Em hãy giải thích nói Há miệng chờ sung
Trả lời (2)
-
Trong thực tế cuộc sống cũng lại có rất nhiều người như đang cố gắng để có thể thành công trong cuộc sống. Hoặc lại cũng có thể vất vả bươn chải với cuộc sống nhưng họ luôn luôn biết được rằng “Lao động là vinh quang”. Không có một sự thành công nào là không phải trả giá cả, cho nên chúng ta hãy cứ cố gắng hết mình để có thể gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống hơn nữa. Đồng thời ta cũng phải phê phán những lối sống lười biếng như các bậc tiền nhân trước đã nói “Há miệng chờ sung”.
Trước tiên, chúng ta hãy đi tìm hiểu căn nguyên của câu tục ngữ này do đâu mà có Đó chính là một câu chuyện được truyền miệng trong dân gian như thế này: “Trước đây, đã lâu lắm rồi thì cũng đã có một anh chàng mồ côi cha mẹ nhưng chẳng chịu học hành đã vậy còn chẳng chịu làm lụng gì cả. Ngày qua ngày anh ta lại cứ nằm ngửa dưới gốc cây sung, và một hôm có một quả rơi trúng vào miệng. Anh ta thích chí, chẳng việc gì phải đứng lên hái sung cho khó nhọc, ta cứ nằm đây há miệng chờ sung. Sung nhiều như kia cơ mà, kiểu gì mà chẳng có quả rụng vào miệng. Thế là anh ta cứ đợi mãi mà chẳng có quả sung nào rụng trúng miệng. Bao nhiêu quả sung rụng đều rơi chệch ra ngoài cả. Bỗng một hôm có người đi qua đường, chàng gọi lại, nhờ nhặt sung bỏ hộ vào miệng anh ta. Nhưng cũng thật không may, gặp phải một tay cũng lười. Hắn ta lúc này đây lại cũng đã lấy hai ngón chân cặp quả sung bỏ vào miệng chàng lười. Lúc này đây thì anh chàng cũng bực lắm, gắt: “Ôi chao! Người đâu mà lười thế!”
Ta như nhận thấy được rằng, cũng chính từ câu chuyện trên, thì nhân dân ta đã sáng tạo ra câu tục ngữ thật đặc sắc đó chính là câu “Há miệng chờ sung” để ám chỉ những kẻ lười biếng, những kẻ này dường như cũng không chịu khó lao động nhưng chính họ lại vẫn muốn có cuộc sống đầy đủ và thích hưởng thụ cái sẵn có của người khác. Hay họ cũng như đã trông chờ vào sự may mắn của số phận, chờ vào thành quả của người khác mà thôi. Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng đã từng nói “Lao động là vinh quang” chính là để có thể nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của lao động với cuộc sống của mỗi cá nhân.
Dễ dàng có thể nhận thấy được việc ăn, mặc, giải trí là những yêu cầu tất yếu của cuộc sống. Và bản thân của con người mà lại muốn làm được những việc này thì con người ta cần phải có tiền để chi trả cho những điều đó. Và chỉ còn cách lao động thì chúng ta mới có tiền có thể chi trả những khoảng đó. Tiền lại được lấy từ trong lao động, nên chỉ có lao động thì chúng ta mới có thể chủ động cũng như phát triển hơn nữa.
Thực sự không quá khó để chúng ta đưa ra được những ví dụ cho những con người lười biếng. Con người chúng ta mà lại chỉ biết “há miệng chờ sung” trong thực tế xã hội ngày nay thì thật là đáng buồn biết bao nhiêu. Ngay cả những em học sinh – thế hệ được xem là tương lai của đất nước mà cũng thật lười biếng biết bao nhiêu khi không chịu suy nghĩ, chỉ thấy bạn nào làm bài tập về nhà rồi là hôm sau đến hỏi mượn chép. Như một cách để chống chế, hơn nữa có thể “bao che” bệnh lười của mình. Và cứ thế, bài tập không làm nhiều nên các em cũng sẽ không hình thành được tư duy những quy luật trong từng dạng bài. Chắc chắn các em cũng sẽ học kém đi rất nhiều. Thêm vào đó chính là các em lại như thụ động trong rất nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống chứ không hẳn chỉ là việc học hành. Sự ỷ lại vào người khác khiến cho các em không chủ động được việc mình làm, đồng thời những kiến thức cũng nhanh chóng bị quên lãng nếu như các em không được rèn luyện thường xuyên.
Đừng bao giờ ỷ lại vào người khác khi mình cũng có thể làm được. Hãy đứng ra làm chứ đừng “Há miệng chờ sung”. Chúng ta có làm thì mới biết coi trọng thành quả lao động của chúng ta. Đồng thời chúng ta làm được những việc nhỏ này thì sẽ hình thành được thói quen tốt giúp cho chúng ta thành công hơn nữa trong cuộc sống.
Lười biếng thực sự được nhắc đến là một tính xấu cần phải sửa đổi và loại trừ ở con người. Trong cuộc sống của chúng ta thì căn bệnh này cũng cần phải bị bài trừ. Câu tục ngữ ngắn gọn “Há miệng chờ sung” như cũng đã như nhắc khéo chúng ta không được lười. Đồng thời cũng đã bày tỏ một thái độ nghiêm khắc và chê bai với căn bệnh lười trong xã hội.
bởi Trịnh Lan Trinh 31/05/2020Like (0) Báo cáo sai phạm -
Câu thành ngữ được gợi từ tích của câu chuyện dân gian về một anh chàng mồ côi lười biếng, không chịu làm lụng gì. Là một người khỏe mạnh, song anh ta luôn nghĩ cách phải làm thế nào để không cần lao động chân tay nặng nhọc mà vẫn có cái ăn. Thấy cây sung to, quả sai trĩu, liên tục rụng quả xuống gốc nên anh chàng đã nằm ngửa mặt, há miệng dưới gốc sung, chờ đợi sung rụng vào miệng chỉ cần nhai và nuốt. Thế là có cái ăn mà không phải làm gì. Nhưng chờ mãi cũng không thấy sung rụng vào miệng, chán nản anh chàng liền bỏ đi.
=> Câu thành ngữ phê phán, lên án gay gắt những kẻ lười biếng, không chịu làm lụng, chỉ biết ngồi đó và chờ đợi cơ may sẽ tự đến.
=> Đó là chân dung của không ít những con người trong xã hội hiện tại, họ thụ động, bạc nhược, hèn nhát, không dám đứng lên đi tìm kiếm cơ hội, con đường của riêng mình mà chỉ ngồi chầu chực, chờ ăn sẵn. Nhưng kết cục cuối cùng là họ sẽ chẳng có gì ngoài một cái bụng đói và một sự tuyệt vọng khi ước mơ, cái may mắn mà họ mong mỏi sẽ không bao giờ đến.
Những câu thành ngữ tương tự: Ăn sẵn nằm ngửa, Ôm cây đợi thỏ, Nhịn đói nằm co hơn ăn no vác nặng;
bởi Nguyễn Thị Linh Chi 03/06/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
phương thức biểu đạt của bài “Tiếng Hát Tháng Giêng ( Y PHƯƠNG )
Giúp Mình với ạ!
23/11/2022 | 0 Trả lời
-
Về một mua xuân
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Mọc giữa đong sông xang Một bông hoa tím biếc Ơi,con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọi long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về biện pháp tu từ có vị chí nổi bật nhất trong bài thơ "mùa xuân nho nhỏ"
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn BIỂU CẢM về lợi ích của cây CÀ PHÊ.
04/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em hãy viết bài văn kể lạu một trận thi đấu bóng rổ mà em ấn tượng nhất khi bắt đầu vào trường thcs(lớp 7)
07/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em sẽ hành động như thế nào để "những tục lệ tốt đẹp ấy" và "những thức quý của đất mình" luôn có một vị trí quan trọng trong tâm hồn của người Việt? (Trả lời từ 3-5 câu)
Em đang cần gắp ạ!
11/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đọc và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cảnh vật được miêu tả qua màu sắc nào trong bài thơ "Chiều sông thương".
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ giải thích câu ca dao :
"Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân
Cá bụi sò huyết Pước An
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An"
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Nêu những điểm cần chú ý về văn bản thông tin. TT
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
sos . mọi người nhanh giúp mình với
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
đề tài của lừa và ngựa
Giúp Em Vs
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
'Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng, ông quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng.Ngay từ đầu lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết.Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng.Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùng sửng sốt.Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn.Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài'.
Từ nội dung của phần đọc hiểu , em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp được rút ra từ câu chuyên trên.
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! phần trên thui Câu 1 : Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của con mối và con kiến. Qua những từ ngữ ấy , tác giả muốn thể hiện điều gì? Câu 2 : Chỉ ra sự khác nhau trong hình thức kể chuyện của truyện Con mối và Con kiến với các chuyện Đèo cày giữa đường và Ếch ngồi đáy giếng. Câu 3 : Thủ pháp nào đc sd để lm nổi bật đặc điểm của hai con mối và kiến? Câu 4 : Hình ảnh con mối và con kiến để chỉ kiểu ng nào trong xã hội?
05/02/2023 | 0 Trả lời
-
bằng một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật ngụ ngôn mà em yêu thích
08/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! ai giỏi văn thì giúp mình nhé đừng lên gg ạ
19/02/2023 | 1 Trả lời
-
chỉ ra và nêu cách hiểu của em về các từ ngữ được dùng phép nói quá trong các câu sau :
1. " Nhớ đêm dài đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng "
2. " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây súng gửi trời "
3. " Gươm mài đá, đá cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn "
4. " Các bô lão là những kẻ quê mùa, chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son gác tía, chua bao giờ được bàn việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nắm tay, gân mặt, khảng khái tâu lên : Xin đánh, trăm miệng một lời, làm rung chuyển cả một toàn điện Diên Hồng "
Liên quan đến biện pháp tu từ nói quá ạ, mong mọi người giúp mk ạ!
21/02/2023 | 0 Trả lời
-
lập dàn ý ghi lại cảm xúc bài thơ mẹ và quả nguyen khoa diem lớp 7 dàn ý chi tiết nha
văn học lớp 7
24/02/2023 | 0 Trả lời
-
22/03/2023 | 2 Trả lời
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống( trình bày ý kiến phản đối )về các vấn đề của học sinh
26/03/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm hiểu về Vẻ đẹp của cây tre và con người Việt Nam
30/03/2023 | 0 Trả lời
-
có gì mới ở phương tây
có ngày có đêm
có máu và nước mắt
có sói lang và những anh hùng
31/03/2023 | 3 Trả lời
-
Hãy nêu tất cả các văn bản thông tin từ lớp 6 đến lớp 7 sách Ngữ văn Kết nối tri thức
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK tr76 tập 2 KNTT và trả lời câu hỏi: Phát biểu suy luận của em về mối liên hệ giữa chủ đề bài học và loại văn bản chính cần đọc.
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản Những câu chuyện của người thầy
23/04/2023 | 0 Trả lời