Chứng minh Văn học mở rộng hiểu biết và bồi đắp tâm hồn ta
CMR: Văn học mở rộng hiểu biết và bồi đắp tâm hồn ta
Trả lời (1)
-
Ánh sáng của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản rực rỡ như ánh mặt trời đã xua đi màn sương mờ mờ ảo ảo của giai cấp tư sản, xua đi nỗi buồn ai oán và bế tắc của văn học cũ, chỉ để lại trong chúng ta những kết tinh cao đẹp nhất của tâm hồn con người trong những áng văn thơ tiến bộ của dân tộc ta, của thế giới và nhất là nền văn học mới của chúng ta ngày nay – nền văn học của giai cấp vô sản.
Hương nhụy trong mát và ngọt lành của tâm hồn con người là nghệ thuật. Văn học chính là một trong những hình thái nghệ thuật sinh trưởng từ tâm hồn con người, (là một trong những hương nhụy trong mát và thơm lành nhất của tâm hồn con người). Chắt lọc từ cuộc sống biết bao sự kiện, bao tâm trạng, bao thay đổi để có một cái gì của riêng tâm hồn mình, các nhà thơ, nhà văn đã gửi gắm những nỗi niềm rất riêng tư từ những cái rất chung vào các tác phẩm văn học. Và cũng chính từ tâm hồn con người bước ra, văn học đã trở lại xây đắp cho tâm hồn con người biết bao tình cảm, bao suy nghĩ, mơ ước.
Sinh ra và lớn lên trong miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trong thời đại Hồ Chí Minh quang vinh, đối với tôi, văn học sản sinh từ hiện thực cuộc sống đó là cả một dòng sông chảy nặng phù sa, chảy qua tâm hồn tôi và bồi đắp cho tâm hồn tôi những tình cảm, mơ ước cao đẹp. Trên lớp phù sa màu mỡ, cây đời mãi mãi xanh tươi.
Ánh sáng của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản rực rỡ như ánh mặt trời đã xua đi màn sương mờ mờ ảo ảo của giai cấp tư sản, xua đi nỗi buồn ai oán và bế tắc của văn học cũ, chỉ để lại trong chúng ta những kết tinh cao đẹp nhất của tâm hồn con người trong những áng văn thơ tiến bộ của dân tộc ta, của thế giới và nhất là nền văn học mới của chúng ta ngày nay – nền văn học của giai cấp vô sản.
Nền văn học tiến bộ ấy đã cho tôi một lí tưởng sống cao đẹp, lí tưởng của người cộng sản với nền móng vững vàng là tình yêu tha thiết. (Quê hương, đất nước và con người).
Tôi yêu quê hương, yêu đất nước thân yêu của chúng ta từ những câu ca dao rất xa xưa mà bà, mẹ tôi đã ru tôi. Tôi yêu quê hương từ những câu ca dao có hương bưởi dịu dàng, có bóng dáng con cò lặn lội bờ sông… Quê hương đất nước ta là xứ sở Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc, của nỏ thần An Dương Vương, của những anh hùng Đăm San, Xinh Nhã. Những câu chuyện cổ tích, những anh hùng trong trường ca ấy đã mở ra trước mắt tuổi thơ biết bao nhiêu điều kì diệu, sống động vô cùng:
Hai cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
Trong tâm hồn trẻ thơ, câu ca dao ấy đâu chỉ gợi lên hình ảnh một cô thôn nữ tát nước, mà đó là một cô tiên xinh đẹp dịu dàng đang múc lên những gầu ánh trăng vàng sóng sánh. Chao ôi con người quê ta sao đẹp vậy! Cho đến bây giờ, hai câu ca dao vẫn đọng mãi trong tâm hồn tôi hình ảnh tuyệt đẹp của con người và ánh trăng.
Quê hương với những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ đi vào bài thơ. Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh, có sức rung động kỳ lạ trong tình yêu quê hương của tôi:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi sáng những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Con sông ấy không chỉ là con sông Trà Khúc, nó còn là con sông Thu Bồn, sông Thạch Hãn… nó còn là con sông quê hương của tuổi thơ.
“Nước gương trong soi sáng những hàng tre", soi cả những mây trời. Nhìn xuống dòng sông ta thấy quê hương làng xóm của ta, ta thấy bè bạn ta, ta thấy cả ta nữa. Tác giả hỏi sông:
Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?
Có lẽ hỏi để mà hỏi thế thôi, chứ quê hương ta nhân hậu nặng nghĩa nặng tình có bao giờ trôi đi những kỉ niệm của ta. Và ta cũng có bao giờ quên những kỉ niệm ấy đâu:
Lòng tôi như mưa nguồn gió biển vẫn trở về lưu luyến bên sông
Lòng tôi bỗng dưng lên một nỗi niềm xúc động kì lạ. Quê hương ơi, tôi sẽ nguyện làm "mưa nguồn, gió biển ” ấy. Một tình yêu lớn lên thêm nhờ một tình yêu.
Quê hương ta rất đẹp và rất anh hùng. Trong thơ văn, hình ảnh đất nước quê hương hiện lên rất bình dị nhưng lòng ta quá đỗi yêu thương, tự hào.
Trong mỗi tin chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tôi đều nghe âm vang bài Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi ngày xưa. Lịch sử dân tộc đã ghi những trang chiến thắng rực rỡ từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, từ những ngày Lê Lợi “núi Lam Sơn dấy nghĩa”. Phải chăng mỗi thắng lợi hôm nay đều mang khí phách hào hùng thuở trước:
Gươm mùi đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh vài trận tan tác chim muông
Quá khứ của dân tộc ta là quá khứ anh hùng, là quá khứ vinh quang. Tôi yêu quê hương bởi quê hương là một bản hùng anh như vậy. Bài Cáo Bình Ngô là một tiếng kèn chiến thắng mạnh mẽ sôi nổi vượt qua bao thời gian đến với lòng ta và chúng ta một niềm tự hào về truyền thống dân tộc. Lòng yêu quê hương còn là tình yêu chủ nghĩa xã hội tươi đẹp với những con người mới đang phơi phới đi lên. Trong thơ văn của ta, hình ảnh con người mới ấy thật lớn lao, thật đáng yêu:
Yêu biết mấy những con người đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dám đón những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn không sợ các loài sên
(Mùa thu mới – Tố Hữu)
Những con người ấy luôn hướng tới tương lai với một niềm tin mãnh liệt và một sức đi lên phơi phới. Hạ đạp bằng mọi khó khăn, tất cả không gì khuất phục được họ. “Hai cánh tay như hai cánh bay lên", câu thơ có một cái gì thần thoại nhưng cũng rất thật, rất sinh động, lạc vào lòng hình ảnh người lao động mới, đep và hùng dũng như một thiên thần, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của đảng ta. Những con người ấy là Chấm, Trọng, Quyện (Cái sân gạch – Đào Vũ) hăng say, cùng nhau đi lên trên con đưừng hợp tác xã hội chủ nghĩa; là Biền (Tầm nhìn xa – Nguyễn Khải) thẳng thắn, cương trực, dám đấu tranh chống những tư tưởng sai lầm của chế độ cũ còn rơi rớt lại. Những con người ấy tiếp cho tôi một sức sống, một niềm vui lớn lao. Họ rất thấu hiểu đất nước mình còn nghèo nên mỗi người phải xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cả tấm lòng:
Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá
Mỗi hòn than, mẩu sắt, cân ngô
Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ
Ta nâng niu vật nhỏ bé, gom góp chúng để dựng cơ đồ. “Nâng niu” câu thơ còn nhắc chúng ta rằng xây dựng xã hội chủ nghĩa không chỉ bằng bộ óc mà còn bằng cả trái tim. Tôi quí tôi yêu những trái tim của những con người mới ấy.
Còn xã hội chủ nghĩa là con người anh hùng, kiên cường bất khuất trước kẻ thù, quyết tiến công triệt để. Chị Út Tịch với ý sắt đá: “còn cái lai quần cũng đánh” từ cuộc đời đi vào tác phẩm Người Mẹ cầm súng của Nguyễn Thi đã trở thành một ánh sáng rực rỡ, cho tôi một niềm kiêu hãnh lớn lao. Người mẹ anh hùng, người vợ anh hùng, người chiến sĩ anh hùng trong chị út hòa làm một, hiện lên rất sinh động trên từng trang sách, hình ảnh ấy như một hướng sống trong mỗi lòng ta. Anh hùng Núp rất dân tộc mà cũng rất hiện đại trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc cũng là một hình ảnh tiêu biểu cho con người mới. Núp đánh giặc bằng truyền thuyết cây gươm ông Tú, bằng lòng căm thù giặc cao ngất – người ấy từ cuộc đời đi vào tác phẩm họ đi vào tâm hồn tôi, chói lọi như một cùng ánh sáng.
“Căm với vêu hai đợt sóng ào ào" (Xuận Diệu). Bởi yêu thương nên rất căm thù, đó là truyền thống của dân tộc ta.
Tôi không quện được hai câu thơ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Câu thơ gợi lên nỗi đau nhức nhối, nỗi căm hờn vô tận. Đâu phải đồng quê ta chảy máu, mà đó là da thịt đồng bào ta đang nát tan, dây thép gai đâu chỉ đâm nát trời quê ta mà đang đâm nát cuộc đời biết bao người thân của ta. Máu trong người ta bỗng dưng sôi lên, câu thơ có sức đẩy kì lạ. Lòng căm thù cháy lên từ câu thơ nghe bỏng rát tâm hồn. Ta căm thù bởi vì ta yêu thương. Ta căm thù kẻ nào phá nát những cái gì mà ta yêu thương.
Văn học cho tôi tình yêu mãnh liệt và cũng cho tôi lòng căm thù sâu sắc:
… Từng viên đạn MỸ
Bắn miền Nam, nát thịt da xương tủy
Của mẹ cha, đồng chí, vợ con
(Có thể nào yên? – Tố Hữu)
Câu thơ như một nỗi day dứt căm hờn có thể nào yên. Tôi cảm thấy cái đau của "từng viên đạn Mỹ bắn vào miền Nam" trong da thịt mình, tôi cảm thấy tiếng gọi trả thù vang lên từ tận đáy lòng. Có biết bao bài thơ văn gợi cho tôi cảm giác ấy.
Từ tình yêu cháy bỏng, lòng căm thù cao độ mà văn học đã truyền cho, tâm hồn tôi bỗng sáng ngời một lí tưởns sông chân chính, lí tưởng cống hiến cho cuộc đời cho sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, thống nhất đất nước của Tổ quốc ta. Và cao cả hơn, rộng hơn, tôi mơ ước được sống, chiến đấu và hi sinh cho sự nghiệp cao quí trên đời: “Sự nghiệp giải phóng loài người” như Paven Corsaghin đã nghĩ. Văn học đã chắp cánh cho ước mơ tôi bay cao và cũng cho tôi một đạo làm người chân chính.
Bác Hồ, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc ta đã viết nên một triết lí sống:
Gạo đem vào giã, bao đau đớn
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.
(Nghe tiếng giã gạo)
Cuộc sống là sự đi lên, vấp ngã cũng để đi lên. Tôi hiểu rằng để thực hiện được lí tưởng sống cao đẹp của mình, cần phải rèn luyện trong gian khổ khó khăn, như hạt gạo kia “đem vào giã, bao đau đớn ”
Một con người chân chính không thể cúi đầu khuất phục trước bất cứ khó khăn nào mà phải đi lên bằng trái tim yêu thương và nhiệt tình. Cuộc sống của chúng ta cần những trái tim của Đan Cô rực lửa, Lôicô (trong truyện ngắn của M. Goóc-ki) đã giúp tôi hiểu rằng hãy hiến dâng trọn đời cho lí tưởng cao quí mà mình đã chọn, có một hướng đi đúng đắn, nhất định ta sẽ tới đích, cho dù vượt muôn ngàn khó khăn gian khổ, bởi vì: “Không thể lấy máu mình dìm chân lí” (M. Goóc-ki). Đó là niềm tin mãnh liệt vào lí tưởng của mình.
Văn học tiến bộ đã cho tôi lí tưởng cộng sản cao đẹp và cũng cho tôi niềm tin tưởng tuyệt đối vào lí tưởng ấy. Bình minh hiện ra trước mắt Bác Hồ trong một lần "Giải đi sớm ” gian nan, vất vả thật tươi sáng, tuyệt đẹp:
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tôi đêm tàn quét sạch không
Đó không chỉ là một qui luật của vũ trụ mà là sự tất thắng của chủ nghĩa cộng sản. Lòng tôi bừng lên niềm tin vào lí tưởng cộng sản chủ nghĩa.
Chiến đấu cho lí tưởng là một quá trình rèn luyện mình, rèn luyện ý chí kiên cường bất khuất trước kẻ thù, bên cạnh những người thanh niên cận vệ, hình ảnh Nguyễn Văn Trỗi đã rực lên trong tâm hồn tôi một niềm kiêu hãnh một sự bình thản hiên ngang trước kẻ thù:
Anh muốn thiêu, bằng mắt, lũ đê hèn
Với cái chết, anh muốn nhìn giáp mặt
Như ngọn lửa không bao giờ dập tắt!
(Hãy nhớ lấy lời tôi – Tố Hữu)
Đôi mắt anh Trỗi cháy lên ngọn lửa căm thù, và bọn giặc bất lực “rùn lên, xông trói chặt anh hơn”, nhưng chúng làm sao có thể trói được ý chí bất khuất của anh.
Văn học đã xây đắp tâm hồn tôi, đã xây đắp cho tôi lí tưởng sống và cách sống chân chính. Đó là khả năng kì diệu của văn học, sở dĩ văn học có tác dụng lớn lao như vậy bởi vì các nhà văn, nhà thơ của chúng ta đã có ý thức rất rõ về chức năng giáo dục của văn học. Bằng nghệ thuật ngôn ngữ, văn học thường đi sâu vào lòng người hơn bất cứ hình thái nghệ thuật nào khác. Văn học phản ánh hiện thực bằng ngôn ngữ được chọn lọc, sắp xếp, được cách điệu hóa với âm nhạc điệu của mình nên có tác động rất sâu xa trong lòng người đọc, người đọc thường dễ chấp nhận những mảng hiện thực trong văn học, những chân lí trong văn học. Mà văn học mới – văn học của giai cấp vô sản – thì phản ánh trung thực và hùng hồn cuộc sống mới, con người mới, không thể tô hồng, không thể bôi đen hiện thực, chính vì vậy văn học mới đã cho tôi những tình cầm lành mạnh, những suy nghĩ lớn lao.
Cảm ơn những nhà thơ, nhà văn, những con ong cần mẫn hút hương vị trăm hoa để sản sinh ra mật thơm và ngọt cho đời. Những áng thơ văn tuyệt đẹp của dân tộc ta và của thế giới đã cho tôi lí tưởng sống cao quí, cho tôi đạo làm người chân chính, chắp cánh cho ước mơ tôi bay cao.
Mãi mãi văn học sẽ là một dòng sông đỏ nặng phù sa bồi đắp cho tâm hồn con người những tư tưởng tình cảm đẹp đẽ, dòng sông ấy bất diệt trong thời gian và trong lòng tôi.
bởi Nguyễn Đình Dũng 28/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
phương thức biểu đạt của bài “Tiếng Hát Tháng Giêng ( Y PHƯƠNG )
Giúp Mình với ạ!
23/11/2022 | 0 Trả lời
-
Về một mua xuân
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Mọc giữa đong sông xang Một bông hoa tím biếc Ơi,con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọi long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về biện pháp tu từ có vị chí nổi bật nhất trong bài thơ "mùa xuân nho nhỏ"
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn BIỂU CẢM về lợi ích của cây CÀ PHÊ.
04/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em hãy viết bài văn kể lạu một trận thi đấu bóng rổ mà em ấn tượng nhất khi bắt đầu vào trường thcs(lớp 7)
07/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em sẽ hành động như thế nào để "những tục lệ tốt đẹp ấy" và "những thức quý của đất mình" luôn có một vị trí quan trọng trong tâm hồn của người Việt? (Trả lời từ 3-5 câu)
Em đang cần gắp ạ!
11/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đọc và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cảnh vật được miêu tả qua màu sắc nào trong bài thơ "Chiều sông thương".
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ giải thích câu ca dao :
"Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân
Cá bụi sò huyết Pước An
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An"
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Nêu những điểm cần chú ý về văn bản thông tin. TT
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
sos . mọi người nhanh giúp mình với
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
đề tài của lừa và ngựa
Giúp Em Vs
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
'Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng, ông quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng.Ngay từ đầu lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết.Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng.Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùng sửng sốt.Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn.Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài'.
Từ nội dung của phần đọc hiểu , em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp được rút ra từ câu chuyên trên.
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! phần trên thui Câu 1 : Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của con mối và con kiến. Qua những từ ngữ ấy , tác giả muốn thể hiện điều gì? Câu 2 : Chỉ ra sự khác nhau trong hình thức kể chuyện của truyện Con mối và Con kiến với các chuyện Đèo cày giữa đường và Ếch ngồi đáy giếng. Câu 3 : Thủ pháp nào đc sd để lm nổi bật đặc điểm của hai con mối và kiến? Câu 4 : Hình ảnh con mối và con kiến để chỉ kiểu ng nào trong xã hội?
05/02/2023 | 0 Trả lời
-
bằng một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật ngụ ngôn mà em yêu thích
08/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! ai giỏi văn thì giúp mình nhé đừng lên gg ạ
19/02/2023 | 1 Trả lời
-
chỉ ra và nêu cách hiểu của em về các từ ngữ được dùng phép nói quá trong các câu sau :
1. " Nhớ đêm dài đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng "
2. " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây súng gửi trời "
3. " Gươm mài đá, đá cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn "
4. " Các bô lão là những kẻ quê mùa, chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son gác tía, chua bao giờ được bàn việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nắm tay, gân mặt, khảng khái tâu lên : Xin đánh, trăm miệng một lời, làm rung chuyển cả một toàn điện Diên Hồng "
Liên quan đến biện pháp tu từ nói quá ạ, mong mọi người giúp mk ạ!
21/02/2023 | 0 Trả lời
-
lập dàn ý ghi lại cảm xúc bài thơ mẹ và quả nguyen khoa diem lớp 7 dàn ý chi tiết nha
văn học lớp 7
24/02/2023 | 0 Trả lời
-
22/03/2023 | 2 Trả lời
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống( trình bày ý kiến phản đối )về các vấn đề của học sinh
26/03/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm hiểu về Vẻ đẹp của cây tre và con người Việt Nam
30/03/2023 | 0 Trả lời
-
có gì mới ở phương tây
có ngày có đêm
có máu và nước mắt
có sói lang và những anh hùng
31/03/2023 | 3 Trả lời
-
Hãy nêu tất cả các văn bản thông tin từ lớp 6 đến lớp 7 sách Ngữ văn Kết nối tri thức
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK tr76 tập 2 KNTT và trả lời câu hỏi: Phát biểu suy luận của em về mối liên hệ giữa chủ đề bài học và loại văn bản chính cần đọc.
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản Những câu chuyện của người thầy
23/04/2023 | 0 Trả lời