đối ngữ tương hỗ mực - đèn, và đối ngữ tương phản đen - sáng. Tầng nghĩa đen của câu tục ngữ cho rằng người học sinh tiếp xúc thường xuyên với mực rất dễ bị bẩn do mực dính vào tay chân, quần áo. Trái lại, các em ngồi gần ánh đèn đang thắp, ánh sáng sẽ tỏa khắp nơi các em ngồi. Tầng nghĩa bóng thể hiện ý nghĩa: nếu chúng ta tiếp xúc, gần gũi với môi trường sống xấu xa, không lành mạnh thì dễ bị ảnh hưởng thói hư tật xấu, có hại cho bản thân. Ngược lại, nếu chúng ta quan hệ với những người sống tốt đẹp sẽ dễ dàng học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, có ích cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì sao lại nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”? Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, con người rất dễ thích nghi với hoàn cảnh và chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của hoàn cảnh. Nếu ở môi trường xung quanh chúng ta, cái xấu lấn chiếm cái tốt, bóng tối bao trùm ánh sáng thì chúng ta sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Vả lại, cũng có những người sống trong môi trường xấu mà có tài năng, ý chí, có đạo đức muốn làm việc tốt giúp đời luôn bị kẻ xấu cản trở, thậm chí bị cô lập, trở thành người bơ vơ, lạc lõng. Trong khi đó nếu sống gần những người tốt thì chúng ta ngày càng được hướng đến cái chân – thiện – mĩ. Việc làm của những người tốt luôn là tấm gương sáng để chúng ta nhìn vào đó mà soi xét, tu chỉnh bản thân mình. Chẳng hạn một người xấu nhưng được may mắn sống gần những người tốt, luôn được những người đó phê bình góp ý, cảm hóa thì sẽ khắc phục được khuyết điểm và dần trở thành người tốt. Hay một học sinh học tập còn yếu nhưng thường ngày đi học, được ngồi gần, được chơi chung với các bạn tốt, được sự chỉ dẫn tận tình, chu đáo của các bạn học giỏi thì sẽ rất mau tiến bộ trên con đường học tập và rèn luyện. Nhìn chung, môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng đó có giới hạn. Sự nỗ lực chủ quan, ý chí phấn đấu vươn lên của con người mới là yếu tố quyết định nhất. Cho nên Disraeli có nói một câu bất hủ: “Con người đâu có phải là sự tạo nên của hoàn cảnh, hoàn cảnh là sự tạo nên của con người”. Thật vậy, có nhiều người sống trong môi trường xấu, nhưng vẫn luôn giữ được bản chất thanh cao, trong sáng của tâm hồn mình. Bác Hồ vô vàn kính yêu của chúng ta là một điển hình. Trong những ngày giam cầm vô cớ tại nhà tù của Quốc dân đảng ở Quảng Tây, Trung Quốc, Người sống trong một môi trường xấu, thiếu thốn mọi mặt, bị hành hạ về thể xác, vậy mà, người chiến sĩ cách mạng ấy không hề bị “nao núng tinh thần” nhờ vào lí tưởng chiến đấu cao đẹp, lòng yêu nước thương dân, niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi ngày mai. Bởi thế, mọi người gọi Người là bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng”. Và đây cũng là một tấm gương sáng vô ngần: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao) Bài thơ tả vẻ đẹp của hoa sen nhưng thật ra cái nghĩa hàm ẩn sâu xa muốn đề cao phẩm chất “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” của con người. Phải chăng bài ca dao trên “là tiếng nói của một nhà nho nào đó, tự hào đã giữ bản chất trong trắng của mình giữa cuộc sống đầy rẫy những bùn nhơ như là bọn buôn danh bán lợi”. Phải chăng tiếng nói đáng thương ấy muốn “phân trần với mọi người xung quanh trong một cái xã hội mà những gì trong trắng không dễ gì được mọi người tin”? Ngược lại với những tấm gương nói trên, có trường hợp con người sống trong môi trường tốt mà vẫn bị hư hỏng, thoái hóa, biến chất. Đó là bọn người cơ hội, tham nhũng, ăn không ngồi rồi, sống chỉ biết có cái tôi cá nhân nhỏ bé, chật hẹp của mình mà không nghĩ đến lợi ích của người khác. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên tìm cách tránh xa những người xấu. Đối với người xấu, chúng ta cần tìm hiểu, giúp đỡ, cảm hóa họ thành những người tốt bằng tấm lòng khoan dung độ lượng, nhân ái của mình. Nếu cần thiết, chúng ta có thể nhờ đến các đoàn thể, các tổ chức xã hội thuyết phục và tạo điều kiện thuận lợi cho họ. Được như thế, chúng ta mới là con người sống có trách nhiệm, sống vì mọi người. Tóm lại, lời dạy của câu tục ngữ trên đây có ý nghĩa thiết thực trong xã hội. Theo lời dạy của câu tục ngữ, chúng ta cần phải biết “chọn bạn mà chơi” cũng như tự rèn luyện bản thân mình để có bản lĩnh vững vàng, đặc biệt là không được chạy theo những cám dỗ vật chất tầm thường làm ảnh hưởng đến nhân cách. Hơn thế nữa, chúng ta cần có thái độ dứt khoát, rõ ràng trước mọi vấn đề diễn ra trong cuộc sống.
bởi nguyễn phương mai 10/05/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Về một mua xuân
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Mọc giữa đong sông xang Một bông hoa tím biếc Ơi,con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọi long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về biện pháp tu từ có vị chí nổi bật nhất trong bài thơ "mùa xuân nho nhỏ"
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn BIỂU CẢM về lợi ích của cây CÀ PHÊ.
04/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em hãy viết bài văn kể lạu một trận thi đấu bóng rổ mà em ấn tượng nhất khi bắt đầu vào trường thcs(lớp 7)
07/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em sẽ hành động như thế nào để "những tục lệ tốt đẹp ấy" và "những thức quý của đất mình" luôn có một vị trí quan trọng trong tâm hồn của người Việt? (Trả lời từ 3-5 câu)
Em đang cần gắp ạ!
11/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đọc và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cảnh vật được miêu tả qua màu sắc nào trong bài thơ "Chiều sông thương".
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ giải thích câu ca dao :
"Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân
Cá bụi sò huyết Pước An
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An"
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Nêu những điểm cần chú ý về văn bản thông tin. TT
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
sos . mọi người nhanh giúp mình với
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
đề tài của lừa và ngựa
Giúp Em Vs
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
'Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng, ông quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng.Ngay từ đầu lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết.Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng.Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùng sửng sốt.Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn.Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài'.
Từ nội dung của phần đọc hiểu , em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp được rút ra từ câu chuyên trên.
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! phần trên thui Câu 1 : Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của con mối và con kiến. Qua những từ ngữ ấy , tác giả muốn thể hiện điều gì? Câu 2 : Chỉ ra sự khác nhau trong hình thức kể chuyện của truyện Con mối và Con kiến với các chuyện Đèo cày giữa đường và Ếch ngồi đáy giếng. Câu 3 : Thủ pháp nào đc sd để lm nổi bật đặc điểm của hai con mối và kiến? Câu 4 : Hình ảnh con mối và con kiến để chỉ kiểu ng nào trong xã hội?
05/02/2023 | 0 Trả lời
-
bằng một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật ngụ ngôn mà em yêu thích
08/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! ai giỏi văn thì giúp mình nhé đừng lên gg ạ
19/02/2023 | 1 Trả lời
-
chỉ ra và nêu cách hiểu của em về các từ ngữ được dùng phép nói quá trong các câu sau :
1. " Nhớ đêm dài đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng "
2. " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây súng gửi trời "
3. " Gươm mài đá, đá cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn "
4. " Các bô lão là những kẻ quê mùa, chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son gác tía, chua bao giờ được bàn việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nắm tay, gân mặt, khảng khái tâu lên : Xin đánh, trăm miệng một lời, làm rung chuyển cả một toàn điện Diên Hồng "
Liên quan đến biện pháp tu từ nói quá ạ, mong mọi người giúp mk ạ!
21/02/2023 | 0 Trả lời
-
lập dàn ý ghi lại cảm xúc bài thơ mẹ và quả nguyen khoa diem lớp 7 dàn ý chi tiết nha
văn học lớp 7
24/02/2023 | 0 Trả lời
-
22/03/2023 | 2 Trả lời
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống( trình bày ý kiến phản đối )về các vấn đề của học sinh
26/03/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm hiểu về Vẻ đẹp của cây tre và con người Việt Nam
30/03/2023 | 0 Trả lời
-
có gì mới ở phương tây
có ngày có đêm
có máu và nước mắt
có sói lang và những anh hùng
31/03/2023 | 3 Trả lời
-
Hãy nêu tất cả các văn bản thông tin từ lớp 6 đến lớp 7 sách Ngữ văn Kết nối tri thức
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK tr76 tập 2 KNTT và trả lời câu hỏi: Phát biểu suy luận của em về mối liên hệ giữa chủ đề bài học và loại văn bản chính cần đọc.
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản Những câu chuyện của người thầy
23/04/2023 | 0 Trả lời
-
Những việc nên làm để tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm? Theo em điều nào là quan trọng nhất? Tại sao?
24/04/2023 | 0 Trả lời