YOMEDIA
NONE

Đề thi Học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7

de thi

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

    Môn: Ngữ văn 7 ( ĐỀ 5)

    Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian giao đề)

    Câu 1 (5 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ đ­ợc sử dụng trong khổ thơ sau:

    “Trên đ­ờng hành quân xa

    Dừng chân bên xóm nhỏ

    Tiếng gà ai nhảy ổ:

    “Cục... cục tác cục ta”

    Nghe xao động nắng tr­a

    Nghe bàn chân đỡ mỏi

    Nghe gọi về tuổi thơ”

    ( Tiếng gà tr­a - Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 7, tập I)

    Câu 2 (5 điểm): Cảm nghĩ của em về khổ thơ sau:

    “Việt Nam, ôi Tổ quốc th­ơng yêu!

    Trong khổ đau , ng­ời đẹp hơn nhiều,

    Nh­ bà mẹ sớm chiều gánh nặng,

    Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng”.

    (“Chào xuân 67” – Tố Hữu)

    Câu 3 (5.0 điểm): Tục ngữ có câu: “Th­ơng ng­ời nh­ thể th­ơng thân”, đó cũng chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Em hãy làm sáng tỏ vấn đề đó.

    ĐÁP ÁN

    Câu 1 (5 điểm):

    Yêu cầu:

    * Hình thức: Viết thành đoạn văn.

    * Nội dung: Học sinh chỉ ra đ­ợc các biện pháp nghệ thuật đ­ợc sử dụng trong khổ thơ:

    Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của ng­ời lính trên đ­ờng hành quân khi nghe tiếng gà tr­a.

    - Dòng thứ t­ “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể nh­ đ­ợc lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.

    - Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn t­ợng nh­ tiếng gà ng­ng lại, làm xao động không gian và xao động lòng ng­ời.

    - Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng tr­a (nổi bật nghĩa bóng) với Nghe nắng tr­a xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu tr­ớc và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh đ­ợc sự nhàm chán và diễn tả đ­ợc sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.

    Câu 2 ( 5 điểm)

    * Mở bài: Giới thiệu về khổ thơ và nêu cảm nhận chung của mình (0.25 điểm)

    * Thân bài:

    - Khổ thơ ca ngợi Tổ quốc Việt Nam th­ơng yêu, trải qua bao m­a bom , bão đạn, bao thăng trầm vẫn bình thản ngẩng cao đầu, đẹp một cách lạ kỳ. (1 điểm)

    - Càng qua thử thách, sức sống của dân tộc càng mãnh liệt, càng tỏ ngời vẻ đẹp (0.5 điểm)

    - Hình ảnh so sánh (Tổ quốc – Bà mẹ), là hình ảnh gợi cảm, giản dị mà ý nghĩa, sâu sắc. Tổ quốc cũng nh­ là mẹ nhẫn nại, lam lũ, hy sinh, bao bọc cho các con mình, suốt đời vất vả mà vẫn bình thản ..... (1 điểm)

    * Kết bài: (0.25 điểm) Cảm nghĩ chung về khổ thơ.

    Câu 3 ( 10 điểm)

    * Mở bài: (0.5 điểm)

    Dẫn dắt giới thiệu đ­ợc câu tục ngữ, truyền thống t­ơng thân t­ơng ái của dân tộc ta. Nêu ngắn gọn vấn đề nghị luận.

    * Thân bài: Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ, điều đó thể hiện trong truyền thống của ng­ời Việt Nam. Chứng minh làm sáng tỏ vấn đề.

    - Câu tục ngữ nói đến truyền thống t­ơng thân, t­ơng ái, giúp đỡ, bao bọc, th­ơng yêu những con ng­ời xung quanh ta nh­ chính bản thân mình. (0.75 điểm).

    - Truyền thống quý báu đó đ­ợc biểu hiện qua hành động, việc làm của nhân dân ta từ x­a đến nay ( nh­ giúp đỡ kẻ khó, những ng­ời sa cơ, lỡ vận, đồng bào bị thiên tai .....) (2 điểm):

    + Nêu lên các việc làm cụ thể

    + Liên hệ đến các câu tục ngữ khác.

    - Chính truyền thống ấy đã tạo sự đoàn kết của mội ng­ời với nhau để v­ợt qua những khó khăn, thử thách, tạo thành sức mạnh cộng đồng, tạo nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc. (0.75 điểm)

    - Câu tục ngữ chính là bài học làm ng­ời cho mỗi chúng ta. ngày nay chúng ta cần phát huy nhiều hơn nữa tinh thần tốt đẹp đó. (Liên hệ bản thân và mọi ng­ời xung quanh em) (0.5 điểm)

    * Kết luận: (0.5 điểm)

    Khẳng định vấn đề.

      bởi Nguyễn An 16/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON