YOMEDIA
NONE

Giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin Học, học nữa, học mãi

Đề bài: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin : Học, học nữa, học mãi .

Các bn ơi giúp mk nha mk cần gấp lắm, ngày mai mk pk nộp rùi !!!!!!

Thanks trước nha..

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • - MB:

    - Từ khi nhân loại hình thành, mấy ngàn năm đã trôi qua. từ thực tế cuộc sống, con người đã đúc kết được vô vàn kinh nghiệm

    - Kho tàng kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú trên mọi lĩnh vực

    - Muốn tiếp thu được kho tàng đó, chỉ có 1 con đường là học tập

    - "Bể học ko bờ" nên ta phải học suốt ngày, suốt năm, suốt đời, ko ngừng nâng cao kiến thức cho kịp với sự phát triển của thời đại

    - Lê-nin - vị lãnh tụ vĩ đại của phong trào Cách mạng vô sản Nga đầu thế kỉ XX đã có lời khuyên "Học, Học nữa, học mãi"

    TB:

    1. Giải thích

    a) Học là gì?

    - Học chính là quá trình chúng ta tiếp xúc và tiếp thu thêm các kiến thức mới hoặc bổ sung trau dồi các kiến thức nâng cao từ các kiến thức cơ bản mà mình đã biết từ trước.

    b) Tại sao phải học?

    - "Giặc dốt" như Cụ Hồ Chí Minh nói là muốn chỉ về sự thiếu thốn mặt tinh thần, tức tri thức và văn hóa - thuộc phần “đầu” của thể trạng con người; còn giặc đói là muốn nói đến sự thiếu thốn mặt vật chất, tức chính trị và kinh tế - thuộc phần “thân” của thể trạng con người.

    - Vật chất và tinh thần được nhìn nhận là hai mặt “đối lập” (độc lập) cơ bản trong thể trạng con người. Theo đó, học tập kiến thức các môn như tự nhiên, xã hội là để sáng tạo ra giá trị tinh thần; còn thực hành công việc bằng lao động chân tay, trí óc là để tạo ra lợi ích vật chất. Vật chất và tinh thần là hai lĩnh vực không thể thiếu đối với đời sống con người.

    - Sinh thời, Cụ Hồ thường nói đến việc học và hành như vậy, tức vừa phải học vừa phải làm (nói và làm). Cũng như muốn đánh thắng giặc “ngoại xâm” thì phải vừa tăng gia, vừa sản xuất; còn muốn đánh thắng giặc “nội xâm” (nghèo đói, dốt nát) thì phải vừa học vừa hành. Giặc ngoại xâm là muốn nói đến kẻ đã xâm phạm vào luật pháp (biên giới) giữa “vật chất và tinh thần” của quốc gia, tức phần “cổ” của thể trạng con người; còn giặc nội xâm là muốn nói đến những kẻ đã xâm phạm vào vật chất và tinh thần của quốc gia, tức phần đầu và phần thân của thể trạng con người.

    c) Học để làm gì và học như thế nào?

    - Học là để nâng cao thể chất của cái đầu, tức nâng cao trình độ tri thức và văn hóa - biểu tượng ánh sáng của Mặt Trời (ban ngày); còn hành là để nâng cao thể lực của cái thân, tức nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý kinh tế xã hội - biểu tượng bóng tối của Vũ Trụ (ban đêm). Không có ngày, có đêm sẽ không có sự sống con người; tương tự, không có học và hành con người sẽ không tồn tại được. Do vậy, học vừa là nhu cầu, vừa là trách nhiệm của mỗi người sống trong xã hội. Đã là con người thì cần phải học; không học, tức thiếu cái đầu (tri thức và văn hóa), thì con người sẽ quay trở lại thành con vật, chỉ biết đi kiếm cái ăn.

    - Trong mỗi quốc gia văn minh đều có các công chức (công dân trong bộ máy nhà nước) và các công dân (nhân dân trong xã hội dân sự). Hai loại công dân này đều cần phải học.

    - Nhìn từ phía công dân, học là để biết cách “làm chủ” trong Quốc gia. Nếu công dân không học các kiến thức phổ thông, trong đó có các kiến thức cơ bản như luật pháp, lịch sử, trách nhiệm của công dân,… sẽ không thể biết làm chủ. Lâu nay nhiều công dân chỉ được nghe, chứ chưa biết thế nào là làm chủ với tư cách một công dân. Trước đổi mới, chiến tranh vừa chấm dứt thì kinh tế thị trường bắt đầu hình thành. Do vậy, thực tế nhiều người chỉ biết đến “làm thuê” cho các “ông chủ” có vốn đầu tư trong điều kiện của kinh tế thị trường.

    - Học để làm chủ, tức là mỗi người công dân cần phải nhận thức được thế nào là một công dân. Trong Quốc gia, mỗi công dân đều có quyền công dân, quyền con người; mỗi công dân khi mất quyền công dân, vẫn còn quyền con người. Khái niệm công dân chỉ có trong nhà nước pháp quyền, vì nhà nước pháp quyền hình thành trong kinh tế thị trường. Trong kinh tế thị trường thì có những người làm thuê và những người làm chủ. Nhiều khi có người làm thuê ở lĩnh vực này, nhưng lại là người làm chủ ở lĩnh vực khác. Nói cách khác, làm thuê và làm chủ chỉ là các phương pháp đối lập (khác nhau) để đạt được các mục tiêu xã hội tốt đẹp. Không nên kỳ thị người làm thuê hoặc kỳ thị người làm chủ, nếu họ đều làm tốt công việc tuân theo luật pháp. Người làm chủ kém không bằng người làm thuê giỏi. Điều đó có nghĩa, dù là người công chức đứng đầu một quốc gia, nhưng làm “kém” cũng không bằng người công dân nhặt rác “giỏi”.

    - Muốn trở thành người làm chủ người công dân cần phải biết cách (khéo) phê bình các công chức, tức phê bình các quan điểm và hành động trái với luật pháp của họ, nhưng không được “chửi” như Cụ Hồ đã nói, vì chửi tức là vô văn hóa; đồng thời các công dân phải biết giám sát công chức thông qua các tổ chức xã hội và báo chí độc lập.

    - Nhìn từ phía công chức, học là để biết cách làm thuê trong quốc gia. Muốn biết làm thuê, theo Cụ Hồ, trước hết lại phải “học để làm người”, tức phải học làm một công dân thực sự. Nếu công chức không học các kiến thức như lý luận chính trị, luật pháp, chuyên môn, ngành nghề đúng đắn sẽ không biết làm thuê. Lâu nay nhiều công chức chỉ học nhiều, chứ chưa biết học thật sự, chưa biết thế nào là làm thuê với tư cách một công dân - người “đầy tớ”. Do vậy, có nhiều công chức hiện nay lãnh đạo nhưng cứ thản nhiên sử dụng công cụ “quyền lực”, chứ không biết rằng, “lãnh đạo là làm đầy tớ nhân dân” như Cụ Hồ đã từng nêu rõ. Muốn trở thành người làm thuê giỏi, mỗi công chức trước hết, cần phải biết thế nào là một công chức thật sự; tức công chức không chỉ biết “danh dự” của mình khi được người dân tín nhiệm, ủy quyền, mà còn phải thấy được vai trò “trách nhiệm” nặng nề của mình. Người làm thuê chỉ có trong kinh tế thị trường, nhưng kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay lại chưa được nhiều quốc gia phát triển công nhận. Do vậy, mỗi công chức cần phải học, nhận thức đúng đắn về kinh tế thị trường, biết thế nào là người làm thuê. Muốn trở thành người làm thuê thực sự, cần phải biết “cách làm việc” với nhân dân. Cụ Hồ đã chỉ rõ rằng, cán bộ (công chức) làm cách mạng dân tộc, dân chủ, có hai cách làm việc với nhân dân: Một là, làm việc theo cách “quan liêu”, tức quản lý - hoạt động sử dụng đến công cụ quyền lực; hai là, làm việc theo cách dân chủ, tức lãnh đạo - hoạt động không sử dụng đến công cụ quyền lực. Cách làm việc quan liêu, tức là công chức đã coi công dân là người đầy tớ cho mình; còn làm việc theo cách dân chủ, tức là công chức đã biết coi công dân là người chủ của mình. Nói cách khác, công chức muốn trở thành người làm thuê giỏi, thật sự vì nhân dân, cần phải biết tôn trọng nhân dân, đối xử với nhân dân một cách bình đẳng, công bằng tuân theo Hiến pháp, các đạo luật; đồng thời phải biết tôn trọng, lắng nghe những ý kiến góp ý, phê bình của công dân là các nhà khoa học nói riêng, cũng như nhân dân nói chung, thông qua các tổ chức xã hội, báo chí độc lập, tức xã hội dân sự.

    KB

    - Câu nói: “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin là câu nói mang ý nghĩa nhân văn lớn cho con người.

    - Nó sẽ luôn là một ngọn đèn sáng soi đường dẫn lối cho chúng ta bước tới đài vinh quang của nhân loại

      bởi Tuấn Võ 17/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Nhà bác học Đác-uyn từng nói "Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Đúng vậy,  đâu chỉ chú trọng ở mỗi những kiến thức có trong sách vở.  cũng đâu phải chỉ là trách nhiệm của tuổi trẻ mà thôi. Sự học cần phải được xem như là việc của cả đời người. Vì thế mà câu nói cùa Lênin dưới đây thật là ý nghĩa:

    "Học, học nữa; học mãi"

    Vậy học là gì? Học là quá trình khám phá và tiếp thu những tinh hoa kiến thức của nhân loại. Học theo đó mà hướng đến việc mở rộng khả năng hiểu biết, hướng đến việc rèn luyện kỹ năng. Và từ đó mà tạo dựng nền móng vững chắc cho nghề nghiệp của mình. Học không chỉ ở trường, mà chúng ta còn học ở gia đình, ở ngoài xã hội. Học không chỉ cứ nhằm đến những kiến thức khoa học lớn lao mà việc học có khi chỉ đơn giản là việc học ăn, học nói, học cách cư xử, đối đãi, giao tiếp hàng ngày. Như vậy học là một quá trình luyện rèn toàn diện và diễn ra ở khắp mọi nơi. Nó hướng đến mục tiêu giúp cho bản thân mỗi chúng ta trở thành những  hoàn thiện, có đức, có tài và có ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng tương lai.

    Vậy thế nào là học nữa và học mãi. Học nữa là học để nâng cao trình độ, để mở mang vốn tri thức cho bản thân mình. Tri thức của con người là vô cùng vô tận mà tri thức nào cũng đẹp, cũng hay, cũng cần thiết và hữu ích. Thế nên chúng ta phải rèn tập thói quen không ngừng học.  là sự nghiệp lớn suốt cuộc đời. Vì thế mà Lênin mới gọi đó là học mãi.
                       
     không ngừng trôi chảy và có bao nhiêu việc phải làm. Thế nhưng tại sao lúc nào chúng ta cũng phải học, học nữa và học mãi. Bởi vì trước hết, kho tàng tri thức của nhân loại là mênh mông, chúng ta có dành hết cuộc đời cũng không sao tìm tòi hết được. Nhưng nếu chúng ta không học, chúng ta sẽ không co tri thức để đảm bảo cho . Hơn thế nữa, tri thức của chúng ta lại luôn lạc hậu so với sự phát triển nói chung. Thế nên để có thể tồn tại trong  này một cách vững vàng và hữu ích, chúng ta phải luôn luôn có ý thức bổ sung và tinh lọc ngay chính kho tàng tri thức của bản thân mình.

    Xã hội của chúng ta ngày càng phát triển. Trình độ khoa học kỹ thuật cũng ngày một tiến lên. Vì thế nếu chúng ta không xác định được rõ mục đích và động cơ học tập, chúng ta sẽ bị tụt hậu trước sự phát triển quá nhanh. Khi ấy chúng ta sẽ trở thành những người vô dụng. Cuộc sống của chúng ta sẽ nhàm chán và vất vả biết nhường nào.

    Câu nói của Lênin thật là ý nghĩa và đặc biệt nó rất phù hợp với truyền thống hiếu học của dân tộc chúng ta. Truyền thống ấy đã trở thành ngọn lửa thắp sáng , mơ ước và khát khao cho không biết bao nhiêu thế hệ. Vì thế để xứng đáng với quá khứ của cha ông, thế hệ trẻ chúng ta ngay tự hôm nay cũng phải ra sức học hành, phải coi việc học hành là mục tiêu, là đích đến và là tương lai bền vững lâu dài.

    Lời khuyên của Lênin bao năm qua vẫn còn nguyên giá trị. Nó giục giã khích lệ chúng ta hãy tự tìm lấy cái thích thú, say mê trong học tập, hãy sáng tạo hơn nữa để việc học tốt hơn, chỉ có học tập và học tập suốt đời chúng ta mới có đủ nghị lực và niềm tin để vững vàng trong cuộc sống.

      bởi Vũ Minh Khang 03/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF