Em hãy viết bài nghi luận về câu tục ngữ: Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.
Em hãy viết bài nghi luận về câu tục ngữ: Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.
Trả lời (3)
-
Từ xưa đến nay “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” đã được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, như một kinh nghiệm ứng xử khôn khéo, biết lựa miếng ngon để ăn, việc nhàn hạ để làm.
Đó chẳng qua là lối sống khôn vặt, chăm chăm hưởng lợi, đùn đẩy khó khăn cho người khác.
Khi tới dự đám cưới, mừng tân gia hay phúng viếng chia buồn…thì nhanh chân đi trước, ấy là tránh cái việc phải ăn những mâm cỗ thừa, cỗ dồn. Không chỉ “ăn” mới đi trước để có được miếng ngon mà cái sự nhanh chân để hưởng lợi tồn tại với đủ hình, đủ vẻ.
Nhiều vị thủ trưởng nhờ rò rỉ thông tin biết được mảnh đất nọ sắp được quy hoạch, giá nâng lên thì lập tức biến nó thành của riêng. Người dân khi bán đất xong mới vỡ lẽ bị “hớt tay trên”.
Hay cơ quan đang có đợt tuyển nhân viên, thế là các bậc cha mẹ vội vàng “đi trước”. Và việc thi tuyển chỉ còn là hình thức. Chọn việc dễ, dù mất mát tiền của, nhưng rõ ràng an toàn hơn so với “lội nước”.
Còn khi phải đối diện với những việc không lường được nguy hiểm, thì cứ từ từ, chờ xem người đi trước, có qua được an toàn hay không, rồi mới “liệu cơm gắp mắm”.
Trong cơ quan, xí nghiệp có nhiều vấn đề bức bối lắm. Mà giám đốc lại mới về, chẳng biết tính cách thế nào. Phản ánh tiêu cực, không may vị giám đốc mới kia là tuýp chỉ thích ngợi khen lại cho mình lắm chuyện.
Thôi, cứ để anh nào có lá gan to. Họa anh ta chịu, mà nếu thấy được phúc thì lội theo sau cũng chưa muộn. Cứ thế, cấp trên ngại khó đẩy việc cho cấp dưới, cấp dưới lại ỷ lại.
Có lần, đêm đã khuya, một người bạn cùng làm công an xã với bố tôi đến đập cửa. Theo lời chú, có vụ đánh lộn giữa thanh niên mấy thôn ở quán rượu, công an xã cần xuất hiện ngay để dẹp.
Trong khi bố tôi hối hả chuẩn bị, thì chú ung dung ngồi rít thuốc lào, phả từng bụm khói vẻ khoan khoái. Và chú bảo bố tôi không việc gì phải vội, để cho “bọn nó” đến trước. Lát nữa chỉ cần bố tôi và chú đến lập biên bản, đợi chúng bớt men rượu rồi giải vài đứa về đồn là xong.
Bây giờ lũ choai choai ấy đang say chẳng phân biệt ai với ai, léng phéng nó phang cho thì thiệt. Hoá ra, việc chú “xung phong” đến gọi bố tôi chỉ là nguỵ trang cho hình thức trốn tránh trách nhiệm.
Sự khôn vặt nguy thay, được người lớn truyền lại cho trẻ em- những chủ nhân tương lai của đất nước. Khi lớp có lao động, hay một hoạt động ngoại khoá quét dọn đường phố, không ít bậc phụ huynh vì thương, vì xót mà bảo con đến muộn một chút, khi các bạn làm gần xong.
Hay khi mấy đứa trẻ cùng phạm lỗi, thầy cô giáo hỏi, bạn nào đứng ra “tự thú” rồi, thì thôi. Dần dần, các em sinh thói ỷ lại, chỉ muốn đùn việc cho người khác. Bắt đầu từ việc nhỏ đến việc lớn hơn.
Như thế, việc tránh khó, chọn dễ vẫn diễn ra từng ngày. Nó hình thành thói quen ứng xử ích kỷ, chỉ lo lắng cho bản thân, không mảy may để tâm đến lợi ích mọi người. Nếu tất cả công dân trong xã hội đều nấn ná, chờ người khác “lội” trước thì cái vũng nước kia bao giờ mới được lấp đi?
Thời chiến, thanh niên nô nức tòng quân. Có người vì muốn ra chiến trường mà phải khai gian tuổi, trốn gia đình. Nếu ai cũng sợ đổ máu, không dám hi sinh thì làm sao có được cuộc sống hoà bình hôm nay?
Nếu không có những con người chẳng ngại đổ mồ hôi, chẳng quản nắng mưa, dùng bàn tay khối óc đi mở đất thì làm sao những vùng đất giàu tiềm năng mới được khai phá?
Mùa hè, màu áo tình nguyện của sinh viên lại phủ xanh khắp những mảnh đất xa xôi, còn nhiều khó khăn. Các cử nhân tương lai, đã tạm gác bỏ mấy tháng nghỉ ngơi để cùng bà con nông dân cuốc đất trồng rau, kèm cặp trẻ em không có điều kiện đến trường. Chấp nhận mọi thiếu thốn, khó khăn.
Người Việt mình, không phải ai cũng “ăn trước thiên hạ, làm sau thiên hạ”. Vẫn còn rất nhiều người không ngại ngần trước bất cứ công việc gì, miễn đem lại ích lợi cho xã hội.
Nhưng thói quen cứ thấy việc gì hưởng lợi cho bản thân mới làm, khó khăn thì tìm cách tránh né vẫn tồn tại. Nó đã trở thành căn bệnh trong cuộc sống thường nhật. Có thay đổi thói quen cố hữu ấy thì cuộc sống mới tốt lên được
bởi hà trang 12/02/2020Like (0) Báo cáo sai phạm -
* Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ, có ý nghĩa giáo dục những kinh nghiệm sống cách xử thế giữa cá nhân với cộng đồng xã hội.
* Thân bài:
- Giải thích và bình luận nghĩa đen:
+ Ăn cỗ đi trước: Khi có lễ hội, đám giổ thì chen chân đến trước hưởng thức ăn ngon;
+ Lội nước theo sau là đường đi dưới nước có những hố sâu gập ghềnh, rủi ro nguy hiểm, nên không muốn lên trước
-> Chỉ thích sung sướng.
- Nghĩa bóng: là câu tục ngữ khuyên mánh khóe trong cuộc sống nhưng qua đó lại:
+ Phê phán những kẻ sống vụ lợi, nhanh hơn người để nắm bắt thời cơ.
+ Phê phán những kẻ lười biếng hèn yếu, đùn đẩy nguy hiểm khó khăn cho đồng bào, hết sức mánh khóe.
- Liên hệ thực tế:
+ Hiện nay có nhiều người không làm chỉ muốn chơi, quan chức thì không nghĩ việc nước, không giúp đời sống nhân dân ổn định, giúp nước, nặng tư tưởng ngồi chờ, trái đạo lí dân tộc, chỉ thích sung sướng, không muốn làm.
- Những cũng có biết bao nhiêu người hi sinh cả tính mạng vì đất nước: Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu,..
Kết luận:
Liên hệ bản thân, cần sống nhiệt huyết, lí tưởng trong sáng, đi đầu: sống có trách nhiệm với đất nước và cuộc đời. Học tập để làm hành trang vào đời. “ Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.
bởi Vũ Minh Khang 03/03/2020Like (1) Báo cáo sai phạm -
Ca dao tục ngữ được hình thành trong dân gian qua nhiều thế hệ nhân dân truyền dạy cho nhau hoặc cho đời sau những đạo lý, những kinh nghiệm sống để thích nghi với thiên nhiên, hòa hợp với xã hội, để đối nhân xừ thế. “Ãn cỗ đi trước, lội nuớc theo sau” cũng nhằm mục đích ấy. Tuy vậy, ta hãy xét xem ý nghĩa và giá trị tinh thần câu tục ngữ này như thế nào đối với cá nhân và cộng đồng xã hội chúng ta.
“Ăn cỗ đi trước” là khi có lễ hội, đình đám có tổ chức ăn uống thi phải đến trước để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần. “Lội nước theo sau” là đường đi dưới nước ta không thấy được nơi nào hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. Người đi trước gặp nhiều rủi ro nguy hiểm. Người theo sau cứ nhìn người đi trước mà đi, tất phải an toàn hoặc không quá nhiều rủi ro.
Những câu tục ngữ còn có nghĩa xa hơn là khi có những điều lợi lộc, những dịp may mắn cần phải nhanh hơn người để nắm bắt thời cơ cho mình. Khi có những việc khó khăn, nặng nhọc, hiểm nguy cho đồng bào, cho xã hội thì cứ chờ hoặc đùn đẩy cho những người khác đi trước xông pha, gánh chịu, mình cứ tà tà đi sau để tránh tổn thất cho bản thân. Nói tóm lại đây là câu nói chỉ sự khôn, dại, cái mánh khóe ở đời.
Ca dao tục ngữ thường có ý khuyên dạy, dận dò nhưng không hoàn toàn là lời hay, ý đẹp vi nó được hình thành từ dân gian vào những thời đại trước, ta cần phải gạn đục khơi trong. Từ bao đời nay cái thiện mĩ không chấp nhận cái độc ác, xấu xa. Nhưng thực tế cái ác vẩn tồn tại bên cái thiện, người cao thượng, quảng đại vẫn phải sống giữa đám thấp hèn, nhỏ nhen. Chính vì thế trong tục ngữ không khỏi lẫn lộn vàng, thau. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau đã lộ rõ cái bản chất láu cá, so đo thấp hèn của kẻ chuyên: “Ăn thì lựa hết miếng ngon, làm thì lựa cái cỏn con mà làm”.
Câu tục ngữ có tính phê phán những kẻ hèn nhát, lọc lừa, cơhội, lúc nào cũng mang nặng tư tưởng ngồi chờ. Tư tưởng ấy thật trái với đạo lý và truyền thống của ông cha ta đã có từ ngàn xưa.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Dù muốn, dù không tục ngữ này vẫn hiện diện và tồn tại trong dân gian, nhưng với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và lý tưởng trong sáng, cao đẹp, học sinh chúng em phải sống hùng, sống mạnh, xung phong đi đầu với mọi gian lao vì hạnh phúc của mọi người theo khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên” để sống làm sao cho có nghĩa, làm sao cho “thân thể không là cỏ cây” và coi câu tục ngữ trên chỉ là một lời nói có ý mỉa mai, chê trách cái hèn mọn, xấu xa “há miệng chờ sung” của một số người.
bởi Huất Lộc 07/03/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
phương thức biểu đạt của bài “Tiếng Hát Tháng Giêng ( Y PHƯƠNG )
Giúp Mình với ạ!
23/11/2022 | 0 Trả lời
-
Về một mua xuân
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Mọc giữa đong sông xang Một bông hoa tím biếc Ơi,con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọi long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về biện pháp tu từ có vị chí nổi bật nhất trong bài thơ "mùa xuân nho nhỏ"
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn BIỂU CẢM về lợi ích của cây CÀ PHÊ.
04/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em hãy viết bài văn kể lạu một trận thi đấu bóng rổ mà em ấn tượng nhất khi bắt đầu vào trường thcs(lớp 7)
07/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em sẽ hành động như thế nào để "những tục lệ tốt đẹp ấy" và "những thức quý của đất mình" luôn có một vị trí quan trọng trong tâm hồn của người Việt? (Trả lời từ 3-5 câu)
Em đang cần gắp ạ!
11/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đọc và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cảnh vật được miêu tả qua màu sắc nào trong bài thơ "Chiều sông thương".
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ giải thích câu ca dao :
"Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân
Cá bụi sò huyết Pước An
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An"
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Nêu những điểm cần chú ý về văn bản thông tin. TT
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
sos . mọi người nhanh giúp mình với
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
đề tài của lừa và ngựa
Giúp Em Vs
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
'Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng, ông quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng.Ngay từ đầu lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết.Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng.Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùng sửng sốt.Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn.Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài'.
Từ nội dung của phần đọc hiểu , em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp được rút ra từ câu chuyên trên.
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! phần trên thui Câu 1 : Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của con mối và con kiến. Qua những từ ngữ ấy , tác giả muốn thể hiện điều gì? Câu 2 : Chỉ ra sự khác nhau trong hình thức kể chuyện của truyện Con mối và Con kiến với các chuyện Đèo cày giữa đường và Ếch ngồi đáy giếng. Câu 3 : Thủ pháp nào đc sd để lm nổi bật đặc điểm của hai con mối và kiến? Câu 4 : Hình ảnh con mối và con kiến để chỉ kiểu ng nào trong xã hội?
05/02/2023 | 0 Trả lời
-
bằng một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật ngụ ngôn mà em yêu thích
08/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! ai giỏi văn thì giúp mình nhé đừng lên gg ạ
19/02/2023 | 1 Trả lời
-
chỉ ra và nêu cách hiểu của em về các từ ngữ được dùng phép nói quá trong các câu sau :
1. " Nhớ đêm dài đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng "
2. " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây súng gửi trời "
3. " Gươm mài đá, đá cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn "
4. " Các bô lão là những kẻ quê mùa, chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son gác tía, chua bao giờ được bàn việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nắm tay, gân mặt, khảng khái tâu lên : Xin đánh, trăm miệng một lời, làm rung chuyển cả một toàn điện Diên Hồng "
Liên quan đến biện pháp tu từ nói quá ạ, mong mọi người giúp mk ạ!
21/02/2023 | 0 Trả lời
-
lập dàn ý ghi lại cảm xúc bài thơ mẹ và quả nguyen khoa diem lớp 7 dàn ý chi tiết nha
văn học lớp 7
24/02/2023 | 0 Trả lời
-
22/03/2023 | 2 Trả lời
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống( trình bày ý kiến phản đối )về các vấn đề của học sinh
26/03/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm hiểu về Vẻ đẹp của cây tre và con người Việt Nam
30/03/2023 | 0 Trả lời
-
có gì mới ở phương tây
có ngày có đêm
có máu và nước mắt
có sói lang và những anh hùng
31/03/2023 | 3 Trả lời
-
Hãy nêu tất cả các văn bản thông tin từ lớp 6 đến lớp 7 sách Ngữ văn Kết nối tri thức
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK tr76 tập 2 KNTT và trả lời câu hỏi: Phát biểu suy luận của em về mối liên hệ giữa chủ đề bài học và loại văn bản chính cần đọc.
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản Những câu chuyện của người thầy
23/04/2023 | 0 Trả lời