YOMEDIA
NONE

Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên

1) giải thích câu tục ngữ" có chí thì nên"

2) cha ông ta có câu" Cá không ăn mối cá ươn- con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư" hãy giải thích và bình lận câu tục ngư

3) bình luận câu tục ngữ" Ai ơi giữ chí cho bền-dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai"

help me! giúp nhanh mk với đi

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (6)

  • Đề bài: Giải thích câu tục ngữ "Có chí thì nên"

    Bài làm

    Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại . Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.

    Câu tục ngữ này có 2 vế: “Có chí” tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. “Thì nên” là đạt đc kết wả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái đc nhìu thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ ko làm đc gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.

    Thực tế trong cuộc sống cho ta biết đc rất nhìu điều. Chẵng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập viết chữ bằng chân. Nhờ sự cố gắng, kiên trì, bền bỉ mà giờ đây Thầy đã là tấm gương sáng để học trò noi theo. Hoặc như là Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, phải nhờ ánh sáng của đom đóm làm đèn mà học. Nhờ sự chịu khó, kiên trì như thế mà ông đã đỗ đạt làm quan lớn giúp ích cho nhân dân. Như vậy, kiên trì, nhẫn nại là đức tính cần có của mỗi con người. Trong cuộc sống, ai mà chẵng có ước mơ, hoài bão, nhưng ước mơ sẽ vẫn mãi là ước mơ nếu ta ko kiên trì theo đuổi. Nhẫn nại luôn là động lực, là sức mạnh giúp con người vượt wa khó khăn và tiến lên phía trước.

    Trái ngược với người “Có chí thì nên” là kẻ “thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Những kẻ ấy thường bi quan, ko có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là ko làm đc và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng thì ko bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên?

    Tóm lại, “có chí thì nên”, mọi người chúng ta phải biết rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ý chí của mình ngay từ lúc nhỏ, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Vì có như vậy nó mới trở thành nét sống đẹp trong mỗi con người.

    Cha ông chúng ta cho rằng: Cá không ăn muối cá ươn, Con cương cha mẹ trăm đường con hư. Em hãy giải thích và bình luận câu ca dao trên.

    BÀI LÀM

    Dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn trọng đạo lí từ ngàn xưa. Trong các quan hệ tình cảm thì quan hệ giữa cha mẹ và con cái là thiêng liêng nhất. Trách nhiệm lớn lao của cha mẹ là nuôi dạy các con nên người. Ngược lại, bổn phận của con cái là phải lễ phép và vâng lời cha mẹ. Vâng lời là biểu hiện của lòng hiếu thảo, của đạo làm con. Nếu trái lời cha mẹ, phụ lòng cha mẹ, con cái khó trở nên người tốt. Để khẳng định vai trò răn dạy, chỉ bảo của cha mẹ đối với con cái, người xưa đã có câu:

    Cá không ăn muối cá ươn Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

    Bài học lớn về đạo làm người được rút ra từ một thực tế hết sức đơn giản. Thường thường, mua cá ở chợ về, muốn giữ được tươi lâu, người ta làm sạch sẽ rồi ướp muối. Cá thấm muôi, thịt săn chắc, khi chế biến thành món ăn, hương vị sẽ đậm đà. Ngược lại, nếu để lâu không ướp muối, cá sẽ ươn, ăn mất ngon.

    Con cái không nghe lời dạy bảo của cha mẹ khác nào như cá không ăn muôi, sẽ hư hỏng, không thể trở thành người tốt được.

    Vấn đề mà câu tục ngữ đặt ra là rất đúng. Sự hiểu biết, từng trải trong xã hội khiến cha mẹ có nhiều kinh nghiệm sống. Những kinh nghiệm ấy phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt, có khi cả bằng máu nên lại càng quý báu. Với tình thương yêu vô bờ và trách nhiệm lớn lao, các bậc làm cha mẹ không tiếc công sức của mình để nuôi dạy con cái ngày một lớn khôn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Con học hành tấn tới, cha mẹ vui mừng. Con có hiểu hiện không ngoan, cha mẹ đau lòng xót ruột, tìm mọi cách dạy dỗ, giáo dục, giúp con hướng thiện.

    Người xưa có câu: Nước mắt chảy xuôi; lại có câu: Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Mong muôn duy nhất của cha mẹ là con cái trở thành người hữu dụng làm rạng rỡ cho gia đình, Tổ quốc. Cho nên, những bậc cha mẹ chân chính đều dạy con những điều đúng đắn, tâm huyết. Đó là nhiệm vụ, là lo toan, mong ước sâu xa, tha thiết nhất của cha mẹ.

    Phận làm con nên biết rằng trên đường đời, người thầy đầu tiên của con cái chính là cha mẹ. Cha mẹ dìu dắt con những bài học đầu tiên. Cha mẹ chuẩn bị hành trang cbio những đứa con khi bước vào đời. Vì vậy, nghe lời, vâng lời cha mẹ trước tiên là biết vâng, theo, tập theo cái đúng. Sau đó là tự mình nhận thấy đúng mà tự giác tiếp thu. Bấy giờ mới rõ những điều cha mẹ khuyên răn, dạy dỗ là điều hay, lẽ phải. Biết nghe, biết vâng lời cha mẹ là tỏ ra biết kính, biết nhường, hiếu thảo với cha mẹ.

    Trước đây, ông cha chúng ta quan niệm rằng con cái phải tuyệt đối phục tùng cha mẹ, chỉ một lòng thờ mẹ kính cha, nhất thiết không được trái lời. Ngày nay, quan niệm truyền thống ấy có phần thay đổi. Con cái vâng lời cha mẹ, đồng thời cũng có quyền bàn bạc, góp ý với cha mẹ để công việc đạt kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, khi góp ý, con cái phải giữ thái độ lễ phép và đúng mực.

    Cha mẹ gánh vác trách nhiệm chính trong gia đình nên có quyền quyết định mọi việc, song cha mẹ cũng nên biết lắng nghe tâm tư, tình cảm của các con, hiểu rõ tính nết của con, để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục thích hợp, có hiệu quả hơn.

    Xung quanh chúng ta có nhiều người con tài đức vẹn toàn. Những Lê Bá Khánh Trình, Đặng Thái Sơn, hai anh em Từ Hoàng Thông, Từ Hoàng Thái, Trần Bình Gấm... và bao nhiêu bạn khác là con ngoan, trò giỏi, là niềm tự hào của gia đình, nhà trường và xã hội.

    Bài học đạo đức mà câu tục ngữ trên nêu ra từ xưa đên nay vẫn là một kinh nghiệm quý, nhắc nhở mọi người phải giữ đạo làm con.

    Đề bài: Bình luận câu ca dao “Ai ơi giữ chí cho bền. Dù ai xoay hướng đồi nền mặc ai”

    Bài làm

    Trong cuộc sống của mỗi người, sự tác động của hoàn cảnh khách quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân là rất lớn. Không phải ai cũng đủ ý chí, đủ cái tâm vững vàng để không dễ dàng bị xoay chuyển. Để có thể giúp tâm tĩnh, không bị người khác tác động quá nhiều đòi hỏi bản lĩnh. Cha ông ta đã có câu ca dao khuyên răn con người rằng “Ai ơi giữ chí cho bền. Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”.

    Người ta vẫn nói rằng làm nhà là việc quan trọng của người con trai, hay nói cách khác thì đây chính là việc hệ trọng cần phải làm, cố gắng làm. Cũng không phải bỗng nhiên cha ông ta lại mượn hình ảnh làm nhà để nói đến ý chí giữ vững lập trường của bản thân mình. Ý chí, sự quyết đoán, chính kiến cũng như việc làm nhà, cần phải tìm hiểu thật kĩ, không nên nghe răm rắp theo ý kiến người khác mà xoay chuyển tram đường.

    Câu ca dao trên nhằm khuyên răn chúng ta nên bền gan vững chí để không bị lung lay bởi hoàn cảnh khách quan bên ngoài. Mặc dù vẫn biết rằng nên nghe người khác đưa ra ý kiến nhưng không đồng nghĩa với việc nghe và làm theo những gì họ nói mà không có chính kiến của bản thân mình. Câu ca dao không chỉ nói riêng một ai, mà nhắn nhủ chung tất cả moi người cần phải giữ vững lập trường và chính kiến của bản thân mình.

    Bên cạnh câu ca dao này còn có câu:

    Dù ai nói ngả nói nghiêng

    Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

    Thật vậy, mỗi người mỗi tính nhưng việc xây dựng cho mình một lập trường riêng thực sự rất quan trọng trong đời sống hiện nay. Người nói mặc người, bản thân tiếp thu những điều hay, làm những điều đúng, giữ được chính kiến khi đứng giữa hàng tram hàng vạn người khác nhau.

    Trong quá trình học tập hay làm việc thì ít nhiều chúng ta vẫn bị tác động, ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Người có ý tốt, người có ý xấu; quan trọng chúng ta cần biết được bản thân nên làm gì, làm như thế nào. Một người có đủ bản lĩnh cũng như có đủ ý chí thì sẽ biết được nên làm gì và không nên làm gì.

    Có không ít người trên con đường đi tìm ước mơ đã nghe theo lời người khác, cứ coi suy nghĩ của họ là đúng và làm theo. Lối sống này sẽ tạo thành thói quen cho bản thân mình sau này, tâm không vững và lòng không vững. Rất dễ bị lung lay bởi tác động của ngoại cảnh.

    Vế thứ hai của câu ca dao “Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai” có ý nghĩa khẳng định rằng dù người khác có làm gì, có xoay chiều như thế này thì mình hãy luôn giữ vững lập trường như lúc ban đầu. Từ “mặc” đã có ý mặc kệ, không để ý đến lời lẽ của thiên hạ, của những người xung quanh cuộc sống của mình.

    Việc giữ vững lập trường, giữ chính kiến của mình sẽ khiến bạn được mọi người tôn trọng và yêu quý. Giữ chính kiến sẽ đối lập với a dua, gió chiều nào xoay theo chiều đấy. Hơn hết giữ chính kiến còn giúp cho bạn hoàn thiện bản thân mình từng ngày theo hướng tích cực. Cuộc sống vẫn luôn cần những người như vậy, để không chỉ tốt cho bản thân mà còn tốt cho xã hội.

    Có một anh chàng rất tài giỏi nhưng lại thiếu quyết đoán, nghe theo lời người khác, ai nói gì cũng đúng. Vì anh ta không có chính kiến của người khác nên dù có giỏi, có tài đến đâu đi chăng nữa thì vẫn sẽ mãi loay hoay trong chính suy nghĩ của bản thân mình.

    Đối với những người trẻ hiện nay thì việc khăng định cái “tôi” cá nhân, khẳng định được nét riêng biệt của bản thân thì cần thiết phải có chính kiến, có được lòng quyết đoán của mình. Như vậy mới có thể tồn tại và phát triển được trong xã hội có nhiều bon chen như hiện nay

    Như vậy câu ca dao trên đã khuyên răn con người ta nên có chính kiến và lập luận của bản thân mình để không ngừng hoàn thiện và phát triển tốt con người mình hơn. Đó là nền tảng để sau này chúng ta có bước tiến hơn.

      bởi Thành Công 17/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • 3/Trong dòng chảy thời gian hàng ngàn năm, hàng trăm năm sẽ có bao chuyện đời bị phủ mờ, bị quên lãng. Thế nhưng lại có một sự kì lạ, những câu nói dân gian, nhất là ca dao tục ngữ cứ đậu lại trong lòng, gợi nhớ gợi thương, nhắc nhở ta bao điều.

     

    Xã hội biến động không ngừng, lòng người luôn đổi thay, đến một phút giây nào đó, trước nhưng trắc trở, tình huống gai góc trong cuộc sống, những vấn đề cần giải đáp, thì bất chợt những câu tục ngữ, ca dao ấy liền vụt hiện, làm sáng lên trong tâm hồn ta bao ý tưởng đẹp, bao gợi ý hay. Câu ca dao dưới đây là một ví dụ:

    "Ai ơi giữ chí cho bền,
    Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai".

    Hai tiếng "ai ơi" cất lên làm cho câu ca dao trở thành một tiếng gọi đàn tha thiết. Ba chữ "ai" cùng xuất hiện nối tiếp, hô ứng đều là đại từ nhân xưng phiếm chỉ. Chữ "ai" trong câu ca thứ nhất là đại từ nhân xưng chỉ ngôi thứ 2, có thể là anh, chị, hoặc mỗi chúng ta, người trực tiếp nhận lời nhắn gọi. Hai chữ "ai" trong câu ca thứ hai chỉ người đời gần xa, là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba.

    Trong ngôn ngữ dân tộc, chữ "chí" trong câu "Ai ơi giữ chí cho bền” có nhiều nghĩa như ý chí, chí khí, chí hướng, nói lên sức mạnh tinh thần quyết không thay đổi. Chữ "bền” chỉ sự dẻo dai, bên vững, giữ vững được lâu dài, không biến đổi, không suy yếu, dù có bị tác động bất lợi từ bên ngoài. "Giữ chí cho bền" ‘nghĩa là quyết tâm giữ vững ý chí, không nao núng, không thay đổi trước mọi khó khăn trở ngại, quyết thực hiện mục đích cao đẹp của mình.

    Câu thứ hai nói về thiên hạ, nói về những sự việc khách quan đang diễn ra, và "ai ơi" hãy bình tâm "giữ chí cho bền" trước những sự việc đó:

    "Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai".

    "Hướng" là phương hướng, chí hướng. "Nền " là nền tảng, là cơ sở. Làm nhà thì phải xem hướng, đắp nền để nhà cửa bền vững, thoáng mát, mĩ quan. Tục ngữ có câu: "đắp nền xây nhà, đi xa trông hướng". Hướng và nền chỉ sự bền vững, tính mục đích trong làm ăn, trong sinh sống của mỗi người. Những kẻ "xoay hướng đổi nền" là những con người không có chí hướng bền vững, hay thay đổi, dao động trong cuộc sống. Vì thế mới có thành ngữ: "xoay như xoay chong chóng". Bốn chữ: "dù ai, mặc ai" nhắc nhở một cách ứng xử, nói lên một thái độ phủ định, khuyên nhủ mọi người đừng dao động, không nên lệ thuộc vào hành động thiên hạ, việc làm của người ta thì mặc kệ người ta, đừng có a dua, bắt chước một cách vội vã, thiếu cân nhắc, tính toán.

    Tóm lại, câu ca dao "Ai ơi giữ chí cho bền – Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai" nêu lên một lời khuyên chân thành, một bài học vể giữ vững ý chí, chí hướng của mình, bản lĩnh của mình, quyết tâm hành động để thực hiện tốt đẹp mục tiêu của mình đã đề ra. Không nên bị động, dao động vì thiên hạ mà nhụt chí, ngã lòng.

    "Giữ chí cho bền" vô cùng quan trọng. Đường đời nhiều khó khăn thử thách. Vạn sự khởi đầu nan. Việc học hành, việc làm ăn, kinh doanh buôn bán, công tác nghiên cứu khoa học, v.v… đều phải có mục đích, có kế hoạch, đâu có thể tùy tiện được. Có mục đích, có kế hoạch chưa đủ mà còn cần phải có nghị lực, có ý chí để đương đầu với mọi khó khăn, dũng cảm vượt qua mọi thử thách, trở ngại thì mới có thể giành thắng lợi.

    Phải biết giữ chí cho bền. Cuộc đời không bao giờ nuông chiều hoặc "bày cỗ" cho những kẻ thiếu bản lĩnh, yếu hèn, sống bị động, dao động. Thiên hạ trăm người trăm ý, vạn người vạn ý. Khen chê phải, trái; bình luận đúng, sai là chuyện đời mà ta thường nghe thấy. Nhiều người bị hỏng việc vì dao động khi nhìn thấy thiên hạ "xoay hướng đổi nền”. Có người bị tan tành cả cơ nghiệp như anh thợ mộc ngày xưa "đẽo cày giữa đường" là vậy!

    Sống giữa cuộc đời, ta phải biết bình tâm lắng nghe ý kiến mọi người, phải để ý xem xét hành động "xoay hướng đổi nền” của thiên hạ. Chính trong hoàn cảnh ấy, trí tuệ ta thêm sáng suốt, ý chí ta thêm sắt đá, quyết tâm ta càng thêm cao, công việc sẽ hoàn thành tốt đẹp. Ý chí, chí hướng là phẩm chất cao quý hàng đầu của con người chân chính. Vì thế, Bác Hổ đã dạy thanh niên:

    "Không cố việc gì khó,
    Chỉ sợ lòng không bền. 
    Đào núi và đắp biển,
    Quyết chí ắt làm nên".

    Hình như câu ca dao này còn ngụ ý nêu lên bài học biết giữ vững sự thủy chung son sắt trong tình yêu ? Nó cũng tương tự như bài ca dao:

    "Dù ai nói đông nói tây
    Thì ta cũng vững như cây giữa rừng.
    Dù ai nói ngả nói nghiêng 
    Lòng ta cũng vững như kiềng ba chân".

    "Ai ơi giữ chí cho bền – Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai" là tình cảm, tư tưởng, trí tuệ dân gian, là sản phẩm tinh thần của một nền sản xuất tiểu nông nhỏ bé, khép kín. Ý chí, chí hướng là phẩm chất cao quý, nhưng chưa đủ. Con người còn cần phải có trí tuệ thông minh sáng suốt. Có chí hướng, có ý chí nhưng không được bảo thủ, tự coi mình là "nhất thiên hạ". Phải sáng suốt, tỉnh táo phân biệt đúng, sai, cái tiến bộ, lạc hậu và cái lỗi thời. Biết gạt bỏ cái hạn chế của mình, thấy rõ cái sở đoản của mình, biết khiêm tốn học hỏi cái hay, cái tốt đẹp của thiên hạ mới là con người thức thời, khôn ngoan. Đổi mới, hòa nhập xu thế của thời đại. Không thể đóng cửa tự khép kín mình mà phải vừa học hỏi cái tinh hoa của người, vừa dám đem cái tốt đẹp của mình để thi thố tài năng với thiên hạ.

    Nhân loại đã bước vào thiên niên kỉ mới, thời đại của nền văn minh tri thức. Chủ quan, tự mãn, duy ý chí là những tư tưởng phải khắc phục. Sống trong xã hội mới, xã hội của nền sản xuất công nghiệp hóa và hiện đại hóa, câu ca dao trên đây là một bài học bổ ích cho mỗi chúng ta trong việc trau dồi phẩm chất ý chí, xác định chí hướng, nêu cao quyết tâm trong hành động, trong học tập và lao động. Thời đại của nền văn minh tri thức, với những phát minh kì diệu về tin học, về vũ trụ, về sinh học,… ta nên nhớ và nên biết, cùng với sức mạnh của ý chí là sức mạnh của trí tuệ. Vì thế, tuổi trẻ phải biết học tập một cách thông minh và sáng tạo, biết đổi mới nội dung và phương pháp học tập.

    Ca dao dân ca đã cùng sữa mẹ và lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn tuổi thơ mỗi chúng ta. Cho nên phải biết học ca dao. Phải biết nói bằng ca dao. Và còn phải biết suy nghĩ từ ca dao, suy nghĩ một cách mới mẻ. Câu ca dao:

    "Ai ơi giữ chí cho bền,
    Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai".

    càng đọc ta càng cảm thấy thú vị.

    nhớ tick mk ^^

     

      bởi Nhi Chun 16/01/2019
    Like (2) Báo cáo sai phạm
  • Cuộc đời mỗi người cũng giống như một bức tranh muôn màu, muôn sắc. Sẽ có màu hồng , nhưng cũng sẽ có những vệt đen, đó chính là những khó khăn thử thách trong cuộc sống mà ta cần rầy công tận sức mà mà vượt qua. Muốn vậy, con người ta cần phải có ý chí, nghị lực, quyết tâm để xoá đi được những vệt đen ấy. Chính vì thế, ông cha ta đã có câu “Có chí thì nên”.

    Câu tục ngữ nghe có vẻ ngắn gọn và đơn giản nhưng ẩn chứa một tầng ý nghĩa thật lớn lao. “Chí” có thể hiểu là sự quyết tâm, nghị lực, hoài bão, lý tưởng khi thực hiện một kế hoạch hay làm một điều gì đó. “Có chí thì nên”, “nên” ở đây tức là đạt được thành công, đạt được kết quả như mong muốn, như đã đặt ra. Như vậy, cùng với cách nói “Có..thì”, như một lời khẳng định đanh thép, ông cha ta đã đặt ra vài trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống, cụ thể là trên con đường thành công của mỗi người. Con người ta cần có sự kiên trì, quyết tâm, lý tưởng thì mọi khó khăn, gian nan, thử thách, thất bại đều sẽ có thể vượt qua và đạt được kết quả như mong ước.

    Đầu tiên, con đường đời của mỗi người không phải lúc nào cũng bằng phẳng, dễ đi, mà sẽ có những khúc cua gập ghềnh, trắc trở. Đứng trước những đoạn đường ấy, chẳng lẽ ta sẽ cứ đứng lại, hoặc quay đầu trở về mà không bước đi nữa? Nếu như vậy, con người ta sẽ chẳng bao giờ có thể đạt được thành công , vĩnh viễn không thể trưởng thành được. Thay vì điều đó, tại sao ta không vững chí, quyết tâm mà leo bước lên, vượt qua những tảng đá cứng nhọn ấy, dù chỉ là mất một khoảng thời gian, dù cho quá trình ấy sẽ có thể đau đớn,cực nhọc làm sao , nhưng cuối cùng ta vẫn sẽ vượt qua và tiếp tục cuộc hành trình.

    Nếu có ý chí, nghị lực, sự quyết tâm, có lẽ điều gì cũng sẽ trở nên không quá khó khăn với chúng ta . Nhưng nếu chỉ biết nản lòng, nhụt chí trước mỗi gian nan, thử thách ấy thì liệu ta sẽ làm được gì trong cuộc sống? Từ xa xưa, trong thời chiến, ông cha ta đã kiên cường, anh dũng dựng nước, chống trả lại kẻ thù xâm lược, đó đều là nhờ vào ý chí quyết tâm, đồng lòng, căm thù giặc ngoại xâm, “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”, không run sợ trước kẻ thù xâm lăng. Ngày nay, trong thời bình, nhân dân ta cũng đã, đang, và vẫn nhiệt huyết, xây dựng đất nước, đem vinh quang về cho Tổ Quốc. Có lẽ với mỗi người Việt Nam, không ai có thể quên được kỳ tích U23 Châu Á vừa qua, những chàng “dũng sĩ” quần đùi áo số ấy đã đem về vinh quang cho dân tộc khi lên đường thi đấu với một ý chí, quyết tâm , vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, kiên cường thi đấu đến giọt mồ hôi cuối cùng, vĩnh viễn không từ bỏ và cuối cùng họ đã thành công, có thể không phải thành công ở đấu trường ấy, nhưng đã thành công khi lay động bao trái tim hàng triệu người hâm mộ Việt Nam vì ý chí, nghị lực của họ.

    Một tấm gương điển hình khác đó là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, tuy bị liệt cả hai tay, nhưng bằng nỗ lực, sự phấn đấu vì ham học, trải qua bao đau đớn, thầy đã tập viết bằng chân và bây giờ đã trở thành thầy giáo ưu tú, tài ba. Như vậy, có thể thấy, mọi thất bại, mọi bất hạnh, mọi khó khăn, gian khổ sẽ không phải là điều gì mà chúng ta không thể vượt qua, đánh ngã chúng ta bất cứ lúc nào, chỉ cần ta có quyết tâm. Ta có hoài bão, lý tưởng, ta vẫn sẽ đạt được mục tiêu, đạt được khát vọng mà ta mong muốn.

    Mỗi lần vấp ngã sẽ cho ta kinh nghiệm, mỗi thử thách sẽ cho ta biết cách suy nghĩ để vượt qua thử thách đó, càng khổ cực thì vinh quang sẽ càng lớn lao. Đừng từ bỏ bất cứ một điều gì khi ta vẫn còn chưa tới được đích, đừng nản lòng, run sợ khi gặp khó khăn, vì nếu thế cánh cửa của thành công sẽ đóng lại ngay trước mắt bạn. Tất nhiên ta không thể cứ mãi theo đuổi những điều mà ngoài khả năng của mình, dù bạn có ý chí, nghị lực nhưng nếu không có kỹ năng, trình độ , không có tri thức thì sự kiên trì ấy cũng chẳng thể đi đến được thành công mà chỉ làm tiêu tốn thời gian của ta mà thôi. Muốn vậy, cần phải rèn luyện, tu dưỡng bản thân thật tốt, để có đủ trình độ, tri thức làm hành trang vững trãi vì thành công mà chỉ có ý chí, sự kiên trì là không đủ. Luôn tin tưởng vào bản thân mình, lạc quan , không run sợ ,tự ti rồi ta sẽ đạt được thành tựu như ta mong muốn mà thôi.

    Chẳng có gì là ngoài tấm với, chỉ là bạn có muốn với lấy nó hay không thôi. Muốn vậy thì cần phải “có chí”, có quyết tâm, kiên trì. Câu tục ngữ của ông cha ta mới thật đúng đắn mà giàu ý nghĩa làm sao.

    nhớ tick mk ^^

     

      bởi Nhi Chun 16/01/2019
    Like (2) Báo cáo sai phạm
  • 2/

    Từ xưa, truyền thống của Á Đông là con cái phải thương yêu, hiếu kính, vâng lời cha mẹ. Vì thế ông cha ta đã có câu:

    Cá không ăn muối cá ươn.
    Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
    ”,

    Đấng sinh thành của mình, đã khổ cực nuôi mình khôn lớn, đã trải nghiệm, đi qua cuộc đời nhiều hơn nên cha mẹ có kinh nghiệm sống, những bài học quí giá truyền trao cho con cái, mà những kinh nghiệm, bài học đó đáng lẽ mình phải đi qua nhiều thất bại mới biết được nó.

    Vậy “cá ăn muối” là gì? Là cá ướp,thấm muối. ‘’Cá ươn’’ là gì ? Là cá chết, thịt đã biết chất, có mùi hôi. Vậy “Cá không ăn muối cá ươn. Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” nghĩa là con cái không nghe lời dạy bảo đúng đắn của cha mẹ là con hư, khó có thể nên người cũng như cá không ăn muối, cá ươn. Con cái phải biết kính trọng, vâng lời cha mẹ mới trọn đạo làm con. Vì cha me là những người từng trải , nhiều kinh nghiệm sống và bao giờ cững mong con nên người. Vì vậy những lời dạy bảo, khuyên nhủ của cha me là rất cần thiết, quý báu với chúng ta vì vậy chúng ta nên nghe theo.

    Trong xã hội buộc chúng ta sống sao cho xứng đáng, “kẻo mang tai mang tiếng”. Bởi vì :”Con dại thì cái mang” hay “Mũi dại thì lái chịu đòn”. Người mình dù nhỏ, hay lớn, lỡ làm sai phạm điều gì, bậc làm cha mẹ vẫn bị mang tiếng, bị xã hội chê cười. Do vậy ngay từ thuở bé, con cái luôn cần sự dạy dỗ của cha mẹ, và khi đến trường được sư dìu dắt của thầy cô về đạo đức và giáo dục. Nhớ lại hồi còn nhỏ ở nhà, lúc nào cũng nghe ông bà biểu phải vâng lời cha mẹ, đi đến đâu cũng nghe người lớn biểu phải vâng lời, đến trường thầy giáo cũng biểu phải vâng lời. Lớn lên ta lập gia đình, khi làm cha, làm mẹ, ta tiếp tục dạy con phải vâng lời kể từ khi con còn chập chững biết đi, mới bập bẹ gọi cha, gọi me, đến khi con cái khôn lớn, trưởng thành…

    Mỗi lần cãi lời ông bà, cha mẹ thì bị phạt quì gối, có khi bị cúi đầu khoanh tay xoay mặt vô vách, thậm chí có khi bị đòn nữa. Khi vâng lời, ngoan ngoãn thì được thưởng cho ăn, cho quà, cho đi chơi…Tại sao phải vâng lời cha mẹ? Nay đọc lại thấy ông cha nói cắt nghĩa: ”Cha mẹ là người đã trải việc đời, biết rõ được điều hơn lẽ thiệt”. Vậy cha mẹ có dặn bảo điều gì ta phải nghe lời. Cha mẹ là người đi trước, có kinh nghiệm từng trải, có hiểu biết hơn ta, cha mẹ là ông thầy giáo, con cái phải vâng lời cha mẹ. Bởi vì:”Cá không ăn muối cá ươn”.

    Quả không sai, ”cá không ăn muối ắc phải ươn”. Câu cách ngôn này xuất hiện trong bối cảnh Việt Nam ta ngày xưa, thời không có tủ đá, không có tủ lạnh như bây giờ. “Cá” và “muối” rất gần gũi với người mình, nên đối với tuổi trẻ, dễ tạo ấn tượng, có tánh giáo dục cao. Người xưa không dùng hình ảnh trừu tượng hay ước lệ, hoặc lý luận… nên câu cách ngôn “Cá không ăn muối cá ươn”, dễ được học trò tuổi trẻ chấp nhận. “Cá không ăn muối cá ươn”, ông cha ta viết tiếp: ”Con cải cha mẹ trăm đường con hư”. Nhưng còn một số người không vân lời hay cãi cha mẹ bất hiếu, lễ phép với cha mẹ sẽ bị mọi người khinh thường, không được ai giúp đỡ. Mỗi khi đọc lại chuyện kể vua Tự Đức có lần bị mẹ là bà Từ Dũ phạt. Ai trong chúng ta không thán phục gương hiếu hạnh và vâng lời của vua Tự Đức. Trong phần tiểu dẫn, Luân Lý Giáo Khoa Thư kể câu chuyện giữa Bính và Đinh, có đoạn Đinh nói: ”Cha mẹ tôi dặn tôi câu gì thì lúc vắng mặt, cũng như lúc có mặt, tôi chẳng dám sai lời”. Là ông bà, cha mẹ ai không sung sướng, vui mừng nếu nghe con cháu mình nói được như bé Đinh trong Luân Lý Giáo Khoa Thư.

    Bất chợt rờ lên mái tóc bạc, nhận ra chúng ta đều ở tuổi “tri thiên mạng” cả, nhưng vẫn còn có cái ước mơ được ngồi bên mẹ, bên cha để nghe lời từ tốn dặn ta rằng: ”Tài bất thắng đức.Tiền tài như phấn thổ, cha ăn mặn, con khát nước…”

    Trong chúng ta, ai cũng có ít nhất một lần cải cha cải mẹ, thậm chí dối cha mẹ nữa .Nhưng đó cũng chính là bài học quí giá cho mỗi chúng ta về giá trị của sự “Vâng lời cha mẹ” là như thế nào. Vâng lời cha mẹ không dừng lại ở giá trị luân lý, hay ở lý do là vì cha mẹ từng trải nhiều kinh nghiệm mà còn là tình thương của con cái đối với cha mẹ. Chúng ta, hồi còn nhỏ chăm chỉ học hành, lớn lên đi làm viêc luôn giữ gìn đạo đức, không dám vi phạm điều xấu bởi lẽ chúng ta thương cha thương mẹ, sợ làm cha mẹ buồn.

    Nay đọc lại câu ca dao:”Cá không ăn muối cá ươn, con cải cha mẹ trăm đường con hư”. Chúng ta cảm thấy thật thấm thía biết bao. Cha mẹ là người nuôi lớn ta dạy cho ta điều hay lẽ phải bảo vệ ta. Vì thế chúng ta phải biết kính trọng, vâng lời, học giỏi không cãi và nói dối để cha mẹ vui lòng và được mọi người yêu mến.

    nhớ tick mk ^^

     

      bởi Nhi Chun 16/01/2019
    Like (2) Báo cáo sai phạm
  • 1.

    Trong cuộc sống chúng ta luôn luôn phải phấn đấu để đạt được mục tiêu, cùng trong một môi trường giáo dục nhưng có người thì thành công lập nghiệp có người thì lại dang dở trên con đường của mình, đó phải chăng là một vấn đề trong câu có chí thì nên đang muốn đề cập tới.
    Câu tục ngữ trên có ý nghĩa mong muốn con người sống cần có chí hướng điều đó vô cùng quan trọng nó tạo nên một ý nghĩa sâu sắc cho con người, có chí đó là những dự định và có niềm đam mê và đam mê với chính công việc mà mình sẽ theo đuổi, thì nên đây là biểu tượng nói về sự thành công, có chí hướng biết vươn lên và có những động hướng trong tương lai sẽ giúp cho con người thành đạt trong cuộc sống và công việc những điều đó đã tạo nên cho con người nền tảng để có thể phát triển ý tưởng và những dự đinh ước mơ của chính mình, những người như vậy đã tạo nên những niềm tin tươi sáng cho con người.

    Trong câu tục ngữ trên ý muốn nói đến những chí hướng và ý chí của con người trong quá trình the đuổi ước mơ, sống và học tập trong một môi trường nhưng có người rất thành công do họ có chí hướng và muốn phát triển bản thân, những điều đó đã tạo nên những điều cực kì quan trọng đó là nền tảng để con người có thể phát triển chính khả năng của mình. Khi gặp khó khăn sẽ không nản bước, vẫn luôn cố gắng vươn lên đó là những điều quan trọng của mỗi người, chúng ta cần coi câu tục ngữ này là một bí kíp quan trọng trên con đường lập thân lập nghiệp của mình. Những ai có chí hướng chắc chắn sẽ nên người và thành công, những sự tiến thủ trong cuộc sống biết vươn lên và phát triển chính khả năng của mình bằng những hiểu biết thực sự sẽ giúp cho con người phát triển được khả năng của chính mình những điều đó đã giúp cho chúng ta có những bước tiến quan trọng trong cuộc sống này.

    Những câu tục ngữ này có ý nghĩa sâu sắc hơn khi con người biết vận dụng câu này vào trong cuộc sống của chính mình, bởi trong cuộc sống có rất nhiều những người đã vận dụng những câu này và họ thực sự đã trở thành một người rất thành công và nó góp phần quan trọng cho con người, một trong những điều đó đã làm nên những điều diệu kì nó như một liều thuốc tinh thần thúc đẩy con người biết vươn lên tự làm chủ cuộc sống của mình, trong cuộc sống những ai đã thành công đều xuất phát từ việc họ là những con người có chí hướng và biết phấn đấu vì mục tiêu trong cuộc sống, những mục tiêu đó là niềm tin và những sự chí hướng trong hướng của sự phát triển bản thân nó làm nền những thành tựu đáng kể cho con người.

    Mỗi người chúng ta đã biết vận dụng hiệu quả câu tục ngữ này chưa? Đó là một câu hỏi luôn được sử dụng để thức tỉnh con người khi họ đang đi sai lệch hướng, chúng ta mỗi người luôn mong muốn những điều tốt lành sẽ đến nhưng không thể thấy khó khăn mà vấp ngã hay bỏ cuộc, chúng ta ngày càng phát triển bản thân bằng những điều đó, mỗi người khi có lòng quyết tâm bền bỉ thì chắc chắn chúng ta sẽ thành công trên con đường chúng ta đã chọn.

    Những con người có chí dù họ gập khó khăn hay trên con dường đến với tri thức của họ có gặp khó khăn thì những điều đó chỉ là những điều nhỏ và tiếp thêm động lực cho họ, mỗi người chúng ta đều có thể phát triển chúng theo những điều tuyệt diệu và chính những điều này đã tạo nên cho chúng ta sự bền bỉ kiên trì và sẵn sàng vượt qua tất cả mọi điều trong cuộc sống này, những điều đó không chỉ tác động đến con người một cách mạnh mẽ mà nó tác động đến niềm tin của mỗi người, câu tục ngữ này đã thức tỉnh rất nhiều người khi họ đi lệch hướng, họ tìm lại được chính con đường của mình, trong những điều đó, họ là những người tự làm chủ được bản thân của mình, họ vươn lên bằng chính sức lực của mình.

    Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những người có chí hướng như những bạn học sinh học lớp 12 họ luôn có những kế hoạch và dự định tương lai phía trước, chính vì vậy họ đặt ra mục tiêu và cố gắng hoàn thành được mục tiêu đó, mục tiêu đó làm nền tảng tinh thần và là mục tiêu cho họ phấn đấu và phát triển bản thân, mỗi chúng ta đều có khả năng phát triển chính bản thân mình bằng những điều đó, những điều đó làm nên nhiều ý nghĩa mang những tính chất thúc đẩy lòng quyết tâm của mỗi người điều đó tạo nên những mục tiêu phấn đấu họ có thể phát triển bản thân mình bằng những hình ảnh mang tính chất tạo thêm động lực cho mỗi người, những điều đó tạo nên một con người có lòng quyết tâm và ý chí kiên cường để vượt qua mọi khó khăn gian nan vất vả để vươn tới mục tiêu và đã được thành công.

    Câu tục ngữ trên có ý nghĩa giáo dục con người sâu sắc, mỗi người sẽ lấy nó làm mục tiêu phấn đấu trên con đường theo đuổi mục tiêu của mình, những ai có lòng quyết tâm và ý chí kiên cường thì những người đó sẽ đạt được những thành công đáng kể trong cuộc sống này.

      bởi ミ★Bạch Kudo★彡 16/01/2019
    Like (2) Báo cáo sai phạm
  • Có ai đã từng nghe câu: “Mất niềm tin là mất tất cả”. Thật đúng như vậy, niềm tin là động lực thúc đẩy chúng ta phát triển. Và để có được niềm tin rạng rỡ ấy, ý chí và nghị lực là phẩm chất cao quý cần có. Nói vè ý chí và nghị lực, nhân dân ta có rất nhiều những câu tục ngữ, câu thành ngữ ca dao đề cập tới. Nổi bật là câu “Có chí thì nên”. Câu tục ngữ đề cao ý chí nghị lực trong cuộc sống và khuyên nhủ chúng ta sống cần phải có ý chí nghị lực. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về câu tục ngữ này.

    Đầu tiên chúng ta cần hiểu “chí” ở đây nghĩa là gì? “Chí” chính là nghị lực, ý chí của mỗi người, nó giúp con người có thể vượt qua những khó khăn thử thách để tiến tới đích, tiến tới thành công. Những dẫn chứng hùng hồn về ý chí nghị lực đã được tìm thấy trong mỗi người Việt. Cả một trường kỳ lịch sử đấu tranh chống bọn thực dân thối nát xâm lược, tinh thần, ý chí, nghị lực, của nhân dân ta, được phát huy cao độ. Với những đế quốc hùng mạnh như Pháp, Mĩ, chúng ta đứng trước một tình thế vô cùng nguy cấp. Song với ý chí nghị lực vượt khó, nhân dân ta đã đoàn kết một lòng đứng lên chống giặc ngoại xâm giành lại nền độc lập tự do cho dân tộc. Mặc dù “tượng đài tự do được xây dựng bằng máu và nước mắt” nhưng ý chí chiến đấu cao ngút trời đã mang lại chiến thắng toàn vẹn cho bên chính nghĩa là ta. Chiến thắng đó chính là chiến thắng của ý chí nghị lực. Trải qua suốt chiều dài lịch sử của những năm tháng khốc liệt ấy, ý nghĩa của câu tục ngữ vẫn hoàn toàn đúng đắn. Có biết bao tấm gương sáng vẫn được lưu truyền đến ngày nay. Chẳng hạn như thầy giáo Nguyễn Ngoc Kí. Câu truyện về thầy chưa bao giờ mất đi sức hút đối với trẻ em Việt. Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, không thể viết nhưng ý chí, nghị lực vươn lên, cùng niềm say mê ham học, thầy đã vượt qua tất cả. Bắt đầu từ những chữ viết nghuệch ngoạc khó khăn bằng chân, thầy không nản lòng mà ngay đêm tập luyện. Cuối cùng thầy cũng đã thành công. Những chữ viết ngay ngắn thẳng hàng, đều và đẹp chính là thành quả mà thầy đạt được sau những giọt mồ hôi và nước mắt. Với ý chí nghị lực vươn lên, thầy đã trở thành một nhà giáo ưu tú, một tấm gương sáng rực của biết bao thế hệ học sinh. Chúng ta ngưỡng mộ thầy không chỉ bởi tài năng viết chữ, lòng kiên trì mà còn là ý chí, nghị lực tuyệt vời. Ý chí nghị lực luôn là cần thiết với mỗi người cho dù ở thời đại nào, lĩnh vực nào của đời sống. Trong lao động sản xuất, có rất nhiều gia đình từ nghèo đói đã vươn lên làm giàu và có một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Trong học tập có biết bao tấm gương vượt khó, vượt hoàn cảnh vươn lên trở thành một người tài, một người có ích cho xã hội. Và chị Nguyễn Thị Thảo là một ví dụ điển hình. Gia đình chị rất nghèo nhưng không vì thế mà chị nản lòng. Chị đã lấy nó làm động lực cho ý chí vươn lên của mình. Chị đã giành được học bổng, được đi du học. Và hiện tại, chị đang là giảng viên cua một trường đại học. Đó chỉ mới là một vài lĩnh vực, còn rất nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống không ít những tấm gương thể hiện nghị lực. Nhưng nói chung, họ đều là những con người vươn lên bằng ý chí nghị lực của bản thân và có được những thành quả mà mình mong muốn.

    Tuy nhiên trong thực tế không phải ai cũng có thể nhận thức được vai trò và sự cần thiết của “chí”. Bên cạnh những tấm gương sáng, vẫn có một bộ phận không có ý chí vững vàng. Họ dễ bị những cám dỗ, sa chân vào những tệ nạn đẻ rồi lãnh một hậu quả mà không ai mong muốn. Bởi đúng như câu tục ngữ “có chí thì nên”. Có ý chí nghị lực, ắt sẽ thành công. Ý chí nghị lực kết hợp cùng với kiên trì bền bỉ, bạn sẽ vượt qua mọi chông gai của cuộc đời. Bởi cuộc sống không phải là thảm đỏ, hoa thơm nhờ có ý chí bản thân sẽ vượt qua tất cả. Trước gian lao thử thách, con người phải có một ý chí nghị lực kiên cường. Bác Hồ – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc của Việt Nam cũng đã khẳng định về sức mạnh của ý chí nghị lực:

    “Không có việc gì khó
    Chỉ sợ lòng không bền
    Đào núi và lấp biển
    Quyết chí ắt làm nên”

    Câu tục ngữ là chân lý sống để mỗi người rèn luyện. Thế hệ trẻ chúng ta hãy bằng chính bản lĩnh, ý chí, nghị lực cùng tài năng của mình vượt lên làm chủ cuộc đời, đạt đến những đỉnh cao trong công danh và sự nghiệp.

      bởi ミ★Bạch Kudo★彡 16/01/2019
    Like (2) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF