YOMEDIA
NONE

Giải thích câu Im lặng là vàng

Giải thích câu : "Im lặng là vàng "

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Người hiền là người suy nghĩ, nhưng khi nói thì lời nói của nhà hiền triết phù hợp với suy nghĩ, và hành động phù hợp với lời nói của mình. Lời nói phù hợp với trí tuệ và hành vi, thì đúng là "bạc" còn im lặng mới là vàng. Trên nên tảng của sự im lặng, lời nói mới được hình thành. Im lặng là khoảng không gian tự do, muốn nghĩ gì thì nghĩ. Phải có im lặng thì tư tưởng mới nẩy sinh.

    Thông qua sư tôn trọng người khác và sự tế nhị, im lặng của chúng ta cho phép người khác phát biểu ý kiến. Thay vì ngắt lời, thay vì nói cùng lúc, lấn át tiếng nói của người ta (nói lướt, giành nói, nói leo...). Để người ta nói và phải biết nghe nữa. Im lặng khi nghe chính là cơ sở của giao tiếp xã hội, và tự do ngôn luận, tự do phát biểu.
    Phát biểu hay, thao thao bất tuyệt, một người hùng biện có thể gây ấn tượng. Nhưng người im lặng và phát biểu ít, vẫn thuyết phục đựoc người nghe.
    Tục ngữ phương Tây: Nói ít mà nói đúng. Nghe hai lần nhưng nói một lần (Parle peu mais parle juste, écoute deux fois mais parle une fois).
    Tục ngữ khác: "Uốn lưỡi 7 lần khi nói" - "Cái miệng kiện cái thân"
    "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe"; "Thùng rỗng kêu to"
    "Hãy nói khi bạn có từ ngữ mạnh mẽ hơn sự im lặng" (Euripide)
    Tiếng nói có trọng lượng.
    "Trong một buổi họp, có một người im lặng trong khi ai cũng nói thì người ta chỉ nghe tiếng người ấy";
    "Nếu anh kiếm được tiền bạc bằng lời, thì anh sẽ kiếm được tiền vàng bằng im lặng"

    Nhưng Im lặng có phải lúc nào cũng là vàng hay không? Có những lúc nói là vàng, là thể hiện sự dũng cảm, chia sẽ kiến thức, khuyên nhủ động viên, đóng góp ý kiến xây dựng, kêu gọi, làm chứng, vân vân.
    Lời nói có giá trị khi ta biết sử dụng nó đúng lúc đúng chỗ, im lặng cũng vậy.
    Nhiều hội thảo quốc tế có khách Việt Nam tham gia, nhiều người Việt thường tìm hàng ghế cuối để ngồi im như thóc, không tranh luận, mặc dầu cũng biết nhiều nhưng... “không thích nói!”. Một phần do ngôn ngữ, nhưng phần lớn chính là sự nhút nhát và có vẻ hơi tự ti trước đám đông. tại sao người Việt ta thường kém tự tin khi phát biểu trước đám đông như thế. Phải chăng do cách giáo dục từ trong gia đình, nhà trường hay do nền văn hóa phương Đông “cứ phải im lặng thế?”. Thiết nghĩ câu “Im lặng là vàng” theo cách nói của người Việt trong xã hội hiện đại nên áp dụng đúng nơi, đúng lúc. Chúng ta phải lên tiếng thế giới mới biết chúng ta có những gì và sẽ cần những gì thì mới có thể phát triển.

      bởi Đoàn Nguyên Đức 12/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF