YOMEDIA
NONE

Em hãy viết bài văn giải thích câu: Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai.

Em hãy viết bài văn giải thích câu: Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (4)

  • Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai

    Vâng, đúng như lời Bác Hồ đã nói trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước nhưng ai sẽ là người dìu dắt các em từ những cậu cô bé trở thành chủ nhân của đất nước vào ngày mai. Ngoài các bâc phụ huynh, những ngướ sinh thành thì hình ảnh của các thầy cô là không thể thiếu như câu:

    Sang sông phải bắc cầu Kiều

    Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy

    Mỗi người thầy ngưới cô có vai trò vô cùng quan trọng đến tương lai của đất nước.Từ hồi mẫu giáo ta được các thầy cô dạy hát, học múa rồi lên lớp một lại đc thầy cô uốn nắn cho từng chữ một. Rồi mai đây có lớn hơn có chững chạc hơn thì các thầy cô vẫn mãi bên cạnh giúp đỡ ta.Thầy cô cung giống như nhưng người lái,đưa chúng ta cập đến những bến chi thức để rồi cứ sau mỗi chặng đường ta lại đc mở rộnh kiến thức.Vì thế đã có biết bao bài thơ, bài hát ca ngợi nghề nhà giáo nhưng có bài nào thể hiện hết đc công lao to lớn của các thầy các cô.Nhưng các bạn đã đền đáp nó như thế nào.Tặng quà ư? không tôi không nghĩ như vậy việc học tập tốt,nghe lời kính trọng thầy cô là món quà lớn nhất và kính trọng nhất đến các thầy các cô.

      bởi thuy tien 12/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Lời nói là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt trong đời sống. Để khuyên bảo mọi người cách nói năng để dạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, Ông cha chúng ta đã từng căn dặn:

    Lời nói chẳng mất tiền mua

    Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

     

    Nhưng trong cuộc sống hằng ngày, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn lời nói thích hợp thì mọi người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn, kêt quả sẽ cao hơn. Mỗi người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều nhưng có lời hay, lời đẹp mà cũng có những lời thô, lời vụng. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Ta có thể chọn lựa lời nói tuỳ theo ý định và trình độ văn hoá của mình. Ông cha thấy lời nói như một thứ công cụ dễ kiếm, dễ chọn trong tầm tay của mọi người. Nếu chọn đúng , lời nói sẽ tạo hiệu quả cao hơn, còn lựa sai thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.

    Hiệu quả của lời nói đẹp là làm vừa lòng nhau. Lòi nói đẹp tạo ra sự cảm thông, sự ăn ý và hiểu biết lẫn nhau. Đó là cơ sở để con người đạt được mục đích trong giao tiếp. Để cho vừa lòng nhau, Cần phải biết lựa chọn lời nói phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, Sắc thái tình cảm.

    Cùng nói về một hiện tượng là cái chết nhưng có rất nhiều cách diễn đạt: Sư già đã viên tịch, Người chiến sĩ đã hi sinh vì tổ quốc, ông cụ mới khuất núi,...Người có văn hoá khi giao tiếp thường biết lựa chọn cách nói phù hợp. Một lời nói hợp cảnh, hợp tình sẽ làm cho wan hệ them tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói hớ hênh, vô ý sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc lựa lời

    Nhưng để có khả năng lựa lời, chúng ta phải học tập, rèn luyện liên tục, lâu dài. Ông cha ta đã từng để lại rất nhiều lời khuyên về sự cẩn trọng trong cách nói năng của con người: Ăn phải nhai, nói phải nghĩ; học ăn, học nói, học gói, học mở,...

    Tuy chú ý đến viẹc lựa lời đẻ đạt được hiệu quả giao tiếp nhưng người xưa không bao giờ cho rằng mục đích giao tiếp chỉ là sự vừa lòng nhau.

    Cần phải chọn lời nói thích hợp, nhưng đúng đắn chứ không phải chỉ quan tâm dến sự đồng tình của người nghe, bởi vì có những khi nói thật mất lòng. Một lời nói êm tai, nhẹ nhàng nhưng giả dối không thể coi là một hành vi giao tiép đúng đắn. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, lời nói thích hợp trước hết phải là lời nói chân thực, sau đó với là lời nói đẹp

    Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Biết dùng lời nói thích hợp sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Vì vậy, chúng ta phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.

      bởi Vũ Minh Khang 03/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ giống nòi là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước. Tinh thần ấy được thể hiện qua những việc làm cụ thể hàng ngày mà ta có thể bắt gặp ở mọi nơi. Đó là kết quả của tấm lòng tương thân, tương ái đã lưu truyền bao đời nay của dân tộc ta. Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Đây là những cử chỉ và hành động thiết thực của những nhà hảo tâm. Chúng ta cần biểu dương những tấm lòng ấy để nhân lên thành những gương người tốt, việc tốt điển hình trong cuộc sống.

     

    Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kì đổi mới, nền kinh tế thị trường phát triển, hoà nhập với quốc tế, nhiều cá nhân, nhiều gia đình, tổ chức làm ăn rất phát đạt, họ muốn chia sẻ tình thương, lòng nhân ái với những người lao động nghèo, những người cơ nhỡ trong xã hội đặc biệt là các trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn bằng cách thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Đây là một việc làm cao thượng, bộc lộ tính nhân đạo cao đẹp.

    Ở bùng binh Hàng Xanh, không ít trong chúng ta bắt gặp những cảnh tượng hết sức đau lòng. Các em nhỏ, chỉ ở độ tuổi ê a, vậy mà đã phải đi xin từng đồng tiền lẻ của những người đi đường. Những tia nắng cuộc đời đã chiếu lên làn da non nớt của chúng, sạm đen và dày hơn. Tự hỏi, trong cuộc sống còn bao nhiêu đứa trẻ như thế nữa, tại sao chúng lại phải gánh trên vai số phận nghiệt ngã như vậy! Trong khi những đứa trẻ đồng trang lứa thì đang sống trong bầu không khí đầy ắp tình thương của biết bao người, còn chúng thì phải nai lưng sống qua ngày, đã vậy, đôi lúc còn phải cam chịu những ánh mắt thờ ơ, những sự ghẻ lạnh từ những con người không có trái tim.

     

    Bác Hồ nói:
    “Trẻ em như búp trên cành,
    Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”

    Trẻ thơ là độ tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, rất cần sự cưu mang, đùm bọc, che chở, dạy dỗ của người lớn để hình thành nên những nhân cách tốt đẹp, có ích cho xã hội. Thế nhưng, những đứa trẻ bất hạnh, không có mái ấm gia đình, không có tình thương của cha mẹ và người thân, chúng phải tự bương trải kiếm từng miếng cơm, manh áo. Hàng ngày phải tiếp xúc với các tệ nạn xã hội, các em dễ bị lôi kéo vào những con đường xấu và từ đó trở thành gánh nặng cho xã hội, cho cộng đồng. Nhận thức rõ điều này, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức đã thu nhận những trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống đó về những mái ấm tình thương. Bằng tình thương, sự đùm bọc, bằng tấm lòng nhân ái, bao dung nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Các tổ chức như Trung tâm nuôi dạy và đào tạo việc làm cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ Thái Bình, Trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em Gò Vấp, Trường mái ấm Bà Chiểu,… là những ví dụ điển hình. Và có rất nhiều người đã lớn lên từ những mái ấm ấy, thành công và để lại tên tuổi cho đời như cố diễn viên Lê Công Tuấn Anh, nghệ nhân Lương Tấn Hằng, hiệu trưởng – nhà giáo ưu tú Phạm Thị Vy,…

    Thế nhưng, đâu đó vẫn còn những hiện tượng tiêu cực như đối xử bạo hành với trẻ em, lợi dụng những tổ chức này để tranh thủ sự ủng hộ của các quỹ nhân đạo, bóc lột sức lao động của trẻ em, thái độ ghẻ lạnh, dửng dưng, thờ ơ trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của trẻ em lang thang ngoài đường phố.

    Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ thơ được coi như tương lai của đất nước, một đất nước có phồn thịnh được hay không là nhờ vào thế hệ ấy! Nhưng, đất nước ta đang phải chịu sự thiếu hụt của rất nhiều tài năng đang chơi vơi giữa dòng đời. Vậy nên, cần thêm nhiều nữa những mái ấm tình thương như Trung tâm nuôi dạy và đào tạo việc làm cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ Thái Bình, và cũng cần thêm nhiều nữa những lòng hảo tâm như nghệ nhân Lương Tấn Hằng.

    Tóm lại, yêu thương, giúp đỡ, thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp là một hành động đáng để xã hội và quần chúng nhân dân ủng hộ và làm theo.

      bởi Vũ Minh Khang 03/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai

    Vâng, đúng như lời Bác Hồ đã nói trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước nhưng ai sẽ là người dìu dắt các em từ những cậu cô bé trở thành chủ nhân của đất nước vào ngày mai. Ngoài các bâc phụ huynh, những ngướ sinh thành thì hình ảnh của các thầy cô là không thể thiếu như câu:

    Sang sông phải bắc cầu Kiều

    Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy

     

    Mỗi người thầy ngưới cô có vai trò vô cùng quan trọng đến tương lai của đất nước.Từ hồi mẫu giáo ta được các thầy cô dạy hát, học múa rồi lên lớp một lại đc thầy cô uốn nắn cho từng chữ một.Rồi mai đây có lớn hơn có chững chạc hơn thì các thầy cô vẫn mãi bên cạnh giúp đỡ ta.Thầy cô cung giống như nhưng người lái,đưa chúng ta cập đến những bến chi thức để rồi cứ sau mỗi chặng đường ta lại đc mở rộnh kiến thức.Vì thế đã có biết bao bài thơ, bài hát ca ngợi nghề nhà giáo nhưng có bài nào thể hiện hết đc công lao to lớn của các thầy các cô.Nhưng các bạn đã đền đáp nó như thế nào.Tặng quà ư? không tôi không nghĩ như vậy việc học tập tốt,nghe lời kính trọng thầy cô là món quà lớn nhất và kính trọng nhất đến các thầy các cô.

      bởi Phí Minh Đức 02/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON