YOMEDIA
NONE

Giair thích câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm.

/storage/emulated/0/zalo/picture/04cc24a0bb3507c85e981d2c04549f4d.jpg

Click để xem full hình

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Ca dao tục ngữ Việt Nam đa dạng và có tính nhân văn rất cao, khuyên dạy con người về nhiều mặt của cuộc sống, một trong số đó là câu nói quen thuộc “đói cho sạch rách cho thơm”. Câu tục ngữ mượn hình ảnh gần gũi với đời sống biểu lộ tư tưởng, quan điểm người dân lao động. Mượn các hình ảnh “đói” và “rách”nói lên hoàn cảnh thiếu thốn, khổ cực của cuộc sống. “Sạch” và “thơm” thể hiện lối sống trong sạch, trung thực và biết giữ gìn phẩm chất con người trước những cám dỗ của vật chất. Câu tục ngữ có tính khuyên dạy rất cao đó là phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách của con người trước hoàn cảnh khác nhau. Thời xưa, xã hội tồn tại rất nhiều điều bất công, nhân dân ta bị bóc lột nặng nề với nhiều hình thức, bị coi thường, khinh rẻ. Dù có nghèo và đói khổ đến đâu thì con người vẫn trung thực, sống có phẩm giá. Người dân lao động dựa vào ý chí, niềm tin, nỗ lực, phấn đấu. Quan niệm sống trong sạch không tham lam thật cao đẹp, nó không chỉ là kinh nghiệm mà nó còn là lời dạy dỗ, khuyên răn mà người xưa để lại cho con cháu muôn đời. Trong sạch, giữ mình có danh dự, đó chính là đạo lí. Điều đó thể hiện trong cách sống cao thượng trọng phẩm giá, nhân cách của bậc chính nhân quân tử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến…Quan niệm sống cao đẹp để lại cho con cháu làm bài học giá trị muôn đời khuyên dạy con cháu nên biết sống trong sạch, không tham lam vật chất.

      bởi Huất Lộc 08/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON