YOMEDIA
NONE

Hướng dẫn soạn Mùa xuân của tôi

Soạn văn bản " Mùa xuân của tôi "

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Câu hỏi 1:

    Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?

    Gợi ý:

    Bằng tình cảm nhớ nhung da diết của một người xa xứ nhớ về quê hương yêu dấu, Vũ Bằng đã viết tác phẩm Thương nhớ mười hai, trong đó có đoạn trích Mùa xuân của tôi. Khi viết tác phẩm này, tác giả đang sông ở miền Nam, vì điều kiện công tác phải xa Hà Nội, xa Bắc Việt. Đến với văn bản, chúng ta vô cùng ấn tượng với cảnh sắc và không khí mùa xuân khi rằm tháng giêng ở miền Bắc, ở Hà Nội.

    Câu hỏi 2:

    Bài văn có thế chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn.

    Gợi ý:

    Văn bản Mùa xuân của tôi là một đoạn trích trong tác phẩm Thương nhớ mười hai. Do đó, văn bản có bố cục không hoàn chỉnh, không tuân theo kết cấu mở bài, thân bài, kết bài. Tuy nhiên, mồi đoạn là sự triển khai những cảm xúc của tác giả đối với mùa xuân miền Bắc: đi từ những cảnh sắc, không khí chung đến những ấn tượng cụ thế sâu đậm nhất. Do vậy, ta có thế chia văn bản thành ba đoạn như sau:

    - Đoạn 1: từ đầu đến ... mê luyến mùa xuân: Nêu lên tình cảm của con người đối với mùa xuân là một quy luật tự nhiên, tất yêu.

    - Đoạn 2: từ “tôi yêu sông xanh” đến... “mở hội liên hoan”: Cảnh sắc và không khí mùa xuân trong đất trời và lòng người.

    - Đoạn 3: còn lại: Mùa xuân đất Bắc sau ngày rằm tháng giêng.

    Câu hỏi 3: Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết:

    a- Cảnh sắc của mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả như thê nào, qua những chi tiết nào?

    b- Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến?

    c- Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này?

    Gợi ý:

    Đoạn văn thứ hai: “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” tác giả đã gợi tả cảnh sắc và không khí của mùa xuân miền Bắc trong thiên nhiên và trong sinh hoạt.

    Đó là mùa xuân có “mưa riêu riêu, gió lành lạnh”, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo từ xa vọng lại, có những câu hát huê tình... Các chi tiết đó đã giúp cho mùa xuân Hà Hội - Bắc Việt hiện ra với những nét riêng biệt về thời tiết và khí hậu.

    Đó còn là không khí của mùa xuân nồng ấm trong khung cảnh gia đình, đầm ấm đoàn tụ với bàn thờ tố tiên, đèn nến, hương trầm và tình cảm gia đình đcầm âm yêu thương.

    Không những thế, mùa xuân còn khơi dậy sinh lực sông cho muôn loài: “nhựa sống trong người căng như máu trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”.

    Mùa xuân còn khơi dậy tình yêu cuộc sống, khát vọng được yêu thương của con người: “Tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”... “Ra ngoài trời thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa”. Và mùa xuân còn khơi dậy, lưu giữ giá trị tinh thần cao quí của con người: “Nhang trầm, đèn nến và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm ấm... Trong lòng anh ấm lạ, ấm lùng”

    Bằng ngôn ngữ và giọng điệu vừa sôi nối, vừa tha thiết tác giả đã diễn tả sức mạnh thiêng liêng và kì diệu của mùa xuân. Mùa xuân mang lại một nhịp sông mới cho đât trời và con người. Tình cảm của tác giả dào dạt trước mùa xuân, với những khát khao yêu thương và yêu cuộc sống, yêu con người, yêu mái ấm gia đình thân thuộc. Đó chính là tình cảm được khơi dậy manh mẽ nhất trong lòng tác giả khi mùa xuân đến.

    Như vậy, đối với mùa xuân quê hương, nhà văn Vũ Bằng mang một tình yêu nồng nàn đằm thắm. Ông đã tự vẽ lại hình ảnh của mình và hình ảnh của mùa xuân nơi đất Bắc với biết bao lời văn, với biết bao cách so sánh đẹp đẽ ngỡ như trước mùa xuân ông đang trẻ lại. Và, đọng trong đó là một nỗi nhớ quê hương, nhớ bầu không khí gia đình đến da diết cháy bỏng.

    Câu hỏi 4: Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu:

    a- Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả.

    b- Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?

    Gợi ý:

    Tác giả yêu mùa xuân quê hương nhưng yêu nhất là vào sau ngày rằm tháng giêng. Vào thời điểm này không khí và cảnh sắc thiên nhiên được tác giả tái hiện qua các chi tiết: đào hơi phai nhưng nhụy còn phong; mưa xuân thay thế cho mưa phùn; bầu trời xanh tươi sáng sủa; trên giàn hoa lí ong đi kiếm nhị hoa; con người quay trở về với bữa cơm giản dị của cà om với thịt thăn; cánh màn điều ở bàn thờ hạ xuống, cuộc sống thường nhật đã trở lại.

    Như vậy, bằng ngòi bút đặc biệt tinh tế, bằng tâm hồn nhạy cảm, tác giả đã phát hiện và miêu tả sự đổi thay, chuyển biến của màu sắc, không khí của đất trời trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Đặc biệt là sự cảm nhận về hương vị giản dị mà ấm áp của cuộc sống, Vũ Băng đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trời đất không mang dáng vẻ lộng lẫy nhưng lại có một hương sắc riêng vừa man mác, vừa sâu lắng, nhịp sống đang hồi sinh, cây cỏ đâm hoa kết trái, cuộc sống đời thường đã trở lại.

    Câu hỏi 5: Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả.

    Gợi ỷ:

    Bằng ngòi bút tài hoa, tinh tế, nhà văn Vũ Bằng đã mang lại cho người đọc một bức tranh thiên nhiên với những cảnh sắc rất đặc trưng của mùa xuân đất Bắc. Ở đó có vẻ đẹp của thiên nhiên tràn đầy sức sống và hương sắc mùa xuân tràn ngập khắp cả không gian đất trời; có niềm vui của con người khi được sống trong bầu không khí đoàn tụ ấm áp của gia đình vào những giờ phút vô cùng ý nghĩa: khép lại một năm cũ và đón chào một năm mới.
    ~ Chúc bn học tốt!~

      bởi Nguyễn Văn 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF