YOMEDIA
NONE

Giải thích câu Đi 1 ngày đàng, học 1 sàng khôn

Giải thích câu tục ngữ đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn ( ngắn gọn đầy đủ ý)

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (3)

  • Mở bài:
    Tùy ý thích của bạn mà làm theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp. Có thể ban nói sơ vài câu về việc tầm quan trọng của việc học, nhất là trong thời đại tiên tiến như bây giờ. Rồi ban dẫn ra câu "Học, học nữa, học mãi". Câu chuyển ý thì phải nêu ra được là bạn sẽ "giải thích" ý nghĩa của câu nói trên

    Thân bài
    - Giải thích các khái niệm:
    "Học" : không chỉ là học từ trường lớp, thầy cô mà còn là học từ bạn bè, sách vở, từ kinh nghiệm của những người đi trước, học từ cuộc sống vvv...
    " Học nữa": Đã học 1 thì học tiếp để biết 2, biết hiện tượng rồi thì học nữa để biết nguyên nhân vì sao lại có hiện tượng đó, rồi học nữa để biết hiện tượng đó sẽ dẫn đến cái gì vv...
    " Học mãi": học vấn không phân biệt tuổi tác, Già đến bao nhiêu tuổi vẫn có thể học.
    - Giải thích ý nghĩa của cả câu nói
    " Vì sao lại phải "học, học nữa, học mãi": học để mở rộng hiểu biết, để ứng dụng trong cuộc sống vv...
    Kết luận: Tóm lược lại những gì em đã giải thích trong phần thân bài, có thể rút ra một chiêm nghiệm nào đó cho sự học của bản thân
    chú ý: Với nghị luận giải thích, bạn đừng khẳng định ý nghĩa của câu nói này là đúng hay sai, nhe! Làm vậy là lạc đề qua bình luận rồi đó
    Từ ngàn xưa, người xưa đã nhận thức sự cần thiết, lợi ích của việc học, đúc kết kinh nghiệm sống, còn lưu truyền mãi trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam qua ca dao tục ngữ, châm ngôn ...mà "Học, học nữa, học mãi..." là một ví dụ điển hình...
    Học là gì? ai trả lời được? học là tìm hiểu, nghiên cứu để mở mang kiến thức, nhận thức tính đúng sai của sự việc...
    Tại sao phải học nữa? vì kiên thức là vô hạn, là không bờ bến, học cái này chưa xong, có cái khác chờ học...
    Tại sao phải học mãi? vì kiến thức được các nhà khoa học, chuyên môn cập nhật mãi, tìm ra cái hay, cái mới mãi...nên ta học mãi...
    -học: việc đàu tiên của con người là phải học, học để làm gì,cần học nhũng gì..
    -học nữa:bạn học bấy nhiêu chưa đủ bởi vì điều bạn biết rất là nhỏ bé trong xã hội này, bạnu cần phải hoc nữa, học nhiều hơn nũa để đi kịp với thời đại bây giờ,...(bạn hãy đưa ra ý kiến riêng của mình)
    học mãi: kiến thức không có trọng lượng, không co giới hạn và rất thú vị , bổ ích, nó chỉ đến vơi ai muón tìm đến nó, vậy chúng ta không nên ngừng học hỏi(bạn có thể khai thác ý kiến về câu nói sau:"bạn chỉ la giot nc bé nhỏ trong đại dương thăm thẳm, và nếu chúng tỏ mình bạn hãy là 1 cốc nc, roi sau đo là 1 thùng , ao, .
    cuối cùng bạn nêu phương pháp học tập...Học , học nữa , học mãi" là học ko ngừng nghỉ, kiến thức ko có giới hạn, cần chúng ta khám fá nó! Khám fà để chinh fục cái nhìn của mọi ng` về mình! Khám fá để hòa nhập zới cuộc sống hiện đại . Ta lun lun cần học vì cuộc sống ngày càng tiến bộ, ta fải học để theo kịp thời đại, fải học để mang lại sự văn minh cho bản thân, gia đình, xã hội.
    Nói khác, tri thức thì rộng lớn sức học con người thì có hạn, nên học không bao giờ là đủ. Nên nếu có cơ hội thì nên học . Học không có nghĩa là đến trường , đến lớp mà còn học cả ngoài đời.
    ("Tóm ý trên lại, rút ta bài học riêng, tự hứa bản thân phải cố gắng học, mong sao góp sức mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp...)sự nghiệp, tương lai của tất cả đều nằm trong tay chúng ta, những đứa con của đất nước xã hội. Cần phải có trí tuệ, kiến thức rộng ta mới có thể xây dựng được 1 đất nước vững mạnh, giàu có. như vậy, để có được những thành quả đó ta phải làm gì?đó là khám phá, học tập, mở rộng tầm mắt của mình không chỉ trong sách giáo khoa mà phải tìm hiểu trên tất cả những gì mình có thể tìm hiểu. Có thể bạn thật sự giỏi nhưng tại sao bạn không vươn lên hơn lúc này, kiến thức của bạn đang có chỉ là 1 con số bé nhỏ trong khoảng trời bao la, bởi vậy mà Lê-nin đã có câu"Học, học nữa, học mãi" kiến thức không bao giờ cạn chỉ là bạn chưa khám phá hết nó mà thôi. câu nói ngắn gọn mà sâu sắc, mang đầy những hàm ý cao cả đó của Lê-nin đã để lại cho những thế hệ sau này thấm thía về cách học, cách suy nghĩ về ý thức học tập của mình. Đó là câu nói thật sự làm cho bao con người phải suy nghĩ về chính bản thân mình, cách làm việc thật sự có hiệu quả______________

      bởi Võ Hoài Nam 17/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • DÀN Ý CHỨNG MINH ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG HỌC MỘT SÀNG KHÔN LỚP 7 ĐẦY ĐỦ CHI TIẾT

    1. Mở bài

    • Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận.

    Nếu cuộc sống chỉ dậm chân tại chỗ, đứng yên một nơi mà không chịu đi khám phá, trải nghiệm thì có lẽ ta cũng chỉ như chú ếch ngồi đáy giếng kia, coi trời bằng vung, tự bản thân chúng ta biến mình trở thành kẻ hiểu biết nông cạn, kiêu căng và cái giá phải trả lại không hề nhỏ. Ý thức được điều này, từ xa xưa, ông cha ta đã khuyên răn: "đi một ngày đàng học một sành khôn". Cho đến ngày nay và mãi mãi về sau, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị, là bài học sống bổ ích cho mỗi người.

    2. Thân bài

    a) Giải thích

    • "Đàng" là ngôn ngữ của miền Trung và miền Nam, có nghĩa là đường.
    • "Đi một ngày đàng"  với sự kết hợp của các từ đã tạo nên ý nghĩa về cả mặt không gian và thời gian. Cả vế thưa nhất toát lên ý sự ra đi trong khoảng thời gian ngắn hay chính là hành trình đi để khám phá, trải nghiệm.
    • Đó là tiền đề để "học một sàng khôn"  tức là có được những kiến thức, kinh nghiệm, những bài học đã qua chọn lọc.
    • Như vậy câu tục ngữ khuyên mọi người hãy bước lên con đường, hành trình khám phá cuộc sống, dấn thân vài đường đời, tiếp xúc với nhiều người để học được nhiều điều.

    b) Bàn luận

    • Kiến thức không chỉ có trong sách vở mà còn có ở ngoài đời sống, nằm ở những sự vật, hiện tượng, toát ra từ những con người. Vì thế, "đi một ngày đàng" tức là ta sống sâu sắc và trọn vẹn với cuộc đời, ta sẽ thu nhận lại những bài học còn ý nghũa hơn cả những kiến thức hàn lâm.
    • Việc đi nhiều sẽ giúp ta tiếp xúc với nhiều người, hiểu được phẩm chất, tính cách  của mỗi người để từ đó ứng xử cho đúng mực, để phù hợp với hoàn cảnh. Đó là sự ứng xử khéo léo mà chỉ có trường đời mới dạy được ta.
    • Cuộc sống không bao giờ là bằng phẳng, đó là chặng đường ghập ghềnh sỏi đá và chông gai, với những bước thăng trầm. Chọn dấn thân vào con đường ấy đồng nghĩa với việc tôi sẽ vấp ngã, thất bại. Sau mỗi lần như thế, tôi học được cách đứng lên trên đôi chân của chính mình, gạt đi giọt nước mắt, ý chí và nghị lực để bước tiếp. Khi ấy, con người được trưởng thành sau nhiều lần tranh đấu. Đó là bài học quý giá mà việc "đi một ngày đàng" đem lại cho ta.
    • "Đi một ngày đàng" đồng nghĩa với việc đi ra khỏi không gian chật hẹp, với lũy tre làng đã gắn bó muôn đời, vạn kiếp. Vì vậy mà cuộc sống hiện diện trước mắt ta phong phú và đa dạng hơn, bộn bề và phức tạp như chính bản chất của nó. Cuộc đời thì đa sự, con người thì đa đoan. "Đi một ngày đàng" lại giúp ta học nhiều hơn về cuộc sống và con người.

    c) Mở rộng

    • "Đi một ngày đàng" không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng bước đi, cũng cần giành cho mình những trạm nghỉ chân, để lắng lại nghĩ suy về những gì đã qua và những điều sắp đến.
    • Để học được nhiều " sàng khôn" nhất thì con người cũng cần tự trang bị cho mình những hành trang vững chắc nhất.

    3. Kết bài

    • Liên hệ thực tế và bản thân.

    Ngày nay, khi những nền tảnh công nghệ số phát triển như Facebook, Zalo... người ta quan niệm có thể có cả thế giới trong lòng bàn tay. Song, đó chỉ là nột thế giới ảo, hãy bước ra và hết mình với cuộc đời

      bởi Vũ Minh Khang 03/03/2020
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học  hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

    Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có  từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ  sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với  vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

    Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

    Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

      bởi Huất Lộc 12/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON