YOMEDIA
NONE

Kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu

Thông qua bài thơ tiếng gà trưa em hãy viết về kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu giúp mình vs ạ.Nhanh mk tich cho nhé camon trước

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (4)

  • Hôm nay, tôi dọn dẹp lại căn phòng mình. Mải dọn dẹp bỗng nhiên tôi tìm thấy con thú nhồi bông cũ. Đũng rồi, đây chính là con thú mà bà nội đã mua cho tôi hồi lúc tôi năm tuổi, ôm nó vào lòng tôi thấy thời gian lui lại dần...

    Từ lúc còn bé tí tẹo, bà nội đã chăm sóc nuôi nấng tôi chu đáo. Trong mắt tôi, hình ảnh bà đẹp như một bà tiên. Năm ấy, bà đã ngoài sáu mươi nhưng trông bà vẫn toát ra một vẻ trẻ trung dễ mến đến lạ thường. Bà thích mặc những chiếc áo bà ba có màu sẫm. Có những ngày lễ hay đi dự tiệc thì bà mặc áo dài màu tối. Ai mặc gì thì tôi không biết nhưng đối với bà mặc đồ kiểu đó trông bà đẹp lão hẳn ra. Mái tóc bà thì còn đen lắm chỉ điểm vài sợi bạc lấm tấm. Chứng tỏ khi còn trẻ bà phải duyên dáng lắm nhỉ! Đôi mắt đen với ba dấu chân chim chứa đựng một sự ấp áp dịu hiền với chúng tôi. Đôi môi đã nhạt màu nhưng luôn hé mở những nụ cười đầy sức sống, truyền cho chúng tôi một niềm tin vô tận ở cuộc đời. Bàn tay chai sạn và nhăn nheo của bà đối với tôi, mẹ tôi rồi đến cả chúng tôi hôm nay nữa. Lời hát ru của bà là tất cả tiếng đàn, tiếng chim, tiếng suối đưa con cháu vào những giấc ngủ êm đềm sâu lắng mà không một bút tích nào tả nổi.

    Tính bà rất thẳng thắn tự tin. Mặc dù già nhưng bà vẫn dọn dẹp, lau chùi, hết việc này đến việc khác. Đêm đến, bà hay kể chuyện cổ tích cho tôi nghe. Vì vậy mà bây giờ chuyện gì tôi cũng biết. Giọng bà kể như một làn gió nhẹ thoảng qua, đưa chúng em về với cội nguồn của cha ông, về với những phong tục tập quán, giúp chúng em hiểu biết thêm về lịch sử. Cảm ơn bà nhiều lắm!

    Những ngày được sống bên bà đã vội khép lại trở thành một sợi dây vồ tận chứa đầy hạnh phúc ấm êm. Thời gian đã lui về dĩ vãng tôi chợt giật mình, thấy mình đang ngồi ở căn phòng trống trơn, trên tay con thú nhồi bông vẫn cười như lưu lại những kỷ niệm tuổi thơ bên bà.

    Tích nha

      bởi Đoàn Thị Bích Trâm 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Một trong số nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam không thể không nhắc đến nhà thơ Xuân Quỳnh, một nhà thơ nữ nổi tiếng. Trong sáng tác của nhà thơ kể đến bài “tiếng gà trưa”, một bài thơ với nhiều tình cảm chứa chan của tình bà cháu, lồng vào đó là tình cảm gia đình, quê hương đất nước.

    Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm. Bài Tiếng gà trưa được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh, trong thời kì ấy nhiều người con, người cháu phải ra đi lên chiến trường hành quân.

    Bài thơ viết theo thể thơ năm tiếng có cách diễn đạt biểu cảm tự nhiên, và kết hợp hình ảnh bình dị, chân thực gắn liền với tuổi thơ, rất thân thương và sâu sắc.

    Mở đầu bài thơ tác giả đã miêu tả trên đường hành quân của đoàn quân ra tiền tuyến.

    Trên đường hành quân xa

    Dừng chân bên xóm nhỏ

    Tiếng gà ai nhảy ổ

    “Cục… cục tác cục ta”

    Nghe xao động nắng trưa

    Nghe bàn chân đỡ mỏi

    Nghe gọi về tuổi thơ

    Lúc đang trên đường hành quân những chú bộ đội dừng nghỉ chân bên một xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ, đó tiếng gà rất quen thuộc đối với mỗi người, rất thân quen, gần gũi, làm cho tâm trạng những người lính cảm thấy xao động, chân đang đi rất mỏi nhưng đã đỡ mỏi hơn để chuẩn bị cho hành trình tiếp theo, nhớ về những kí ức tuổi thơ cảm thấy như vừa mới xảy ra ngày hôm qua. Đoạn thơ làm tăng thêm thơ mộng cho bài thơ, làm dịu bớt cái nắng oi ả buổi trưa hè.

    Tiếp tục với tiếng gà chính là những kỉ niệm tuổi thơ đẹp hiện khi còn thơ bé, tiếng bà nghe sao thân thương, thương nhớ đến vậy.

    Tiếng gà trưa

    Ổ rơm hồng những trứng

    Này con gà mái mơ

    Khắp mình hoa đốm trắng

    Này con gà mái vàng

    Lông óng như màu trắng

    Tiếng gà chưa

    Có tiếng bà vẫn mắng

    Gà đẻ mà mậy nhìn

    Rồi sau này lang mặt

    Cháu về lấy gương soi

    Lòng dại thơ lo lắng

    Tiếng gà chưa

    Tay bà khum soi chứng

    Dành từng quả chắt chiu

    Cho con gà mái ấp

    Với nghệ thuật điệp ngữ “tiếng gà trưa” làm nhấn mạnh những tình cảm tâm tư với kỉ niệm tuổi thơ, sử dụng những hình ảnh rất ngây thơ, hay cách mà hay bị dọa hồi bé không biết gì mà lo lắng khiến cho bài thơ thêm gần gũ. Hình ảnh người bà được khắc dấu in sâu một cách tự nhiên trong câu thơ, dành từng quả trứng chắt chiu để gà ấp, nở ra những chú gà con mới, để cuối năm bà bán mua quần áo mới cho cháu đi chơi tết, đi học.

    Mong trời đừng sương muối

    Để cuối năm bán gà

    Cháu được quần áo mới

    Cho thấy tình cảm mà người bà dành cho cháu mình rất nhiều, đó là tình cảm thiêng liêng, bà tần tảo, chắt chiu từng tí một, muốn dành những thứ tốt đẹp nhất cho đứa cháu nhỏ của mình, ngày xưa mỗi lần được mua quần áo mới đó chính là niềm vui sướng nhất mà một đứa trẻ được nhận.

    Và rồi khi lớn lên trong thời kỳ đất nước đang có chiến tranh mà phải ra quân để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên cho làng xóm, hay chính là bảo vệ những hình ảnh tuổi thơ đáng nhớ.

    Cháu chiến đấu hôm nay

    Vì lòng yêu tổ quốc

    Vì xóm làng thân thuộc

    Bà ơi, cũng vì bà

    Vì tiếng gà cục tác

    Ổ trứng hồng tuổi thơ.

    Tiếng gà trưa gợi nhớ đến tuổi thơ, trở lại hiện tại những người chiến sĩ muốn nhắn nhủ với bà, vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làm, và cũng vì bà, thể hiện tìm cảm sâu đậm của hai bà cháu, nhắc nhở những người cầm súng chống lại kẻ thù xâm lược để đất nước và bà mình được sống trong hòa bình.
    Tiếng gà trưa đã gợi về những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước, làm ta thêm có trách nhiệm với đất nước, nhận thấy được bản thân mình cần làm gì để bảo vệ mọi người thân xung quanh ta.

    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tình thân, tình cảm gia đình luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thơ, nhà văn sáng tạo. Ta không khỏi ngậm ngùi, xúc động trước tình cảm cha con của ông Sáu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Tình mẫu tử thiết tha, thiêng liêng quý báu trong bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa hay trong tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng. Đến với thơ Xuân Quỳnh, ta bắt gặp tình cảm bà cháu ấm áp yêu thương dành cho nhau qua bài Tiếng gà trưa, bài thơ giản dị mà sâu sắc được trích trong tập "Hoa dọc chiến hào" viết vào những năm kháng chiến chống Mỹ oanh liệt.

    " Trên đường hành quân xa
    ...
    Nghe gọi về tuổi thơ"

    Người cháu này đã lớn, đã là một người chiến sĩ dũng cảm trên chiến trường bom đạn. Trên chặng đường hành quân dài mệt mỏi, lúc ngơi nghỉ cháu nghe rõ tiếng gà vang vọng khiến trái tim ấm nồng nhớ về những kí ức tuổi thơ. Tiếng gà trưa xua tan đi những mệt nhọc, làm bừng sáng cảnh vật và bao nhiêu kỉ niệm của ngày xưa nơi quê nhà ùa về trong tâm hồn cháu, đó là tiếng gà mái nhảy ổ, là ổ trứng hồng xinh đẹp, là đàn gò con lon ton và hơn hết là hình ảnh bà trong tâm khảm cháu hiện lên báo nỗi xúc động khôn nguôi.

    Dường như khi xa quê, nhà là nơi khiến con người ta thổn thức, mong ngóng trở về. Khi nghe tiếng gà cục tác, với cháu nó thật thiêng liêng và đáng trân trọng, bình dị mà quý giá vô bờ. Hình ảnh bà tần tảo hiện về trong cháu, đó là những kí ức đẹp đẽ nhất mà có lẽ luôn luôn được người chiến sĩ gìn giữ trong trái tim mình. Với bà, cháu là một đứa trẻ ngây thơ, bà luôn dành cho cháu sự ấm áp quá đỗi yêu thương, những lo lắng, những quan tâm nhỏ nhặt nhất

    "Tiếng gà trưa
    Có tiếng bà vẫn mắng:
    - Gà đẻ mà mày nhìn
    Rồi sau này lang mặt!
    Cháu về lấy gương soi
    Lòng dại thơ lo lắng
    Tiếng gà trưa
    Tay bà khum soi trứng
    Dành từng quả chắt chiu
    Cho con gà mái ấp"

    Những lời mắng yêu thương, những chiều bà chắt chiu từng quả trứng mỗi ngày, cẩn thận tỉ mỉ soi từng quả, giữ gìn cho gà mái ấp. Rồi những quả trứng ấy sẽ nở ra bầy gà con tuyệt diệu, mang theo cả niềm mong mỏi chúng lớn khôn để bán kiếm tiền dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Bà lo lắng khi thời tiết thất thường, đàn gà có thể không chống chọi nổi, khi đó cháu chẳng thể có quần áo như bè bạn.

    "Cứ hàng năm hàng năm
    Khi gió mùa đông tới
    Bà lo đàn gà toi
    Mong trời đừng sương muối
    Để cuối năm bán gà
    Cháu được quần áo mới"

    Năm nào cũng thể, bà luôn cố gắng chăm sóc đàn gà của mình để có tiền mua cho cháu bộ quần áo mới, khi thì cái áo cánh, cái quần chéo ống rộng, trong bộ quần áo ấy là cả một tình thương bao la dành cho cháu mà bà gửi gắm. Bộ quần áo mới bình dị thôi, nhưng với cháu ,một đứa trẻ thì nó thật đáng quý biết bao, một món quà tuyệt vời nhất của những đứa trẻ thơ háo hức bên bộ quần áo mới ngày tết, được khoe với những đứa bạn cùng xóm. Cháu vui, bà cũng vui. Niềm vui riêng hoà làm một, thành niềm hạnh phúc của gia đình nhỏ thương yêu, trong nghèo khổ nhưng vẫn ánh lên những niềm vui bé nhỏ, ánh lên tình cảm gia đình thật đáng trân trọng. Có lẽ, bao cử chỉ yêu thương ấy của bà luôn khiến cháu thấy thật bình an, may mắn và ấm áp. Có bà che chở, bảo ban, cháu thêm vững bước trên hành trình trưởng thành của mình. Bà là niềm thương của cháu: "

    Tiếng gà trưa
    Mang bao nhiêu hạnh phúc
    Đêm cháu về nằm mơ
    Giấc ngủ hồng sắc trứng"

    Tiếng gà trưa mang dáng dấp của bà, của tiếng nói thân thương, của bàn tay gầy guộc, của ánh mắt dịu dàng và ấm áp. Bởi vậy mà tiếng gà mang bao hạnh phúc, mang bao hy vọng, tiếng gà khiến lòng cháu thổn thức, thường trực cả trong những giấc mơ mỗi đêm về. Càng yêu bà, càng kính trọng bà cháu lại càng thêm yêu quê hương, làng xóm, yêu Tổ quốc đất nước mình. Niềm yêu riêng hoà trong niềm yêu chung, ý thức riêng phát triển và lớn mạnh trong ý thức dân tộc:

    "Cháu chiến đấu hôm nay
    Vì lòng yêu Tổ quốc
    Vì xóm làng thân thuộc
    Bà ơi, cũng vì bà
    Vì tiếng gà cục tác
    Ổ trứng hồng tuổi thơ"

    Vì bà cháu không ngại hy sinh gian khó, cháu thương bà như thương đất nước, mong muốn giữ hoà bình của non sông, để hạnh phúc tương lai, để tiếng gà mãi vang vọng trong bầu trời của tự do, hòa bình, để rồi ngày mai, bà cháu mình lại đoàn tụ, cùng nhau xây đắp cuộc đời mới thắm tươi.

    Bài thơ 5 chữ với nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, lời thơ giản dị tự nhiên, nhịp thơ nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người. Tình cảm bà cháu quá những vần thơ tinh tế đã thôi thúc mỗi chúng ta thêm trân quý hạnh phúc gia đình, thôi thúc mỗi người sống và biết ơn tình cảm những người bà tuyệt vời, giàu đức hi sinh.

      bởi Linh Trần 14/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bố mẹ tôi lấy nhau ở thành phố nên nghiễm nhiên sinh tôi ra cũng ở thành phố, dẫu vậy bố mẹ tôi luôn nhắc nhở tôi phải nhớ đến quê hương. Thế nhưng quê tôi ở xa quá, phải đợi đến khi tôi học lớp 6 bố mẹ tôi mới cho phép tôi về quê và ở một với bà nội một thời gian.

    Khỏi phải nói tôi đã hồi hộp và sung sướng như thế nào khi được bố mẹ cho phép về quê. Ngày lên đường về quê nội, bố mẹ tôi dặn đủ thứ nào phải ngoan, phải nghe lời bà không được để bà buồn. Tôi vâng dạ rối rít.

    Sau nửa ngày đi tàu và mấy tiếng đi ôtô, quê nội đã hiện ra trước mắt tôi. Đó là một vùng đất trung du có những quả đồi lúp xúp và những rừng cọ có tán xoè rộng như những chiếc ô che đầu.

    Nhà nội tôi nằm nép ở chân đồi, muốn vào nhà phải đi trên một cây cầu tre bắc qua một con suối nhỏ. Nhà nội tôi không nhiều tầng như những ngôi nhà ở thành phố mà chỉ là ngôi nhà ngói năm gian, có rất nhiều cửa sổ và xung quanh là vườn cây xanh tốt, đằng trước là vườn rau đủ loại. Tất cả đều được phủ lên bằng một màu xanh mát. Bởi vậy cảm giác đầu tiên khi đặt chân lên nhà nội là một cảm giác mát mẻ thanh bình của một miền quê vùng trung du.

    Từ nhà nội nhìn ra phía trước, tôi lại thấy những quả đồi thấp, ở đó có một màu xanh của cây cỏ, và xen lẫn là những thân cọ khẳng khiu cao vút. Buổi chiều, khi ông mặt trời sắp lặn, tôi nghe văng vẳng tiếng mõ của đàn bò no nê trở về, đâu đó còn có tiếng reo hò của lũ trẻ chăn trâu. Trên không trung từng đàn chim ùa bay qua. Buổi chiều ở quê nội thật đẹp và yên bình, tôi ước ao được cùng các bạn nhỏ nơi này dạo chơi ở trên những quả đồi, trên những cánh đồng xanh mát. Sau một ngày đi đường vất vả mệt nhọc, tôi ngủ thiếp đi trong lòng nội. Đang trong giấc ngủ ngon lành, tôi bỗng nghe thấy tiếng chim hót líu lo như cất lên ngay cạnh nơi tôi ngủ, tôi choàng tỉnh giấc và mải mê nghe, tiếng chim hót nghe trong trẻo, lảng lót như một điệu nhạc cất lên chào buổi sáng. Ngoài sân tiếng mẹ con nhà gà mái cũng lục tục gọi nhau đi kiếm ăn, hai chú cún con đùa rỡn nhau trên sân. Ôi, buổi sáng ở đây thật tuyệt vời.

    Tôi chạy ra sân ngắm nhìn cảnh vật, ông mặt trời đã hé mắt nhìn ở phía đằng đông, cây chuối trong vườn đung đưa trong gió, ngoài ao đàn cá tung tăng bơi lội, thỉnh thoảng lại chạy ào xuống đáy ao như chơi chốn tìm. Bữa sáng ở quê được dọn ra thật đơn giản chỉ có khoai lang luộc. Bà biết tôi thích món này nên đã chuẩn bị từ trước, củ khoai của quê nội tôi không to nhưng lại rất bở và ngọt. Tôi thích thú ăn đến no bụng. Ăn sáng xong hai bà cháu dẫn tôi lên nương hái chè, quê bà tôi chè được xem là món đặc trưng nhất. Quả đồi thoai thoải nằm ngay sau nhà của nội tôi và được trải lên một màu xanh mướt của những búp chè non. Nội tôi tuy đã già nhưng hai tay vẫn thoăn thoắt hái chè. Hai bà cháu vừa làm vừa chuyện trò vui vẻ, cười vang khắp quả đồi.

    Đến gần trưa, khi ông mặt trời bắt đầu toả ánh nắng lên khắp nương chè cũng là lúc bà cháu tôi trở về nhà. Bóng bà như cùng nghiêng nghiêng theo bóng nắng, tôi thấy thương bà quá, bà đã già rồi mà vẫn còn vất vả. Bà mủm mỉm cười: Bà vất vả quen rồi, làm lụng cũng giúp con người ta khoẻ mạnh hơn đấy cháu ạ. Buổi chiều, khi cái nắng hè đã dìu dịu, tôi ra cổng đứng trên cầu thả hồn theo dòng nước trong veo, trong đến nỗi tôi có thể nhìn thấy cả sỏi và cát ở dưới đáy. Thỉnh thoảng có đàn cá lững lờ bơi và chỉ nghe thấy một tiếng động nhỏ là tất cả lại biến mất.

    Chỉ sau mấy ngày ở quê nội tôi đã có thêm rất nhiều bạn, những người bạn chân chất thật thà và họ rất quý tôi. Họ thường rủ tôi đi chơi, giới thiệu cho tôi nghe những thứ đặc trưng của vùng thôn quê. Và thú nhất là vào buổi trưa, chúng tôi lại leo lên đồi cọ, ở đó cái nắng nóng đâu chẳng thấy mà chỉ thấy gió mát và bóng râm. Chúng tôi ngồi dưới tán cọ, nghe gió thổi xào xạc trên những tàu lá cọ, cả rừng cọ đung đưa theo nhịp gió, nghe như bản nhạc của đồng quê. Giữa không gian thanh bình ấy tôi thấy mình như lạc đến một nơi nào xa lắm. Quê nội tôi thật đẹp phải không các bạn! Thời gianthấm thoắt trôi đi, đã đến lúc tôi phải rời quê nội trở về thành phố. Ngày chia tay, bà nội nhìn tôi rơm rớm nước mắt, bà chúc tôi học giỏi để sang năm lại về thăm bà. Các bạn trong xóm cũng đến tạm biệt tôi. Bước lên xe, lòng tôi đầy tiếc nuối, quê nội cứ khuất dần ở phía sau, tôi thầm hứa sang năm sẽ học thật giỏi để lại được bố mẹ cho về thăm nội. Trong tôi, quê nội thật gần gũi và thân thương đến lạ thường.

      bởi Thu Thu 15/07/2019
    Like (3) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON